Print

BHXH Việt Nam: Triển khai 6 giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh

Thứ Ba, 27 /02/2024 13:03

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam vừa ký Quyết định số 202/QĐ-BHXH ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 của BHXH Việt Nam.

Kế hoạch xác định mục tiêu chung là thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp góp phần cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, giảm tỷ lệ DN tạm dừng hoạt động; tăng số lượng DN có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của DN.

Mục tiêu cụ thể là thực hiện tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, TTHC; thực hiện các giải pháp theo hướng giảm số lượng tiêu thức, thành phần hồ sơ, TTHC theo quy định; tăng cường ứng dụng CNTT trong tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả TTHC giúp giảm thời gian và chi phí cho người dân, DN. Triển khai có hiệu quả việc đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; nâng cấp phát triển Cổng DVC BHXH; tích hợp, kết nối với Cổng DVC quốc gia, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và DN trong thực hiện TTHC, DVC trên môi trường điện tử.

Đẩy mạnh chuyển đổi số; hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch theo lộ trình liên quan đến việc chuyển đổi số trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện CCHC.

Theo đó, BHXH Việt Nam chú trọng triển khai thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Cụ thể: Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ cải cách TTHC, thực hiện các giải pháp tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC theo thẩm quyền; tập trung rà soát các TTHC liên quan đến hoạt động kinh doanh của người dân và doanh nghiệp theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 68/NQCP ngày 12/5/2020.

Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT; triển khai toàn diện việc chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam; hoàn thiện hệ thống phần mềm nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu tập trung; thực hiện liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, ngành, tổ chức, đơn vị liên quan; phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện CSDL quốc gia về bảo hiểm; Kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin, dữ liệu với các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành phục vụ công tác quản lý và cung cấp DVC trực tuyến, đảm bảo đúng quy định.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; nâng cấp phát triển Cổng DVC BHXH; tích hợp, kết nối với Cổng DVC quốc gia, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và DN trong thực hiện TTHC, DVC trên môi trường điện tử.

Tiếp tục triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo đúng quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4 /2020 và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức.

Đẩy mạnh việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; nghiên cứu ứng dụng CCCD gắn chip trong chi trả các chế độ BHXH.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông ở Trung ương và địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền những biện pháp, giải pháp chủ yếu của ngành BHXH Việt Nam để tiếp tục thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch thực hiện của BHXH Việt Nam.

Thanh Hằng