PortalViewLandingPage
 
Thứ Ba, 29 /10/2024 12:48
 

Với ý nghĩa đó, Ban Quản lý Thu- Sổ, Thẻ (TST) đã tập trung thực hiện tốt chuyển đổi số và tạo bước “bứt phá”:

Tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giải quyết TTHC.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC lấy người dân, DN là trung tâm, Ban đã rà soát tái cấu trúc các Quy trình nghiệp vụ thuộc lĩnh vực TST, thực hiện DVC trực tuyến toàn trình cho 4 TTHC với 30 DVC thuộc lĩnh vực đóng BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.

Bên cạnh đó, Ban đã tham mưu lãnh đạo Ngành ban hành các quy trình thực hiện DVC trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia theo Quyết định số 422/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, gồm: Đăng ký tham gia đóng BHXH tự nguyện; Đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT; tích hợp giảm trừ mức đóng trong Gia hạn thẻ BHYT. Hiện nay, DVC này đã được tích hợp chung vào DVC "Đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT"

Triển khai nhóm TTHC Đăng ký khai sinh- đăng ký thường trú- cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi.

Theo đó, người dân chỉ thực hiện kê khai 1 lần qua Cổng DVC quốc gia hoặc ứng dụng VNeID cho 3 TTHC; các thông tin giữa các cơ quan nhà nước sẽ được chia sẻ trực tuyến, giúp rút ngắn thơi gian giải quyết TTHC, nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, đặc biệt với ngành BHXH Việt Nam sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo quyền lợi cho người dân, người tham gia BHXH, BHYT.

Hoàn thiện thông tin cá nhân, cập nhật số CCCD/ĐDCN của người tham gia BHXH, BHYT vào phần mềm quản lý và xác thực với CSDL quốc gia về Dân cư.

BHXH Việt Nam là một trong số đơn vị đầu tiên đã kết nối thành công với CSDL quốc gia về Dân cư ngay khi được đưa vào vận hành chính thức. Ban Quản lý TST là đơn vị đầu mối trong việc thực hiện rà soát, cập nhật, xác thực thông tin số định danh cá nhân của người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp với CSDL quốc gia về Dân cư. Qua đó, làm giàu, làm sạch CSDL giữa CSDL quốc gia về Dân cư và CSDL quốc gia về Bảo hiểm, đảm bảo việc khai thác quản lý và sử dụng thông tin của người dân chính xác và hiệu quả hơn.

Ban TST đã chủ động tham mưu các văn bản hướng dẫn BHXH các tỉnh/thành phố triển khai; phối hợp với Trung tâm CNTT (BHXH Việt Nam) và Cục C06 (Bộ Công An) rà soát dữ liệu, khảo sát tại địa phương, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình cập nhật xác thực thông tin người tham gia với CSDL quốc gia về Dân cư. Đến nay, toàn Ngành đã cập nhật được số CCCD của trên 98% người tham gia BHXH, BHYT (không bao gồm lực lượng vũ trang, thân nhân quân đội). Các trường hợp chưa được cập nhật vào CSDL của ngành, Ban TST tiếp tục chỉ đạo đôn đốc BHXH các tỉnh, thành phố và hướng dẫn thực hiện.

Phối hợp, chia sẻ dữ liệu với Tổng cục Thuế, phát triển người tham gia BHXH, BHYT.

Thực hiện quy chế phối hợp số 1999/QCPH-BHXH-TCT ngày 9/7/2021 giữa BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), trong năm 2024, Ban TST đã phối hợp với Trung tâm CNTT tiếp nhận dữ liệu quyết toán Thuế năm 2023 do Tổng Cục Thuế cung cấp. Từ đó, rà soát lọc trùng, bóc tách thành các gói dữ liệu để chuyển BHXH các tỉnh, thành phố làm căn cứ xác định nguồn phát triển người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc theo quy trình phát triển người tham gia được Ban TST hướng dẫn tại Công văn số 2236/BHXH-TST và công văn số 3165/BHXH-TST. Theo đó, Ban TST đã cung cấp cho BHXH tỉnh dữ liệu 144.000 lao động chưa tham gia BHXH; 1,23 triệu lao động thuộc đơn vị chưa tham gia đầy đủ BHXH; còn lại là các đối tượng đã tham gia, nghỉ hưu và chưa có số định danh cá nhân.

Kiểm tra, giám sát BHXH các tỉnh, thành phố trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Bên cạnh việc rà soát dữ liệu tiềm năng để phát triển người tham gia BHXH BHYT, Ban TST thường xuyên rà soát quy trình nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát BHXH các tỉnh, thành phố trong việc thực hiện nghiệm vụ thường xuyên, cảnh báo những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra.

Trong năm 2024, hằng tháng, Ban TST đã phối hợp với Trung tâm CNTT kết xuất dữ liệu từ phần mềm quản lý, những sai sót trong quá trình cán bộ làm trực tiếp, những nguy cơ có thể xảy ra đối với việc quản lý thông tin hồ sơ cá nhân, quá trình tham gia đóng nộp BHXH, BHYT của người tham gia để phân tích, đánh giá và gửi BHXH các tỉnh, thành phố để rà soát và xử lý kịp thời. BHXH các tỉnh, thành phố sau khi nhận được dữ liệu do Ban TST gửi đều đã kịp thời giao các phòng, BHXH quận/huyện và cán bộ trực tiếp có liên quan để rà soát, khắc phục ngay, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT.

Định hướng cho thời gian tới.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024, thời gian tới, Ban TST tiếp tục hoàn thiện  phấn đấu 100% các quy trình nghiệp vụ cung cấp DVC đạt mức độ tự động hóa toàn trình. Phấn đấu 100% người tham gia cập nhật và xác thực đúng thông tin số định danh cá nhân/CCCD với CSDL quốc gia về Dân cư. Chủ động tham gia nghiên cứu và tham gia xây dựng văn bản pháp luật hướng dẫn các nội dung chuyển đổi số thuộc lĩnh vực chuyên môn theo quy định của Luật BHXH (2024) có hiệu lực thực hiện từ 1/7/2025, như: cung cấp thông tin về việc đóng BHXH thông qua phương tiện điện tử; cấp sổ BHXH bản điện tử; đăng ký tham gia, cấp sổ BHXH, đóng BHXH thông qua phương tiện điện tử.

Nghiên cứu, tham mưu xây dựng quy trình giao dịch giải quyết TTHC lĩnh vực TST trên ứng dụng điện tử của Ngành và quốc gia; thường xuyên bám sát việc triển khai tổ chức thực hiện của BHXH các tỉnh, thành phố từ dữ liệu quyết toán thuế năm 2023, tổng hợp, đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện để tối ưu hóa hơn nữa dữ liệu thuế cho những năm tiếp theo; kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh BHXH các tỉnh, thành phố, cán bộ trực tiếp làm nghiệp vụ khi có sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện.

Ban TST cũng đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện tổ chức truyền thông, tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các DVC do BHXH Việt Nam cung cấp; kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để được giải quyết.

Đối với việc rà soát, đồng bộ CSDL, cần tham mưu UBND cấp tỉnh/huyện hoặc cơ quan quản lý cấp trên có văn bản chỉ đạo, đôn đốc cơ quan, đơn vị quản lý người tham gia trên địa bàn chưa phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH trong việc rà soát, báo giảm người tham gia bị chết/mất tích/thôi quốc tịch. Nếu số định danh cá nhân/CCCD đã cập nhật vào phần mềm nhưng chưa xác thực đúng với CSDL quốc gia về Dân cư, BHXH tỉnh tiếp tục bám sát và phối hợp chặt chẽ với đơn vị và người tham gia, để hoàn thiện hồ sơ gửi Trung tâm CNTT hỗ trợ.

Đối với dữ liệu thuế do Ban TST cung cấp, BHXH tỉnh, thành phố cần rà soát đưa vào kịch bản phát triển người tham gia. Trong công tác triển khai nhiệm vụ thường xuyên phải bám sát quy định, hướng dẫn của Ngành, thường xuyên tự kiểm tra, rà soát cán bộ trực tiếp làm nghiệp vụ, không để xảy ra sai sót…

Bài: Dương Văn Hào- (Trưởng Ban Quản lý Thu- Sổ, Thẻ, BHXH Việt Nam)

Đồ họa: Thanh An


Viết bình luận