Print

BHXH TP.Đà Nẵng: Chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc

Thứ Năm, 31 /03/2022 22:11

BHXH TP.Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch số 528/KH-BHXH về chuyển đổi số và ứng dụng CNTT giai đoạn 2022-2025 theo tinh thần Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/6/2021 của Thành ủy TP.Đà Nẵng, Quyết định số 2870/QĐ-UBND của UBND Thành phố về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo ông Đinh Văn Hiệp- Giám đốc BHXH TP.Đà Nẵng, nhằm ứng dụng CNTT, triển khai áp dụng công nghệ số, dữ liệu số đổi mới căn bản, toàn diện, tăng cường hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành, nghiệp vụ; phát triển môi trường số an toàn, thông minh, tiện ích, minh bạch hóa, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người dân, DN, tổ chức; đảm bảo an toàn, sẵn sàng ứng phó, không để xảy ra sự cố, hậu quả do mất an toàn thông tin, an ninh mạng.

BHXH TP.Đà Nẵng đặt ra mục tiêu cụ thể, từ năm 2021, tỷ lệ giao dịch điện tử đạt 100%, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan BHXH với DN đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 85% trở lên; đẩy nhanh tiến độ sử dụng ứng dụng BHXH số - VssID, tỷ lệ bao phủ sử dụng ứng dụng VssID đạt 100% cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp có đủ điều kiện sử dụng ứng dụng; tTăng cường ứng dụng, sử dụng chữ ký số, đảm bảo 100% văn bản được ban hành dưới dạng điện tử, tiến đến văn phòng không giấy, 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật nhà nước); Liên thông Hệ thống Thông tin Giám định BHYT thường xuyên đạt 100%; tỷ lệ gửi dữ liệu đúng ngày đạt 100%; tỷ lệ chi trả không dùng tiền mặt (qua ATM) bình quân vượt từ 20% trở lên so với chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao; 100% người dân, DN sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của Ngành BHXH; 90% hệ thống thông tin liên quan đến người dân, DN đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, thông tin của người dân, DN đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, không phải cung cấp lại; tăng cường sử dụng mạng xã hội, phát triển các kênh tương tác, giao tiếp với người tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; đẩy mạnh khai thác kho dữ liệu DataWarehouse để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, báo cáo; Hàng năm, xây dựng chương trình phần mềm hỗ trợ công tác điều hành, xử lý nghiệp vụ; tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức chuyển đổi số, kỹ năng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng.

Quản lý, khai thác, sử dụng và bảo quản các chương trình CNTT. Thường xuyên cập nhật phiên bản mới các phần mềm nghiệp vụ; đảm bảo các phần mềm hoạt động thông suốt, đáp ứng yêu cầu tác nghiệp; Hỗ trợ các cơ sở KCB đưa hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí KCB trên cổng tiếp nhận đề nghị thanh toán BHYT; cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng chế độ BHXH, giấy chứng sinh, giấy ra viện trực tiếp trên cổng tiếp nhận; Thực hiện Quy chế tạm thời về chia sẻ dữ liệu số trên địa bàn thành phố. Tăng cường khai thác các CSDL mở, trao đổi dữ liệu với các cơ quan, ngành nhằm hoàn thiện, chuẩn hoá, nâng cao chất dữ liệu các CSDL; cấp định danh và xác thực điện tử cho người tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; Nghiên cứu, triển khai tập huấn, khai thác dữ liệu trên hệ thống dữ liệu tập trung (DataWare house), các giải pháp, ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng quản lý, hoạt động nghiệp vụ; Hoàn thiện hạ tầng mạng, đường truyền, nguồn điện, đảm bảo hệ thống mạng hoạt động thông suốt, ổn định. Quy hoạch không gian địa chỉ IPv6 và chuyển đổi áp dụng công nghệ IPv6. Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin. Triển khai hiệu quả hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến; Hoàn thiện, đẩy mạnh sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử. Phấn đấu đến năm 2025 có 65% hồ sơ nộp trực tuyến và đến năm 2030 có 80% hồ sơ nộp trực tuyến.

Theo ông Hiệp, để thực hiện được mục tiêu này, BHXH TP.Đà Nẵng sẽ thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ ứng dụng CNTT, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Xây dựng, hoàn thiện phương án ứng cứu, khắc phục sự cố CNTT; Phát huy, nâng cao vai trò của cán bộ CNTT tại BHXH quận, huyện; Tăng cường phát triển, xây dựng phần mềm để nâng cao hiệu quả trong thực hiện nghiệp vụ; Kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu của các cơ quan, tổ chức liên quan để thực hiện giao dịch điện tử; Tăng cường truyền thông, hướng dẫn người tham gia, thụ hưởng thực hiện giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, nhận chế độ qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt… Thời gian tới BHXH TP.Đà Nẵng sẽ phân nhiệm cụ thể cho các đơn vị trực thuộc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Lê Văn