Print

Đến năm 2030, Việt Nam có 70% người trưởng thành sử dụng DVC trực tuyến

Thứ Ba, 17 /12/2024 16:35

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1588/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả DVC trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đề án nêu rõ, cung cấp DVC trực tuyến là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi, trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, lấy người dân là trung tâm, là đối tượng phục vụ. Để triển khai DVC trực tuyến chất lượng, hiệu quả, bên cạnh các nhiệm vụ về môi trường pháp lý và hạ tầng kỹ thuật, công tác tuyên truyền, phổ biến về DVC trực tuyến cũng là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng bởi Nhận thức đóng vai trò quyết định.

Thực tế, các bộ, ngành, địa phương đang thực hiện tuyên truyền về DVC theo cách truyền thống nhưng còn hạn chế về nội dung, chất lượng, hình thức do chưa có hướng dẫn thống nhất, do hạn hẹp về kinh phí, nguồn lực... Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trong triển khai DVC trực tuyến và chưa thu hút, chưa hình thành thói quen sử dụng DVC trực tuyến cho người dân, DN (tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến của cả nước mới đạt 45%, trong đó khối địa phương chỉ đạt 18%).

Trong bối cảnh đó, việc ban hành Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả DVC trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là rất kịp thời, làm căn cứ, hướng dẫn tập trung, thống nhất, chi tiết để tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến về DVC trực tuyến thường xuyên, liên tục, có trọng tâm và phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, trong từng bối cảnh cụ thể trên phạm vi toàn quốc, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đề án xác định 4 quan điểm, trong đó quan điểm đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận thông tin về cung cấp và sử dụng DVC trực tuyến là tiền đề quan trọng để phát triển Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; là nhiệm vụ cần tiến hành thường xuyên, liên tục, có trọng tâm và phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, trong từng bối cảnh cụ thể.

Thực tế, các bộ, ngành, địa phương đang thực hiện tuyên truyền về DVC theo cách truyền thống nhưng còn hạn chế về nội dung, chất lượng, hình thức do chưa có hướng dẫn thống nhất, do hạn hẹp về kinh phí, nguồn lực... Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trong triển khai DVC trực tuyến và chưa thu hút, chưa hình thành thói quen sử dụng DVC trực tuyến cho người dân, DN (tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến của cả nước mới đạt 45%, trong đó khối địa phương chỉ đạt 18%).

Trong bối cảnh đó, việc ban hành Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả DVC trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là rất kịp thời, làm căn cứ, hướng dẫn tập trung, thống nhất, chi tiết để tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến về dịch vụ công trực tuyến thường xuyên, liên tục, có trọng tâm và phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, trong từng bối cảnh cụ thể trên phạm vi toàn quốc, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đề án xác định 4 quan điểm, trong đó quan điểm đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận thông tin về cung cấp và sử dụng DVC trực tuyến là tiền đề quan trọng để phát triển Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; là nhiệm vụ cần tiến hành thường xuyên, liên tục, có trọng tâm và phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, trong từng bối cảnh cụ thể.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải có đột phá, chuyển đổi mạnh mẽ phương thức phục vụ nhân dân từ “bị động” sang “chủ động” dựa trên dữ liệu. Đề án đặt ra 2 mục tiêu chung, hướng đến việc mọi người dân đều được cung cấp thông tin, được hướng dẫn, hỗ trợ, phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng DVC trực tuyến để có khả năng tự sử dụng DVC trực tuyến một cách thuận tiện, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu cá thể hóa; đồng thời tích cực tham gia, phản hồi để cơ quan nhà nước nâng cao chất lượng cung cấp DVC trực tuyến.

Đề án cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là: 70% người dân trưởng thành sử dụng DVC trực tuyến. Để thực hiện các mục tiêu đặt ra, Đề án đã xác định 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng DVC trực tuyến qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội; Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng DVC trực tuyến qua các hệ thống thông tin cơ sở.

Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng DVC trực tuyến thông qua các phương thức khác; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng DVC trực tuyến tại các cơ sở giáo dục; nâng cao chất lượng cung cấp DVC trực tuyến; định hướng nội dung, hoạt động và xây dựng, biên tập các tài liệu tuyên truyền thuộc phạm vi của Đề án.

Thanh Hằng