Indonesia bảo đảm ASXH cho người dân

Thứ Hai, 18 /04/2022 15:15

Các chương trình ASXH của Indonesia chủ yếu nhằm hướng tới mục tiêu hỗ trợ người nghèo, đảm bảo các quyền lợi cho NLĐ và người dân của đất nước vạn đảo.

Các tổ chức ASXH

Tổ chức ASXH quốc gia Indonesia (INSSA) được thành lập ngày 2/5/1995. Đây là hiệp hội liên kết năm tổ chức ASXH quốc gia riêng biệt bao gồm: TASPEN, ASKES, ASABRI, JASOSTEK và JASA RAHARJA, với mục đích đưa ra các chế độ bắt buộc bao gồm tuổi già, ốm đau, tai nạn, mất sức lao động và tử tuất tới tất cả các thành viên là CCVC, lực lượng vũ trang, lao động tư nhân và cộng đồng nói chung.

TASPEN là cơ quan BHXH cho CCVC Chính phủ Indonesia được thành lập theo Quy định số 10 năm 1963 của Chính phủ Indonesia, cung cấp chế độ trợ cấp tiền mặt rộng theo Quy đinh số 25, năm 1981 của Chính phủ bao gồm chế độ hưu trí, tử tuất và mất sức lao động. Đây là ba chế độ cung cấp theo Luật số 11 năm 1969 và do TASPEN quản lý.

ASKES là Cơ quan BHYT bắt buộc được thành lập theo Nghị định số 230 năm 1968 của Tổng thống Indonesia, cung cấp chế độ chăm sóc y tế cho CCVC, hưu trí, cựu chiến binh và những người phụ thuộc của họ. Chế độ này được tái cơ cấu dựa trên chế độ quản lý chăm sóc y tế theo Quy định số 69, năm 1991 nhằm cung cấp các chương trình chăm sóc y tế toàn diện hơn.

ASBRI là cơ quan BHXH của Bộ Quốc phòng được thành lập theo Quy định số 44 năm 1971 của Chính phủ Indonesia, với mục đích đem lại sự đảm bảo cho lực lượng vũ trang và công nhân viên của Bộ Quốc phòng khi bị giảm hoặc mất thu nhập do tuổi già, không có việc làm hoặc chết. Chương trình được sửa đổi theo quy định số 67, năm 1991 của Chính phủ Indonesia, nhằm đưa thêm trách nhiệm chi trả chế độ hưu trí đã được quy định theo Luật số 6, năm 1966.

JAMSOSTEK được thành lập theo Nghị định số 33 năm 1977 của Chính phủ Indonesia về BHXH cho người lao động(ASTEK) nhằm cung cấp sự bảo đảm liên quan đến tại nạn lao động, quỹ phóng xạ và BH tử tuất. Năm 1992, chương trình ASXH cho NLĐ, đồng thời mở rộng chương trình gồm các chế độ về chăm sóc y tế. PTJAMSOSTEK là cơ quan của Nhà nước đứng ra quản lý chế độ này.

JASA RAHARJA là cơ quan BH tai nạn giao thông quản lý 2 chương trình BH chính. Một là BH cho hành khách tham gia giao thông công cộng, nhằm đề phòng tại nạn giao thông theo Luật số 33 năm 1964 đối với Quỹ BH bắt buộc dành cho các hành khách bị tai nạn. Hại là BH trách nhiệm pháp lý cho bên thứ 3 đối với tai nạn xe máy theo luât số 33, năm 1964 về Quỹ Tại nạn giao thông đường bộ. Các chế độ này được cung cấp dưới dạng bồi thường về điều trị y tế, đền bù cho các trường hợp tàn tật hoặc tử vong.

Đảm bảo an sinh cho người nghèo

Để giảm thiểu tác động của kế hoạch tăng giá xăng dầu đối với người nghèo, tháng 11/2015, Chính phủ Indonesia trong tháng 11 đã khởi động chương trình mang tên Phúc lợi gia đình hiệu quả (PSKS), bao gồm ba loại thẻ ASXH mới: Thẻ gia đình thịnh vượng (KKS), thẻ y tế Indonesia (KIS) và thẻ thông minh Indonesia (KIP). Với Chương trình hỗ trợ này, Chính phủ kỳ vọng sẽ tiếp cận được 15,5 triệu người Indonesia nghèo nhất và được WB đánh giá là “nỗ lực cải cách xã hội lớn nhất trên thế giới” vào thời điểm đó.

Chính quyền Indonesia kỳ vọng mỗi tháng 200.000 rupiah (khoảng 16,50 USD)/tháng sẽ đến tay hàng chục triệu hộ gia đình nghèo, không nhà cửa để giảm bớt các tác động của kế hoạch tăng giá xăng dầu. Người thụ hưởng có thể lĩnh tiền tại các chi nhánh ngân hàng và bưu điện theo quy định.

Thành công của hệ thống mới này đã trở thành chương trình phúc lợi xã hội dưới ngân sách Chính phủ có quy mô lớn nhất thế giới, hơn cả Bolsa Familia của Brazil - một chương trình tương tự hỗ trợ cho 12 triệu hộ gia đình từ khi được khởi động năm 2003. Các mục tiêu của chính phủ Indonesia, bao gồm tiếp cận đến hàng chục triệu đối tượng nghèo, đảm bảo 12 năm học miễn phí, chăm sóc y tế tới năm 2019.

Năm 2021, khi đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến đời sống của người dân, Chính phủ Indonesia cam kết sẽ kiểm soát đại dịch Covid-19 và hỗ trợ những người bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Theo đó, ngân sách Chính phủ sẽ chi bao gồm 255.300 tỷ rupiah cho y tế và 427.500 tỷ rupiah cho các hoạt động bảo trợ xã hội.

Chính phủ Indonesia nêu rõ khoản ngân sách bổ sung trị giá 255.300 tỷ rupiah dành cho y tế cho thấy nước này vẫn sẽ ưu tiên xử lý đại dịch. Theo đó, ngân sách chủ yếu dành cho các hoạt động xét nghiệm, truy vết, điều trị, tiêm chủng, dự đoán nguy cơ ảnh hưởng của dịch bệnh…

Trong khi đó, khoản ngân sách bổ sung trị giá 427.500 tỷ rupiah cho bảo trợ xã hội được dùng để hỗ trợ nhu cầu cơ bản cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương trong xã hội nhằm góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành.

Bên cạnh đó, ngân sách bảo trợ xã hội sẽ tiếp tục cải thiện hệ thống Dữ liệu Phúc lợi xã hội tích hợp (DTKS) để có số liệu chính xác về những đối tượng cần hưởng hỗ trợ từ Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng bảo trợ xã hội phù hợp và hiệu quả đến toàn xã hội. Và ngân sách này cũng sẽ hỗ trợ thúc đẩy việc làm theo quy định của Đạo luật Tạo việc làm (Omnibus) nhằm nâng cao chất lượng thực hiện bảo trợ xã hội và xây dựng các chương trình bảo trợ xã hội thích ứng.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan thống kê Trung ương Indonesia, năm 2021, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã làm gia tăng số người thất nghiệp tại Indonesia lên mức 9,7 triệu người.

Để bảo vệ NLĐ, Chính phủ Indonesia tiếp tục phân phối trợ cấp cho những NLĐ tham gia chương trình ASXH. Theo đó, gần 98% trong số 12,4 triệu công nhân Indonesia tiếp cận bảo hiểm lao động.

Bên cạnh đó, Chính phủ Indonesia cũng đã đưa ra chương trình thẻ lao động việc làm nhằm mở ra cơ hội việc làm tốt hơn cho người dân và tạo ra nguồn lao động chất lượng cao cho các DN. Những biện pháp này sẽ hỗ trợ thiết thực đối với NLĐg Indonesia sớm vượt qua khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh và sau dịch bệnh.

T.Hà