PortalViewLandingPage
E-magazine

“Tăng lượng, đổi chất” tổ chức dịch vụ thu

Shared facebook


TĂNG LƯỢNG...

Từ tháng 7/2022, theo Quyết định số 1155/QĐ-BHXH, toàn bộ hệ thống đại lý thu trước đây được chuyển đổi và được gọi bằng tên mới: Tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT. Không chỉ thuần túy thay đổi tên gọi, quan trọng hơn, phương thức tổ chức hoạt động của tổ chức dịch vụ thu cũng có nhiều sự khác biệt so với trước đây. Các tổ chức dịch vụ thu phải ký hợp đồng ủy quyền thu với cơ quan BHXH, đảm bảo bố trí nhân viên thu thường trực và có 3 nhân viên để vận động thu.

Để đáp ứng yêu cầu này không hề đơn giản. Bởi lẽ, việc chuyển đổi sang tổ chức dịch vụ thu theo quy chế mới diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, trong khi xây dựng đội ngũ nhân sự với các tiêu chuẩn và cần có quá trình nhất định. Dù vậy, hầu hết các tổ chức dịch vụ thu đều đã cố gắng để đáp ứng yêu cầu BHXH Việt Nam đề ra. Theo đó, hiện cả nước đang có khoảng 25.000 điểm thu với khoảng 58.000 nhân viên thu, được phân bổ đến hầu hết địa bàn các xã, phường, thị trấn.

Với hệ thống mạng lưới điểm thu thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI)- một trong 3 hệ thống tổ chức dịch vụ thu lớn nhất hiện nay- ký hợp đồng ủy quyền thu với cơ quan BHXH từ tháng 7/2022, rất nhanh chóng mở rộng lên tới 1.200 điểm thu, bao phủ tại 46/63 tỉnh, thành phố. Trước đó, chỉ có Bảo hiểm PVI Huế- đơn vị trực thuộc, có quá trình làm đại lý thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2015 đến nay.

Bảo hiểm PVI chỉ có khoảng 2 tháng để xây dựng lực lượng và bố trí điểm thu tại 46 tỉnh, thành phố. Đây là nỗ lực rất lớn của Bảo hiểm PVI nhằm đáp ứng yêu cầu vừa “rộng” vừa “sâu” tới từng khu dân cư trên cả nước theo đúng định hướng của BHXH Việt Nam. Một mặt, tổ chức này cố gắng thu hút, quy tụ đội ngũ nhân viên thu của các đại lý thu phường, xã trước đây; mặt khác, chú trọng bồi dưỡng, đào tạo mới nhân viên thu.