Print

Càng gian khó, càng rõ tinh thần phục vụ

Chủ nhật, 11 /02/2024 16:43

Qua theo dõi cũng như quá trình giám sát tại địa phương, tôi đánh giá cao tác phong phục vụ người dân của ngành BHXH Việt Nam nói chung và BHXH tỉnh Hải Dương nói riêng. Theo đó, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện tốt việc tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT bằng nhiều hình thức đến người dân và DN; đồng thời, các quy trình, thủ tục liên quan chính sách BHXH, BHYT cũng được phổ biến để đông đảo người dân, DN nắm được. Bên cạnh tuyên truyền trực quan (qua hệ thống bảng biểu, pano, áp phích, biểu tuyên truyền tấm lớn…) hay phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện các bài viết, ngành BHXH Việt Nam còn tuyên truyền trực tiếp qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.

Từ thực tế, tôi nhận thấy, đội ngũ này rất nhiệt tình, tâm huyết và bài bản, không quản ngại khó khăn, ngày nghỉ cũng cố gắng kết nối với các khu dân cư, thôn, xã để tổ chức các buổi tuyên truyền, đối thoại trực tiếp để dân hiểu để tự lo an sinh cho chính mình. Bên cạnh đó, công tác tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ cho người dân cũng được chú trọng theo hướng tận tình, tận tâm, tận lực. Đặc biệt, những năm qua, ngành BHXH Việt Nam là một trong những ngành đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và giải quyết hồ sơ công việc, với thủ tục nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện…

Tôi mong muốn ngành BHXH Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức với nội dung dễ hiểu đối với đại đa số nhân dân; đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, trong đó chú ý đến tính thân thiện, dễ truy cập, dễ áp dụng. Đồng thời, tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo các ngành, các địa phương phối hợp, vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để mở rộng bao phủ BHXH, BHYT và ngăn chặn hiệu quả tình trạng rút BHXH một lần.

Tại Hải Dương, BHXH tỉnh cũng luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, BHXH tỉnh Hải Dương cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện các chỉ tiêu của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh 2020-2025. Nhìn xa hơn, tất cả các BHXH địa phương cũng gặp phải những khó khăn như Hải Dương. Chính vì vậy, để “niềm vui của người phục vụ” được trọn vẹn, bên cạnh sự nỗ lực hết mình của BHXH các địa phương, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và DN.

Những năm qua, BHXH các địa phương đã không ngừng nỗ lực mở rộng diện bao phủ, hướng đến mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân theo đúng tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH. Nhờ đó, diện bao phủ ngày càng tăng, đến nay đã đạt trên 39,25% lực lượng lao động tham gia BHXH, trên 93,3% người dân tham gia BHYT. Cùng với đó, mỗi cán bộ BHXH cũng đã dốc sức đảm bảo quyền lợi cho người dân, NLĐ tham gia các chính sách một cách tốt nhất. Đặc biệt, những năm gần đây, ngành BHXH Việt Nam còn triển khai kịp thời các gói hỗ trợ an sinh chưa có tiền lệ dành cho NLĐ, DN tham gia BHXH bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19, tạo điểm tựa, cơ hội cho họ cùng vươn lên.

Với vai trò thực hiện các chính sách, ngành BHXH Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC, nâng cao chất lượng, hiệu quả chuyển đổi số, nên đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, DN. Ngoài ra, Ngành cũng phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, qua đó phát hiện sớm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, bảo đảm chi các nguồn quỹ an toàn, đúng đối tượng...

Với độ bao phủ BHXH, BHYT không ngừng mở rộng, toàn Ngành tiếp tục quyết liệt chuyển đổi phương thức quản lý từ thủ công sang hiện đại, đổi mới tác phong làm việc theo hướng phục vụ; đảm bảo quyền lợi tối đa cho người tham gia theo luật định, góp phần ổn định cuộc sống của NLĐ, nhất là những người bị mất việc làm và thu nhập cũng như phục vụ kịp thời các hoạt động KCB, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT. Sự chủ động, kịp thời của ngành BHXH Việt Nam trong công tác giải quyết, chi trả chế độ cho người tham gia thể hiện tinh thần trách nhiệm, nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo an sinh xã hội.

Có thể nói, những kết quả tích cực, toàn diện đạt được trên tất cả các lĩnh vực đã cho thấy quyết tâm chính trị của toàn Ngành trong việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tham gia và thụ hưởng chính sách, góp phần củng cố niềm tin của người dân, NLĐ và DN đối với các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trong nửa nhiệm kỳ qua, dù gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những tác động tiêu cực bởi dịch bệnh COVID-19, song công tác an sinh xã hội luôn được ngành BHXH Việt Nam đảm bảo; các chính sách trợ giúp được triển khai kịp thời, nhất là chính sách hỗ trợ DN, NLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Công tác chi trả, hỗ trợ NLĐ, đơn vị SDLĐ từ quỹ BH thất nghiệp được kịp thời, đến tận tay NLĐ với thời gian nhanh chóng nhất… Những kết quả này đã được Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao.

BHXH Việt Nam là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chính sách BHXH, BHYT- trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội đất nước. Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ thu, chi trả theo quy định, ngành BHXH Việt Nam còn thực hiện tốt chức năng quản lý quỹ BHXH, BHYT- quỹ đặc thù thực hiện mục tiêu an sinh xã hội theo chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo quỹ hoạt động đúng mục tiêu, quy định của pháp luật và luôn tăng trưởng hằng năm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng nói, quỹ BHXH là một quỹ lớn, có nguồn vốn lớn với dòng tiền lớn. Đây là một quỹ tài chính lớn nhất ngoài NSNN với tính chất quan trọng cả trước mắt (góp phần ổn định thị trường tài chính quốc gia) và lâu dài (đảm bảo tính bền vững của quỹ để đảm bảo khả năng chi trả trong tương lai). Do đó, mọi sự biến động dòng tiền của quỹ có tác động rất mạnh mẽ đến đời sống kinh tế- xã hội cũng như đến chính sách tài chính, tiền tệ.

Do đó, BHXH Việt Nam cũng như mỗi cán bộ trong Ngành phải kiên định các chương trình, mục tiêu đề ra; dự báo trước tình hình, xây dựng các chiến lược để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị như: Phát triển người tham gia BHXH, BHYT; chi trả các chế độ đúng, đủ, kịp thời. Đồng thời, quan trọng nhất là phải làm tốt công tác tham mưu, báo cáo, chủ động xây dựng các giải pháp tuyên truyền, vận động phù hợp với từng nhóm đơn vị, người dân một cách hiệu quả nhất.

Qua giám sát cũng như tiếp xúc cử tri, tôi thấy đội ngũ cán bộ BHXH đã rất nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Điều này không chỉ thể hiện trách nhiệm cá nhân của người cán bộ BHXH, mà còn cho chúng ta thấy được trách nhiệm của ngành BHXH Việt Nam trong phục vụ người dân, NLĐ. Mỗi cán bộ đều có ý thức tự giác rèn luyện đạo đức công vụ, tận tụy với công việc; tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh đó, tiến độ thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ BHXH cũng luôn chuẩn chỉ, đảm bảo đúng yêu cầu thời gian. Đây là nguyên tắc đo lường mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân, từ đó giúp các công việc được hoàn thành.

Mỗi khi cần thông tin, tôi gọi sang cơ quan BHXH và luôn được cung cấp thông tin rất đầy đủ, phân tích sát đến từng chi tiết… và thường trước thời hạn cần. Tại những buổi tiếp xúc cử tri, tôi cũng luôn nhận được rất nhiều ý kiến đánh giá cao công tác phục vụ của ngành BHXH Việt Nam. Trong công việc, cơ quan BHXH luôn chủ động điều hành, không để tồn đọng, quá hạn.

Hiện nay, tất cả các TTHC của BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và ngành BHXH Việt Nam nói chung đều được thực hiện trên không gian số. Điều này tạo thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các cá nhân và đơn vị khi tham gia và thụ hưởng chế độ, chính sách BHXH, BHYT; giúp gia tăng trách nhiệm, tinh thần phục vụ của mỗi cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, đơn vị cũng như NLĐ dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, kiểm tra đối chiếu dữ liệu thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và giải quyết chế độ, chính sách.

Qua tiếp xúc cử tri cũng như thực tế giám sát hằng năm, tôi đánh giá cao sự chuyển đổi tác phong của CCVC ngành BHXH Việt Nam nói chung, BHXH tỉnh Trà Vinh nói riêng. Phải khẳng định, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp ứng dụng CNTT, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi tác phong phục vụ người dân, DN; giải quyết, chi trả các chế độ kịp thời, nhanh chóng, chính xác; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, sử dụng và phòng chống gian lận, trục lợi BHXH, BHYT, BH thất nghiệp… Các nội dung này đã giúp Ngành tiến lên hiện đại, chuyên nghiệp, mang lợi ích cho toàn xã hội và được xã hội đồng tình, ủng hộ.

Đặc biệt, tôi đánh giá cao Bộ quy tắc ứng xử của ngành BHXH Việt Nam (ban hành theo Quyết định số 889/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 và Chỉ thị số 3677/CT-BHXH ngày 20/9/2018 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, cải cách TTHC, thực hiện đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử của CCVC ngành BHXH Việt Nam). Đây chính là thước đo, là chuẩn mực để đội ngũ CCVC tự soi, tự sửa, phấn đấu chuyển đổi tác phong, lề lối làm việc, hướng tới sự hài lòng của người dân và DN, bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm.

Trong hoạt động chuyển đổi số, BHXH Việt Nam cũng được Thủ tướng Chính phủ đánh giá là một trong những cơ quan đi đầu trong ứng dụng CNTT, dẫn đầu trong lĩnh vực chuyển đối số. Riêng BHXH tỉnh Trà Vinh cũng đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 06 của Chính phủ. Trong đó, đã triển khai hiệu quả các DVC trực tuyến, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử, liên thông, giải quyết TTHC trên Cổng DVC quốc gia.

Hiện nay, ngành BHXH Việt Nam đã hoàn thành việc cung cấp DVC mức độ 4 cho tất cả các TTHC của Ngành, đưa vào sử dụng ứng dụng VssID với quan điểm “Lấy người dân, DN làm chủ thể, trung tâm phục vụ”. Tôi tin Ngành sẽ tiếp tục phát huy tối đa kinh nghiệm và nguồn lực, vượt qua những khó khăn, thách thức để đạt được những kết quả tốt nhất, hướng đến sự hài lòng của người dân và DN, góp phần quan trọng vào sự thành công của chính sách an sinh xã hội.

Phải khẳng định rằng, thời gian qua, chính sách BHXH, BHYT đã phát huy hiệu quả trong việc đảm bảo an sinh xã hội, giúp người dân, NLĐ ổn định cuộc sống. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hàng triệu NLĐ bị mất việc, ngừng việc đã có được “chỗ dựa” là BH thất nghiệp, nên đã vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Đặc biệt, giai đoạn “hậu COVID-19”, từ việc đóng nộp đầy đủ BH thất nghiệp, đã có rất nhiều NLĐ được hỗ trợ học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, từ đó tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp mới chất lượng hơn cho bản thân.

Với sự linh hoạt, nhạy bén và trách nhiệm, ngành BHXH Việt Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng… về lợi ích, sự cần thiết và tầm quan trọng của chính sách BHXH, BHYT, nhất là BHXH tự nguyện đến các tầng lớp nhân dân. Nhờ đó, tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện ngày càng tăng cao, đặc biệt là nhóm lao động tự do, kinh doanh cá thể, nông dân và lao động biển…

Tôi cũng như các thành viên Ủy ban Xã hội đánh giá rất cao công tác cải cách TTHC, chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam. Ngày nay, việc chuyển đổi số đã trở thành xu hướng quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Trong lĩnh vực BHXH, BHYT, hoạt động chuyển đổi số đã góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả dịch vụ để phục vụ tổ chức, cá nhân tốt hơn, tăng cường hiệu quả quản lý của ngành BHXH Việt Nam.

Hiện nay, 100% thủ tục của Ngành đã được cung cấp DVC trực tuyến và tích hợp trên Cổng DVC BHXH Việt Nam, từng bước tích hợp trên Cổng DVC quốc gia. Gần như tất cả các hoạt động của Ngành cũng như các giao dịch của người người dân, DN với cơ quan BHXH đã được thực hiện trên môi trường số. Điều này không chỉ giúp người dân, DN có thể giao dịch với cơ quan BHXH mọi lúc, mọi nơi, mà còn có thể dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, kiểm tra đối chiếu dữ liệu tham gia, thụ hưởng chính sách.

Cũng từ chuyển đổi số, các đơn vị trong Ngành đang thay đổi tác phong làm việc từ hành chính sang phục vụ, nhằm tăng sự hài lòng, phục vụ người tham gia BHXH, BHYT ngày càng tốt hơn. Việc vừa đẩy mạnh chuyển đổi số, vừa hoàn thiện tác phong phục vụ đã giúp Ngành hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn mong mỏi của người dân và DN…

Tuy nhiên, trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chúng ta phải luôn nhận diện được một nhóm không nhỏ người dân sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn, chưa có đủ điều kiện về phương tiện (máy tính cá nhân, máy điện thoại thông minh…), năng lực thao tác khi ứng dụng công nghệ số rất cần được ngành BHXH Việt Nam đặc biệt quan tâm, trợ giúp với các cách thức phù hợp, để thực hiện mục tiêu chung “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Thực hiện: Vũ Thu

Đồ hoạ: Hiểu Thanh