Khi quỹ BHYT ngày càng chi trả cho nhiều dịch vụ y tế và nhu cầu của người dân trong KCB ngày càng cao thì việc xây dựng các cơ chế đảm bảo an toàn nguồn lực cho quỹ BHYT càng cấp thiết. Vì vậy, ứng dụng bằng chứng đánh giá tác động ngân sách trong xây dựng gói quyền lợi BHYT là yêu cầu bắt buộc.

Từ bài toán
chi phí KCB BHYT

Chia sẻ về những thách thức đối với hệ thống y tế Việt Nam, TS.Nguyễn Khánh Phương- Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) đánh giá: Tốc độ gia tăng chi cho y tế ở Việt Nam đang cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP (13,3% so với 6,13% giai đoạn 2010-2017); chi y tế bình quân đầu người năm 2017 đã là 146,4 USD, cao hơn mức chi cho y tế bình quân của các nước thu nhập trung bình thấp- 138 USD.

Tỷ lệ tổng chi y tế so với GDP tại Việt Nam (%)

Tỷ lệ tổng chi y tế so với GDP tại Việt Nam (%)

Chi tiền túi hộ gia đình vẫn ở mức cao (45% vào năm 2017). Trong khi đó nguồn lực tài chính có hạn đang tạo áp lực đến cân đối NSNN và quỹ BHYT, đòi hỏi các quyết định sử dụng và phân bổ ngân sách phải có căn cứ thực tế, giải trình được và phải đạt hiệu quả cao.

Chi y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước năm 2016

Chi y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước năm 2016

Theo ThS.Vũ Nữ Anh- Vụ BHYT (Bộ Y tế), trước năm 2016, thu quỹ BHYT luôn cao hơn số chi quỹ BHYT và có kết dư. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016- 2019, quỹ BHYT phải đối mặt với tình trạng mất cân đối thu- chi rất lớn với số chi KCB BHYT thường xuyên cao hơn quỹ KCB BHYT được sử dụng trong năm.

Theo thống kê, tỷ lệ sử dụng quỹ KCB BHYT trong năm của năm 2016 là 112%, của năm 2017 là 123,1%, năm 2018 là 109,7%, năm 2019 là 119%.

Đánh giá bức tranh chung này, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Chỉ số chi tiêu công cho y tế tại Việt Nam (năm 2000=100)

Chỉ số chi tiêu công cho y tế tại Việt Nam (năm 2000=100)

Xét trên khía cạnh đầu vào, nước ta đang cố định một mức thu mà không có sự thay đổi. Trong khi đó, ở đầu ra, sự phát triển của công nghệ y tế, nhu cầu về KCB, nhu cầu sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao không ngừng tăng lên, dẫn đến việc mất cân đối thu- chi quỹ BHYT trở thành vấn đề tất yếu.

Trong 2 năm 2020- 2021, số thu BHYT cao hơn số chi, nhưng hoàn toàn do những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, chứ không phản ánh đúng bản chất của công tác KCB và chi phí KCB.

Trong năm 2022, Việt Nam có thể kiểm soát tốt dịch bệnh để đưa hoạt động xã hội chuyển sang trạng thái bình thường mới và người dân cũng có thể tiếp cận dịch vụ y tế tốt hơn, nên chi phí KCB BHYT có thể tăng cao.

“Nước ta đang đánh giá theo hướng xác định nhu cầu thật để đi KCB. Đây cũng là cơ hội để có thể tạo nên sự cân bằng mới trong việc thực hiện chính sách BHYT cũng như cân đối thu- chi quỹ BHYT”, ông Sơn nói.

Trong vài năm gần đây, cầu và cung đối với bằng chứng đánh giá công nghệ y tế (HTA) tăng lên rõ rệt tại Việt Nam với trọng tâm là đánh giá tác động ngân sách, hiệu quả- chi phí của dịch vụ y tế trong gói quyền lợi BHYT.

Tại Quyết định 5315/QĐ-BYT (năm 2018), Bộ Y tế đã xây dựng nguyên tắc, tiêu chí bổ sung thuốc mới vào danh mục thuốc BHYT.

Bộ Y tế yêu cầu phải có bằng chứng về tác động ngân sách của thuốc. Trong Bộ tiêu chí đàm phán giá thuốc biệt dược gốc, cũng yêu cầu thuốc đưa vào đàm phán giá phải có nghiên cứu chứng minh chi phí hiệu quả tại Việt Nam với ngưỡng chi trả 1-3 GDP và đã được công bố trên các báo, tạp chí, tài liệu được tính điểm…

Trong quá trình xây dựng Danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BYT, lần đầu tiên Bộ Y tế đã chính thức ban hành 4 bộ nguyên tắc, tiêu chí xây dựng Danh mục.

Trong đó yêu cầu bắt buộc các đơn vị phải cung cấp báo cáo đánh giá tác động ngân sách đối với các thuốc đề xuất bổ sung mới vào Danh mục, đề xuất mở rộng tỷ lệ, điều kiện thanh toán, mở rộng hạng BV được sử dụng.

Nhờ đó, đã lựa chọn được thuốc an toàn, hiệu quả đáp ứng nhu cầu điều trị, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT và phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT.

Thực tế, tỷ lệ chi phí thuốc BHYT trong tổng chi KCB BHYT trong năm 2019- 2020 đã giảm so với năm 2018 (cơ cấu thuốc chiếm 41,5% năm 2018, 39,8% năm 2019 và 39,38% năm 2020).

Thể chế hóa yêu cầu
đánh giá tác động ngân sách

Theo phân tích của các chuyên gia y tế, Việt Nam hiện đang có một số thuận lợi trong đánh giá tác động ngân sách (BIA) đối với dịch vụ y tế.

Trước hết là sự công nhận của các nhà hoạch định chính sách (Quyết định 5315/QĐ-BYT đối với danh mục thuốc BHYT); nhân lực thực hiện đánh giá tác động ngân sách nói riêng và đánh giá công nghệ y tế nói chung khi mạng lưới chuyên gia kinh tế dược và đánh giá công nghệ y tế ngày càng mở rộng với năng lực chuyên môn cao, được cập nhật thường xuyên.

Mô hình ước tính, một số tham số về hiệu quả, dữ liệu về thị phần có thể sẽ có sẵn để thực hiện tại Việt Nam, do các thuốc phát minh tiếp cận vào thị trường Việt Nam thường có độ trễ nhất định so với các quốc gia phát triển.

Quá trình phê duyệt BHYT đối với các thuốc được thực hiện sau khi đã được phê duyệt đăng ký với khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó là sự ra đời của một số cơ sở dữ liệu đầu vào về chi phí.

Trên thế giới, việc sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế được sử dụng hiệu quả trong xây dựng gói quyền lợi của các hệ thống y tế khác nhau (xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản ở các nước thu nhập thấp với độ bao phủ BHYT thấp; gói dịch vụ được bảo đảm ở các nước thu nhập trung bình; phân tích cận biên để mở rộng gói quyền lợi tại các nước có hệ thống y tế vững mạnh).

Hiện nay, tại các nước có thu nhập cao trong tổ chức Hợp tác và phát triển quốc tế (OECD) đang gia tăng xu hướng sử dụng đánh giá công nghệ y tế với nội dung chủ yếu là đánh giá kinh tế y tế để xem xét đưa thuốc vào danh mục chi trả với mức giá đề xuất và đánh giá lợi ích gia tăng để làm cơ sở đàm phán giá.

Cụ thể, Đức yêu cầu đánh giá tất cả các thuốc phát minh mới; Úc, Pháp yêu cầu đánh giá tất cả thuốc đề xuất vào danh mục chi trả BHYT; Anh áp dụng đối với các thuốc chi phí cao hoặc hiệu quả chưa chắc chắn.

Tương tự tại các nước thu nhập thấp và trung bình, Nam Phi xây dựng hướng dẫn điều trị dựa trên bằng chứng đánh giá công nghệ y tế, Thái Lan sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế trong xây dựng danh mục thuốc thiết yếu, Trung Quốc ứng dụng đánh giá công nghệ y tế trong đàm phán giá và cập nhật danh mục thuốc thanh toán quốc gia; Malaysia có văn bản yêu cầu đánh giá đánh giá công nghệ y tế khi mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế đắt tiền...

Thời gian tới, việc sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế, bằng chứng về đánh giá tác động ngân sách trong xây dựng chính sách thuốc BHYT sẽ không còn mang tính khuyến khích mà chắc chắn sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc tạ̣i Việt Nam, nhất là đối với các thuốc đề xuất bổ sung mới vào Danh mục.

Đại diện Vụ BHYT (Bộ Y tế) cũng chỉ ra một số yêu cầu để xây dựng hệ thống đánh giá công nghệ y tế tại Việt Nam. Trước hết hoạt động này cần phải được thể chế hóa, phải có quy định ứng dụng đánh giá công nghệ y tế trong xây dựng gói quyền lợi trong Luật BHYT.

Đồng thời, xây dựng và ban hành chính thức các quy trình tiêu chuẩn trong việc ra quyết định, đặc biệt trong xây dựng chính sách về quyền lợi BHYT.

Thể chế hóa tổ chức và hoạt động đánh giá công nghệ y tế thông qua thành lập Tổ chức (chính thức) có chức năng quản lý/điều phối/ thực hiện các hoạt động đánh giá công nghệ y tế; các quy trình sử dụng đánh giá công nghệ y tế trong quyết định chính sách.

Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực đội ngũ; chuẩn bị nền tảng về số liệu, thông tin (hệ thống quản lý thông tin; bộ chỉ số của hệ thống thông tin Bộ Y tế; cơ chế chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, đặc biệt giữa Bộ Y tế- BHXH Việt Nam- đơn vị nghiên cứu; các hướng dẫn đánh giá công nghệ y tế; cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá công nghệ y tế).

Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức, kiến thức, thái độ của các bên liên quan về tầm quan trọng của bằng chứng đánh giá công nghệ y tế trong quá trình hoạch định chính sách; tăng cường chia sẻ thông tin, hợp tác...

Thực hiện: Ngọc Thảo
Trình bày: Hà Hùng

This is a Shorthand story for reviewPublished stories don't show this section.

GIVE FEEDBACK TO THE STORY OWNER

This feature is not available in landscape. Please rotate your device.

GIVE FEEDBACK TO THE STORY OWNER

More than 4 characters is required
Name must contain only letters, hyphens, apostrophes, full-stops and spaces
Wait, that does not look like a valid email address!
Your feedback was sent to the story owner.
There is been an issue with submitting your feedback.

TEST ON ANOTHER DEVICE

This feature is not available in landscape. Please rotate your device.

TEST ON ANOTHER DEVICE