Print

Tiếp tục đẩy mạnh du lịch văn hóa để giảm nghèo

Thứ Ba, 11 /06/2024 10:47

Du lịch văn hóa hay du lịch dân tộc là loại hình độc đáo ở Trung Quốc nhằm giới thiệu cho du khách khám phá bản sắc địa phương. Qua đó, tạo doanh thu và kích thích tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, đem lại sự hỗ trợ hiệu quả cho người, hộ gia đình nghèo.

Hồ Nam nằm ở phía Nam của trung du Trường Giang, phía Nam của hồ Động Đình (Trung Quốc) và bên bờ sông Dương Tử. Hồ Nam có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên; Nhạc Dương Lầu; Chùa Nam Nhạc núi Hành Sơn (Hành Dương); Tương Đàm (quê hương của Mao Trạch Đông)… và Phượng Hoàng Cổ Trấn. Đặc biệt, Hồ Nam lưu giữ nhiều công trình kiến trúc, phong tục tập quán và là nơi sinh sống của người dân tộc Miêu, thu hút đông đảo khách du lịch.

Hồ Nam là nơi sinh sống của người dân tộc Miêu

Tuy nhiên, ít người biết rằng, ngân sách địa phương chỉ tăng vọt sau sự ra đời của du lịch văn hóa hay du lịch dân tộc. Điều này dẫn đến việc thành lập Tổng Công ty Du lịch Thành phố Ming (MCTC), giúp giữ cho các điểm du lịch này luôn mở cửa và phát triển mạnh. Trong nỗ lực giảm cạnh tranh và tăng lợi nhuận, Tổng Công ty thu phí đối với khách du lịch và trả lại một tỷ lệ phần trăm cho các địa phương dưới dạng phí hàng năm.
Một phần phí này được trả lại cho người dân theo định kỳ. Ngoài ra, người dân có thể kiếm được nhiều tiền hơn khi MCTC thuê họ làm hướng dẫn viên, tạp vụ, nhân viên bán hàng hoặc diễn viên. Một số người mở cửa hàng để bán đồ lưu niệm cho khách du lịch. Tất cả động thái này giúp nhiều người dân, hộ gia đình thoát nghèo. Du lịch cũng tăng đáng kể số lượng việc làm có sẵn, đặc biệt là ở Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Phượng Hoàng Cổ Trấn (Hồ Nam, Trung Quốc)

Vân Nam là một phần phía Tây Nam Trung Quốc và giáp Myanmar, Lào, Việt Nam. Đây là một trong những khu vực có bề dày cả về văn hóa và địa lý Trung Quốc. Trong đó, địa điểm du lịch được yêu thích nhất là Lệ Giang, một trong những trung tâm sản xuất tơ lụa thời xa xưa. Nhìn sự đổi thay bây giờ, ít du khách có thể tưởng tượng ra, Lệ Giang từng là một trong những nơi nghèo nhất ở Vân Nam trước khi du lịch văn hóa hay du lịch dân tộc phát triển.

Điểm độc đáo ở Lệ Giang xoay quanh việc trải nghiệm cuộc sống của các cộng đồng dân tộc. Khách du lịch đến Lệ Giang này có thể ghé thăm Đại Lạc Thủy, một trong những ngôi làng nổi tiếng nhất, để hòa mình vào cuộc sống người Nạp Tây và Moro. Những trải nghiệm này bao gồm các nghi lễ truyền thống, công trình kiến trúc và trò chuyện với người bản xứ, cả già lẫn trẻ. Kể từ khi du lịch văn hóa hay du lịch dân tộc phát triển, Đại Lạc Thủy trở thành một trong 10 ngôi làng giàu có nhất Lệ Giang.

Vân Nam (Trung Quốc, Trung Quốc)

Sự tăng trưởng kinh tế to lớn ở Lệ Giang nhờ du lịch văn hóa hay du lịch dân tộc. Dữ liệu chỉ ra trước khi được công nhận Di sản Thế giới, nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của người dân ở Lệ Giang nhưng chỉ mang lại lợi nhuận rất nhỏ. Hiện tại, du lịch trở thành ngành công nghiệp lớn nhất, đem lại lợi ích cho nền kinh tế chung của khu vực và thu nhập của người dân. Đời sống của người dân được cải thiện không chỉ về mặt tài chính mà còn về mặt xã hội. Y tế công cộng được ưu tiên và đang được bao phủ cho hầu hết các vùng nông thôn. Việc cung cấp An sinh xã hội cho cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện cũng được quan tâm thực hiện.

Như vậy, việc mở rộng và đầu tư du lịch văn hóa hay du lịch dân tộc ở Trung Quốc mang lại lợi ích kinh tế xã hội đáng kể cho những khu vực “giàu văn hóa” nhưng trước đây lại “nghèo vật chất”. Thành công của Phượng Hoàng Cổ Trấn hay Lệ Giang đặt tiền lệ, tạo đà cho sự phát triển bền vững kinh tế, thông qua di sản văn hóa. Đồng thời, đây là mô hình tốt để khuyến khích các tỉnh, thành khác đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, nhằm nâng cao hơn nữa sinh kế địa phương và bảo tồn cảnh quan truyền thống về mọi mặt cho các thế hệ tương lai.

Tùng Anh (Theo MCTC)