Print

Đóng tiếp nối theo BHXH tự nguyện như thế nào?

Thứ Hai, 01 /05/2023 15:55

Bạn thuthuy140789@gmail.com hỏi: Em đóng BHXH được hơn 2 năm ở cơ quan, đến tháng 12/2019 thì nghỉ việc. Nay em muốn đóng BHXH tiếp nối theo BHXH tự nguyện được không. Hiện tại, em muốn đóng tiếp và đóng bù vào phần 3 năm em chưa đóng được không?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 3, Điều 12 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, người đăng ký tham gia BHXH tự nguyện, hoặc đóng tiếp BHXH tự nguyện, kể từ ngày đăng ký tham gia, hoặc ngày bắt đầu kỳ đóng tiếp theo (đóng tiếp), thì thời điểm đóng trong tháng đối với phương thức đóng hàng tháng, trong 3 tháng đối với phương thức đóng 3 tháng một lần; trong 4 tháng đầu đối với phương thức 6 tháng một lần và trong 7 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

Quá thời điểm đóng BHXH tự nguyện theo quy định mà không đóng BHXH thì được coi là tạm dừng đóng BHXH tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng BHXH tự nguyện, nếu tiếp tục đóng, thì phải đăng ký lại với cơ quan BHXH. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó, thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Trường hợp của bạn đã đóng BHXH bắt buộc được hơn 2 năm, tháng 12/2019 nghỉ việc mà không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, thì được tham gia BHXH tự nguyện. Bà đăng ký tham gia và đóng BHXH tự nguyện theo phương thức quy định. Thời gian 3 năm kể từ khi ngừng đóng BHXH bắt buộc đến khi tham gia BHXH tự nguyện không có quy định của pháp luật để thực hiện đóng bù.

BBT