Print

Phần Lan: Nỗ lực xóa đói giảm nghèo, góp phần làm giảm 1,4% tỷ lệ người nghèo

Thứ Ba, 01 /08/2023 14:38

Trong những năm qua, Phần Lan là một trong những quốc gia tiên phong trong việc thực hiện nhiều giải pháp sáng tạo trong xóa đói giảm nghèo.

Trên thế giới, hiện có hơn 150 triệu người vô gia cư; khoảng 783 triệu người trong tình trạng mất an ninh lương thực và hơn một nửa dân số toàn cầu bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu. Năm 2006- 2007, Phần Lan cũng ghi nhận sự gia tăng đột biến về số lượng người vô gia cư, so với năm 1998- thời điểm bắt đầu thống kê. Việc này đặt ra nhu cầu về thúc đẩy giải quyết tình trạng vô gia cư và đổi mới trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Trước hết, Phần Lan ưu tiên giải quyết chính sách nhà ở, thành công giảm số người vô gia cư từ hơn 8.000 người xuống còn 3.686 người vào năm 2022, tương đương với giảm 50% số người vô gia cư trong 14 năm. Chính phủ hỗ trợ người vô gia cư tiếp cận nhà ở dài hạn thay vì những nơi trú ẩn tạm thời. Đi kèm với giải quyết nhà ở là giúp người vô gia cư tìm kiếm việc làm, góp phần làm tỷ lệ thất nghiệp giảm 2,6% từ năm 2015 đến năm 2022. Có thể nói, chính sách nhà ở mang lại lợi ích cho hơn 4.000 người và cơ hội việc làm cho 137.208 người.

An ninh lương thực được Phần Lan giải quyết thông qua tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp- thực phẩm. Một trong những sự đổi mới là mở rộng mô hình “trang trại thẳng đứng”. Mô hình này góp phần “cách mạng hóa” an ninh lương thực ở Phần Lan, vì chúng tối đa hóa không gian (không cần đất canh tác), không dùng thuốc trừ sâu, giảm 90% lượng nước sử dụng để tưới tiêu, năng suất canh tác cao gấp 2,5 lần và có tiềm năng mở rộng quy mô nhanh chóng (từ 500 đến 20.000m2). Hiệu quả của mô hình là giúp người dân tiếp cận thực phẩm tốt cho sức khỏe và giá thành mềm hơn, chẳng hạn, mỗi trang trại hi họ đã tăng khả năng tiếp cận thành công các loại thực phẩm rẻ hơn và tốt cho sức khỏe hơn. Chẳng hạn, mỗi “trang trại thẳng đứng” ở Pirkkala (Phần Lan) có khả năng cung cấp thức ăn cho hơn 20.000 người.

Một sáng kiến khác ở Phần Lan là việc tạo ra Solein- một loại protein tự nhiên được sản xuất bằng không khí và điện. Việc này có khả năng tăng cường an ninh lương thực vì Solein vượt quá giới hạn của protein truyền thống, có thể được sử dụng trong thịt, pho-mát, sữa, bánh mì, mì ống, đồ uống... Tính linh hoạt của Solein giúp phù hợp với nhiều sản phẩm thực phẩm khác nhau, mang đến giải pháp thay thế hiệu quả về chi phí cho đối tượng tìm kiếm thực phẩm bổ dưỡng.

Nhờ những đổi mới về an ninh lương thực này, Phần Lan đạt 83,7 điểm trên Chỉ số An ninh Lương thực Toàn cầu (GFSI) vào năm 2022, mức cao nhất trong số các quốc gia. Trong khi tỷ lệ mất an ninh lương thực trung bình của thế giới là 11,7%, thì tỷ lệ này của Phần Lan vẫn ở mức tương đối thấp: 2,5%. Hay nói cách khác, chính sách đổi mới của Phần Lan đã giúp 511.233 người không rơi vào cảnh nghèo đói.

Bên cạnh đó, Phần Lan được khen ngợi về hệ thống chăm sóc sức khỏe, với nhiều loại dịch vụ giá cả phải chăng. Phần Lan phát hành thẻ Kela cho mọi công dân và thường trú nhân. Thẻ Kela không chỉ có vai trò quan trọng trong quản lý y tế, mà còn thông tin về ASXH, phúc lợi xã hội và việc làm, mang lại lợi ích cho hơn 360.000 người ở Phần Lan mỗi năm. Bên cạnh đó, Phẩn Lan cũng gắn xóa đói giảm nghèo với công nghệ thông tin. Chẳng hạn, Công ty Công nghệ Sooma phát triển một thiết bị y tế di động để điều trị chứng trầm cảm. Thiết bị này có thể mang theo người, không yêu cầu chuyên môn để sử dụng, do đó giảm chi phí y tế liên quan đến chứng trầm cảm. Một thiết bị y tế khác do Optomed tạo ra, giúp chụp ảnh võng mạc và chẩn đoán bệnh võng mạc tiểu đường- nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên toàn thế giới, hiệu quả đem lại là cho phép mọi người tránh được chi phí tốn kém trong chăm sóc sức khỏe hiện đại.

Như vậy, Phần Lan đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo thông qua đổi mới liên tục. Những sáng kiến, giải pháp hiện đại góp phần làm giảm 1,4% tỷ lệ người nghèo ở quốc gia này. Thành công bước đầu của Phần Lan là hình mẫu và nguồn cảm hứng cho các quốc gia khác trong công cuộc ASXH.

Tùng Anh (Theo GFSI)