Print

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Hai, 17 /06/2024 10:37

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, thời gian qua, Hà Nội cùng các địa phương, đơn vị và nhân dân đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh, quyết tâm không để dịch bùng phát.

Theo Sở Y tế TP.Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố ghi nhận 745 ca mắc sốt xuất huyết tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Số ca mắc tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2023. Thành phố ghi nhận 11 ổ dịch, hiện còn 3 ổ dịch đang hoạt động tại huyện Đan Phượng và quận Hai Bà Trưng. Tại quận Hai Bà Trưng, từ đầu năm đến nay ghi nhận 44 ca mắc (tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2023), 1 ổ dịch, hiện đang xếp thứ 5/30 quận, huyện.

Hà Nội có một số ổ dịch sốt xuất huyết phức tạp, kéo dài, kết quả giám sát tại các ổ dịch cũ vẫn ghi nhận chỉ số nguy cơ. Hiện nay, thời tiết nắng nóng kèm theo mưa rào là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi, phát triển. Số ca mắc tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2023. Thành phố ghi nhận 11 ổ dịch, hiện còn 3 ổ dịch đang hoạt động tại huyện Đan Phượng và quận Hai Bà Trưng. Hà Nội có một số ổ dịch sốt xuất huyết phức tạp, kéo dài, kết quả giám sát tại các ổ dịch cũ vẫn ghi nhận chỉ số nguy cơ. Hiện nay, thời tiết nắng nóng kèm theo mưa rào là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi, phát triển.

Trước nguy cơ diễn biến khó lường của các dịch bệnh nói chung, sốt xuất huyết nói riêng trước tác động của thời tiết, môi trường, CDC Hà Nội khuyến cáo người dân không được chủ quan. Để phòng ngừa bệnh, biện pháp phòng bệnh hiệu quả vẫn là việc tích cực vệ sinh môi trường, loại bỏ hoàn toàn các dụng cụ chứa nước, môi trường thuận lợi để cho muỗi đẻ trứng.

Thời gian qua, ngành y tế Hà Nội đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn. Theo đó, CDC Hà Nội thực hiện giám sát chủ động tại các bệnh viện trung ương, bộ, ngành đóng trên địa bàn Hà Nội theo phân cấp để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh vào điều trị tại các bệnh viện. Từ đó nắm được diễn biến tình hình dịch và đề xuất các biện pháp phòng chống dịch cần triển khai. Thực hiện kiểm tra, giám sát các ổ dịch cũ và mới, kiểm tra theo các chuyên đề. Thực hiện 95 lượt kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống sốt xuất huyết; phối hợp với các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện giám sát 100% các khu vực ổ dịch sốt xuất huyết cũ năm 2023…

Nhận định về tình hình dịch bệnh, CDC Hà Nội cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết tăng so với cùng kì năm 2023; đã xuất hiện một số ổ dịch phức tạp, kéo dài. Kết quả giám sát tại các ổ dịch cũ vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ. Thời tiết hiện nay nắng nóng kèm theo mưa rào là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh. Các địa phương cần tăng cường thực hiện các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy đề phòng sốt xuất huyết. Dự báo số ca mắc có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Đối với các cơ sở y tế, Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn số 2443/SYT-NVY về việc tăng cường, chủ động trong công tác chăm sóc người bệnh, phòng chống sốt xuất huyết tại các cơ sở y tế. Để tăng cường, chủ động trong công tác chăm sóc người bệnh phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại các cơ sở y tế, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện trong và ngoài công lập và trung tâm y tế quận, huyện, thị xã rà soát, có kế hoạch bổ sung, đảm bảo đủ giường bệnh, nhân lực, thuốc, vật tư, hóa chất, máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, phòng chống dịch và thu dung điều trị bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Denuge.

Chủ động thực hiện tốt công tác phòng, chống lây nhiễm sốt xuất huyết Dengue trong khuôn viên cơ sở khám, chữa bệnh, đặc biệt công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, chủ động phun hóa chất diệt muỗi truyền sốt xuất huyết Dengue, hướng dẫn, giám sát việc phòng muỗi đốt đối với bệnh nhân và người nhà, cung cấp đủ màn cho bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại đơn vị...

Đồng thời, thường xuyên tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh ở các cấp, lồng ghép, đưa nội dung phòng chống bệnh sốt xuất huyết vào phổ biến cho người bệnh, người nhà người bệnh tại các buổi họp hội đồng người bệnh các cấp. Các bệnh viện tăng cường công tác đi buồng của điều dưỡng viên, điều dưỡng trưởng nhắc nhở bệnh nhân, người nhà bệnh nhân thực hiện tốt nội quy khoa phòng, giữ vệ sinh buồng bệnh sạch sẽ, đặc biệt chủ động ngủ trong màn để phòng chống muỗi đốt.

Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết của cơ quan chuyên môn tuyến trên như Bộ Y tế, Sở Y tế, chuyên khoa đầu ngành truyền nhiễm và tổ chức tập huấn cho toàn bộ điều dưỡng cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết đặc biệt cách phát hiện sớm các bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết khi đang nằm điều trị khoa để chuyển khám và điều trị kịp thời.

Hà Hùng