Print

Chuyển đổi các khu đô thị thành “thành phố bọt biển” bền vững, mang lại lợi ích toàn cầu

Thứ Bảy, 18 /05/2024 11:30

Phát triển đô thị và kiến tạo đô thị bền vững là nhiệm vụ trọng tâm để đối phó với động biến đổi khí hậu. Sau sáng kiến của kiến trúc sư người Trung Quốc- Du Khổng Kiên và cộng sự, Chính phủ Trung Quốc đang đi đầu trong việc kiến tạo các "thành phố bọt biển" (pronge city) nhỏ gọn tích hợp thực hiện vai trò then chốt cho sự phát triển carbon thấp đảm bảo khả năng phục hồi khí hậu.

"Thành phố bọt biển" là một khái niệm về thành phố có thể quản lý, sử dụng nguồn nước và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu dựa vào thảm xanh hóa đô thị và các hệ thống hạ tầng đồng bộ hóa đáp ứng nhu cầu phát triển xanh bền vững.

Mô hình "thành phố bọt biển" ngăn ngập lụt ở Trung Quốc

Hầu hết trong số hơn 8 tỷ người trên hành tinh chúng ta sống ở các thành phố, nơi tạo ra hầu hết sản lượng kinh tế, nơi người dân trung bình có thu nhập cao hơn và cũng là nơi thải ra nhiều khí nhà kính nhất và tạo ra nhiều chất thải nhất. Các khu vực đô thị cũng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu. Có mối liên hệ trực tiếp giữa mật độ thành phố và việc sử dụng phương tiện cá nhân.

Các nghiên cứu cho thấy, ở những vùng đô thị có mật độ thấp, trải dài ra các vùng ngoại ô và ven đô, người dân lái xe ô tô đi lại rất nhiều và điều này khiến giao thông thải ra nhiều khí thải carbon. Ở các thành phố có mật độ dân số cao hơn, người dân đi bộ và đạp xe nhiều hơn, sử dụng nhiều phương tiện giao thông công cộng hơn và thải ra ít khí thải nhà kính hơn. Ví dụ này chứng minh rằng, các thành phố bền vững là một hàng hóa công cộng toàn cầu; đồng thời mặt trái của nó là các thành phố không bền vững và là một tệ nạn công cộng.

Vì vậy, hãy hỗ trợ cư dân thành thị lựa chọn lối sống ít carbon, tiết kiệm tài nguyên, để họ được an toàn trước các nguy cơ biến đổi khí hậu. Trung Quốc là một thí dụ điển hình cho ý tưởng trên. Một cách tổng quát, khoảng 66% người dân Trung Quốc đang sống ở các thành phố và khu vực thành thị.

Đất nước này đã có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa và cải cách năm 1978. Mức sống của hàng triệu người được nâng lên đáng kể và đất nước được liên kết chiến lược, hỗ trợ lẫn nhau; đồng thời giải phóng sự phát triển kinh tế và đô thị. Tuy nhiên, các thách thức lớn vẫn còn nhiều, cần chính phủ phải có hướng giải quyết.

Sự phát triển đô thị ở Trung Quốc dựa trên mô hình trọng cung với việc mở rộng quy mô ra vùng ngoại ô. Do đó, có tình trạng dư cung đáng kể về đất công nghiệp, cơ sở hạ tầng, đất ở, căn hộ cũng như mặt bằng thương mại. Điều này đúng với cả nước nói chung, trong khi có sự chênh lệch giữa cung và cầu theo khu vực, với nguồn cung thường nhiều hơn ở các thành phố và vùng lãnh thổ nhỏ hơn.

Tăng trưởng đô thị đang chậm lại và xã hội Trung Quốc đang thay đổi nhanh. Con người đang già đi và dân số đang trên đà suy giảm rất nhanh. Nhiều thành phố và khu đô thị đã trải qua tình trạng suy giảm dân số. Mô hình đô thị ở Trung Quốc sử dụng nhiều carbon đang mở rộng theo chiều ngang, dựa trên sự phân tách sử dụng đất, tạo ra giao thông cho người dân đi lại từ nhà đến nơi làm việc, học tập, mua sắm và tái tạo (đô thị dựa trên các siêu khối đô thị lớn và đường rộng, khiến các khu vực đô thị rất bất tiện cho việc đi bộ và đi xe đạp, thậm chí còn gây ra tình trạng ùn tắc giao thông).

Do đó, các thành phố nhỏ gọn, ít carbon và các mô hình "thành phố bọt biển" là những nguyên tắc chiến lược không chỉ mang lại khả năng phục hồi khí hậu, mà còn nâng cao khả năng sống và tính bền vững của đô thị.

Nhìn về tương lai, làm thế nào chúng ta có thể chuyển đổi và trang bị thêm các khu đô thị theo hướng mô hình đô thị bền vững hơn? Tại Trung Quốc có nhiều chiến lược và giải pháp hợp lý đang được thảo luận, nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các thành phố nhỏ gọn và "thành phố bọt biển".

Các thành phố nhỏ gọn ít carbon, các cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị khác thân thiện với người đi bộ và xe đạp, an toàn và hấp dẫn, xanh tươi với các công viên công cộng và cây xanh đường phố. Bạn có thể sống gần nơi bạn làm việc. Bạn có thể mua sắm gần nơi bạn sống. Bạn có thể đến trường và bệnh viện gần nơi bạn ở hoặc đến đó một cách thuận tiện và an toàn bằng phương tiện giao thông công cộng và bằng xe đạp. Bạn chọn đi bộ và đạp xe để thuận tiện và hiệu quả. Kết quả là bạn thải ra ít carbon hơn.

Thành phố nhỏ gọn là nguyên tắc chiến lược nhất đối với một khu đô thị ít carbon, vì nó quyết định hình thái đô thị, cần ít năng lượng hơn cho giao thông, ít năng lượng hơn để sưởi ấm và làm mát nếu được thiết kế tốt ở mọi cấp độ và mang lại hiệu quả kinh tế tốt. Tính gọn nhẹ cần được tích hợp với các khái niệm về khả năng phục hồi, hiệu quả tài nguyên, sức khỏe, khả năng sống vì hội nhập là nguyên tắc cơ bản của một thành phố bền vững, toàn diện và cạnh tranh.

Nguyễn khang (Theo ADB)