Print

Hưng Yên: Nhiều kết quả quan trọng trong triển khai Đề án 06

Thứ Năm, 07 /12/2023 15:35

Sau 2 năm thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc giai giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030, BHXH tỉnh Hưng Yên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào kết quả chung của toàn ngành BHXH Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ này.

Theo đó, tính đến ngày 4/12/2023, BHXH tỉnh đã thực hiện xác thực thông tin người tham gia được: 1.095.981/1.130.066, trong dữ liệu tập trung do BHXH Việt Nam quản lý, đạt tỷ lệ 97%. Toàn tỉnh đã có 193/193 cơ sở KCB có thẻ đăng ký KCB ban đầu tra cứu bằng CCCD gắn chip, đạt 100% với tổng số 113.876 lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chip phục vụ làm thủ tục KCB BHYT.

 

Trong triển khai thực hiện kết nối 2 nhóm TTHC liên thông, đăng ký khai sinh-đăng ký thường trú cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi; Liên thông đăng ký khai tử-xóa đăng ký thường trú-hỗ trợ chi phí mai táng, Trợ cấp mai táng, kết quả, tính đến ngày 30/11/2023 toàn tỉnh đã tiếp nhận 5.435 hồ sơ, đã xử lý 5.431 hồ sơ (chiếm 99,93%); đang xử lý là 04 hồ sơ (chiếm 0,07%) cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi; tiếp nhận đề nghị giải quyết 6 hồ sơ hưởng trợ cấp mai táng.

Về triển khai DVC, tính đến 2/12/2023, toàn tỉnh đã tiếp nhận từ Cổng DVC quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng BH thất nghiệp cho: 6.755 phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ.

Trong phối hợp, hỗ trợ Sở Y tế và các Cơ sở KCB BHYT triển khai liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử qua hạ tầng của BHXH Việt Nam, tính  đến đầu tháng 12/2023, toàn tỉnh có 17 cơ sở KCB đã gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe, với 31.965 dữ liệu được gửi; có 13 cơ sở KCB gửi dữ liệu giấy chứng sinh, với 7.503 dữ liệu được gửi; 04 cơ sở KCB gửi dữ liệu giấy báo tử, với 21 dữ liệu được gửi.

Bên cạnh đó, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: “Đẩy mạnh thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng”, ước đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, có khoảng 71% số người hưởng nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, tăng khoảng 4% so với năm 2022 (vượt 101% chỉ tiêu giao tại Quyết định số 459/QĐ-BHXH ngày 23/3/2023 của BHXH Việt Nam).

Để đạt được những kết quả nêu trên, ngay từ khi triển khai nhiệm vụ, BHXH tỉnh đã nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của Đề án đối với sự nghiệp an sinh xã hội. Vì vậy, BHXH tỉnh đã tranh thủ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBDN tỉnh đối với công tác chuyển đổi số. Đồng thời, việc tổ chức, triển khai Đề án được tiến hành thường xuyên, đồng bộ các giải pháp và huy động sự vào cuộc của tất cả CCVC, NLĐ.

Bên cạnh đó, việc triển khai Đề án 06 phải có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo chất lượng, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và DN. Tăng cường phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa BHXH tỉnh và các Sở, Ngành của tỉnh trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu, được giao; tăng cường tính chủ động, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm hoàn thành Kế hoạch đề ra.

Hà Thủy