Phát động Phong trào thi đua về chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam

Thứ Sáu, 22 /12/2023 13:03

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh- Chủ tịch Hội đồng Thi đua- Khen thưởng ngành BHXH Việt Nam vừa ký ban hành Kế hoạch Phát động phong trào thi đua Chuyển đổi số ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam vì sự phát triển bền vững an sinh xã hội quốc gia giai đoạn 2023-2030.

Nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, phát huy vai trò tích cực, chủ động, tập trung trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của toàn Ngành để tổ chức hiệu quả công tác chuyển đổi số, hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số.

Trong đó tập trung thực hiện các nội dung, giải pháp sau:

1.Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Chính phủ về chuyển đổi số, Đề án 06 và Nghị quyết số 362-NQ/BCSĐ, Quyết định số 1177/QĐ-BHXH nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện.

2.Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả Đề án 06 để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các chỉ tiêu phát triển về an sinh xã hội, BHXH, BHYT và giải quyết TTHC, cung cấp DVC trực tuyến phục vụ người dân, DN.

3.Chủ động rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn của BHXH Việt Nam về quy trình nghiệp vụ và triển khai các nhiệm vụ Đề án 06, công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; phối hợp, tham gia với các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.

4.Tăng cường truyền thông kịp thời, liên tục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi CCVC, NLĐ về thực hiện Đề án 06 và công tác chuyển đổi số của Ngành và đến toàn xã hội để người dân, DN tích cực tham gia, hưởng ứng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.

5.Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho CCVC và NLĐ trong toàn Ngành về kỹ năng số, kỹ năng bảo mật thông tin trên môi trường mạng, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, phần mềm nghiệp vụ phục vụ cho yêu cầu công việc và hỗ trợ người dân, DN thực hiện DVC trực tuyến.

6.Tập trung rà soát đánh giá và tái cấu trúc toàn bộ quy trình nghiệp vụ, TTHC, cải tiến quy trình tiếp nhận, hướng dẫn, hỗ trợ người dân, DN theo hướng thuận lợi cho người dân, DN, đảm bảo nguyên tắc lấy người dân, DN là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực để cung cấp dịch vụ chất lượng hơn.

7.Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới phương thức, lề lối làm việc, kiên quyết xử lý theo quy định những CCVC, NLĐ có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tự đặt ra TTHC không đúng quy định hoặc để chậm, muộn hồ sơ giải quyết TTHC.

8.Hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về Bảo hiểm; đẩy mạnh kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin, dữ liệu từ CSDL quốc gia về dân cư, các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành khác.

9.Nghiên cứu sử dụng công nghệ dữ liệu lớn (BigData), trí tuệ nhân tạo (AI) để quản lý, phân tích, cung cấp thông tin, hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo. Mở rộng triển khai ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc trên căn cước công dân gắn chip trong tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC.

10.Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin một cửa điện tử, đáp ứng yêu cầu số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC cũng như việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Hệ thống thông tin, CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành.

Kế hoạch cũng phân chia tiêu chí thi đua theo từng giai đoạn. Cụ thể:

Năm 2023

-100% BHXH tỉnh thành lập Tổ công tác, ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2023 và các năm tiếp theo; duy trì giao ban Tổ công tác tối thiểu 01 lần/tháng để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai Đề án 06.

-100% CCVC và NLĐ trong toàn Ngành được phổ biến, quán triệt quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong triển khai Đề án 06 được nêu tại Nghị quyết số 362-NQ/BCSĐ ngày 12/5/2023 của Ban cán sự đảng BHXH Việt Nam; kịp thời phổ biến chủ trương, chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Lãnh đạo Tổ công tác của Chính phủ triển khai Đề án 06 để thống nhất trong triển khai thực hiện.

-100% hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam được số hóa theo quy định; không yêu cầu người dân kê khai lại những thông tin đã có trong CSDL của ngành BHXH Việt Nam đang quản lý; không phải xuất trình, nộp sổ hộ khẩu theo quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú.

-50% TTHC được chuẩn hóa, cắt giảm, đơn giản hóa trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ dữ liệu của CSDL quốc gia về dân cư hoặc sử dụng định danh và xác thực điện tử do Bộ Công an cung cấp.

-Phấn đấu 100% người tham gia kê khai số định danh cá nhân, căn cước công dân, được cập nhật trong CSDL của ngành BHXH Việt Nam quản lý và được xác thực với CSDL quốc gia về dân cư (trên CSDL quốc gia về dân cư đã được cập nhật).

-Mở rộng giao dịch với tất cả các ngân hàng đủ điều kiện kết nối khi thực hiện các thủ tục thanh toán trực tuyến trên cổng DVC quốc gia.

-80% TTHC của Ngành đủ điều kiện cung cấp DVC trực tuyến toàn trình được tích hợp, cung cấp trên cổng DVC quốc gia.

- Nghiên cứu sử dụng công nghệ BigData, AI để quản lý, phân tích, cung cấp thông tin hỗ trợ ra quyết định cho các cấp lãnh đạo.

Giai đoạn 2024-2025: Tiếp tục duy trì các mục tiêu đã đạt được trong năm 2023 và hướng đến đạt được các mục tiêu sau:

-100% bộ phận "Một cửa" của BHXH các cấp triển khai ứng dụng xác thực sinh trắc dựa trên thẻ căn cước công dân gắn chip, ứng dụng VNelD và CSDL quốc gia về dân cư trong tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC.

-100% TTHC của Ngành đủ điều kiện cung cấp DVC trực tuyến toàn trình được tích hợp, cung cấp trên cổng DVC quốc gia.

-100% TTHC được chuẩn hóa, cắt giảm, đơn giản hóa trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ dữ liệu của CSDL quốc gia về dân cư hoặc sử dụng định danh và xác thực điện tử do Bộ Công an cung cấp.

-100% CCVC và NLĐ trong toàn Ngành được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng số, kỹ năng bảo mật thông tin trên môi trường mạng, sử dụng thành thạo phần mềm nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc, phù hợp với vị trí công tác.

-90% các hệ thống thông tin của BHXH Việt Nam có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, DN đã được số hóa và lưu trữ tại các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành, không phải cung cấp lại.

-Tiếp tục triển khai xây dựng CSDL quốc gia về bảo hiểm, cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu người tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp với các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước, cung cấp DVC trực tuyến.

-Tiếp tục nghiên cứu sử dụng công nghệ BigData, AI để quản lý, phân tích, cung cấp thông tin hỗ trợ ra quyết định cho các cấp lãnh đạo.

Tiêu chí thi đua giai đoạn 2026-2030: Tiếp tục duy trì các mục tiêu đã đạt được trong giai đoạn 2024-2025 và hướng đến đạt được các mục tiêu sau:

-Hoàn thiện các quy định, hướng dẫn của Ngành; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số.

-Duy trì, mở rộng hạ tầng thông tin, các phần mềm, ứng dụng, dữ liệu liên quan đến người tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

-Hoàn thành việc xây dựng CSDL quốc gia về bảo hiểm, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu người tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN với các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước, cung cấp DVC trực tuyến.

-Hoàn thiện, mở rộng các công cụ phân tích dữ liệu đa chiều, trực quan hóa, tổng hợp, thống kê, báo cáo phục vụ chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ ra quyết định hoặc đề xuất thay đổi chính sách liên quan đến BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.

-Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu về dân cư, dữ liệu về BHXH trong quản lý, cung cấp DVC cho tổ chức, cá nhân.

-100% các hệ thống thông tin của BHXH Việt Nam có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành, không phải cung cấp lại.

-Tiếp tục tổ chức triển khai công tác đào tạo, tập huấn, phát triển nguồn nhân lực số; tập trung đào tạo lực lượng chuyên gia chuyên sâu về phân tích, khai phá dữ liệu sử dụng các công nghệ mới như BigData, AI.

Kế hoạch yêu cầu PTTĐ phải được triển khai sâu rộng, đồng bộ, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng và thiết thực, hiệu quả.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị tại Trung ương và địa phương trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện PTTĐ, phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ hằng năm; từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục khó khăn để đẩy nhanh tiến độ, thực hiện hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ được giao.

Thông qua PTTĐ, kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số, triển khai Đề án 06 nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn Ngành. Việc bình xét, lựa chọn và đề nghị khen thưởng phải được thực hiện từ cơ sở và đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng theo quy định hiện hành.

Đối tượng thi đua: Các tập thể và công chức, viên chức, người lao động trong ngành BHXH Việt Nam.

Thời gian thi đua: Từ năm 2023 đến năm 2030, được chia thành 2 giai đoạn:

-Giai đoạn 1 (từ năm 2023-2025).

-Giai đoạn 2 (từ năm 2026-2030).

Hà Thuỷ