BHXH ra đời từ cuối thế kỷ XIX, bắt nguồn từ việc bảo vệ nguồn thu nhập từ tiền lương cho giới thợ (người làm công hưởng lương), ban đầu là các Quỹ tương thân do NLĐ tự nguyện đóng góp, sau đó có thêm sự đóng góp (nhưng không bắt buộc) của giới chủ.

Dần dần, để ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình họ, góp phần ổn định xã hội, nhà nước/chính phủ các nước đã can thiệp và quy định việc đóng góp bắt buộc của cả giới thợ và giới chủ vào quỹ BHXH tập trung.

Ở Việt Nam, BHXH ra đời ngay sau khi thành lập nước (9/1945), tuy nhiên, loại hình này chỉ thực hiện cho CNVC Nhà nước, có quy định sự đóng góp của các đơn vị, xí nghiệp, nhưng chủ yếu nguồn chi trả lấy từ NSNN.

Kể từ sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, BHXH hoạt động theo cơ chế đóng- hưởng, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mở rộng đến NLĐ làm công hưởng lương ở mọi thành phần kinh tế. Nguồn quỹ chủ yếu do NLĐ và người SDLĐ đóng góp.

Tuy việc tham gia BHXH mang lại lợi ích to lớn cho cả 2 bên và xã hội, nhưng thực tế, nhiều người SDLĐ, thậm chí cả NLĐ vẫn không tuân thủ pháp luật, tìm mọi cách để trốn đóng, nợ đóng BHXH.

Năm 2021, cả nước có 23,7 triệu người làm công hưởng lương, nhưng chỉ có 15,1 triệu người tham gia BHXH bắt buộc (chiếm 63,7%); có 195.700 đơn vị chậm đóng/nợ đóng BHXH, cho gần 2,9 triệu NLĐ, với số tiền 10.230 tỷ đồng.

Mặc dù có nhiều biện pháp nhằm tăng cường tính tuân thủ pháp luật về BHXH của NLĐ và người SDLĐ, nhưng những vi phạm liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm tham gia đóng BHXH vẫn có xu hướng gia tăng. Bài viết này tập trung đánh giá thực trạng tuân thủ pháp luật về đóng BHXH của NLĐ và người SDLĐ. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường tính tuân thủ pháp luật BHXH của 2 đối tượng này.

- Trách nhiệm tham gia đóng

Chính sách BHXH ở nước ta được xây dựng theo nguyên tắc “đóng- hưởng”. Cũng như nhiều nước trên thế giới, trách nhiệm đóng BHXH được phân bổ cho cả NLĐ và người SDLĐ.

Theo quy định hiện hành, NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc về cơ bản gồm toàn bộ người làm công hưởng lương, bao gồm: CBCCVC; người làm việc trong quân đội, công an nhân dân; người làm việc theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc với thời hạn từ 1 tháng trở lên; cán bộ không chuyên trách cấp xã; người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Người SDLĐ bao gồm các cơ quan, đơn vị, tổ chức, DN, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, SDLĐ theo HĐLĐ.

Mức đóng BHXH được quy định theo tỷ lệ tính trên tổng quỹ tiền lương đóng BHXH của đơn vị (NLĐ và người SDLĐ cùng đóng). Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bao gồm lương chính, các loại phụ cấp: chức vụ, thâm niên nghề, thâm niên vượt khung đối với người hưởng lương theo thang bảng lương do nhà nước quy định; lương chính, phụ cấp và các khoản bổ sung đối với người hưởng lương theo mức lương do người SDLĐ quyết định.

- Xử lý vi phạm về đóng BHXH

Các hành vi vi phạm về đóng BHXH bao gồm: trốn đóng, chậm đóng và chiếm dụng tiền đóng. NLĐ, người SDLĐ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, ngoài ra còn 1 số hình phạt khác như bồi thường nếu gây thiệt hại; nộp tiền lãi nếu chậm đóng; trích đóng từ tài khoản.

Xử lý vi phạm hành chính áp dụng với đơn vị có hành vi trốn đóng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: (1) bị phạt tiền từ 50 đến 70 triệu đồng, (2) bị buộc phải đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, (3) bị buộc nộp khoản tiền lãi bằng 2 lần lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước.

Xử lý hình sự áp dụng với người có nghĩa vụ đóng BHXH mà gian dối hoặc sử dụng thủ đoạn để không đóng hoặc không đóng đầy đủ từ 6 tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn đóng BHXH nếu trốn đóng từ 50 triệu trở lên hoặc trốn đóng từ 10 người trở lên.

Khung hình phạt được chia thành 3 mức, theo số tiền hoặc số người trốn đóng, đối với cá nhân, hình phạt chính là phạt tiền, từ 50 đến 1 tỷ đồng và bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm, đối với pháp nhân thương mại, bị phạt tiền từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng. 

Tình hình tham gia BHXH

Theo quy định tại Luật BHXH năm 2014, kể từ tháng 1/2018, NLĐ có ký kết HĐLĐ từ 1 tháng trở lên đều phải tham gia BHXH bắt buộc, như vậy, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gần như đã bao phủ toàn bộ người làm công hưởng lương.

Số lượng đơn vị SDLĐ và NLĐ tham gia BHXH có xu hướng tăng hàng năm, cả về số tuyệt đối và số tương đối, có thể thấy qua bảng số liệu sau:

Số lao động tham gia BHXH tăng qua các năm, năm 2020 có bị giảm đi chút ít do bị ảnh hưởng dịch COVID-19, nhưng, năm 2021, số lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng trở lại, mặc dù số tăng không nhiều (0,22%).

So sánh số NLĐ đã tham gia BHXH với số lao động làm công hưởng lương (đối tượng tham gia BHXH bắt buộc), thì mới có gần 60% tham gia.

Tình hình nợ đóng BHXH

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tình trạng nợ đóng BHXH đang diễn ra ở hầu hết các địa phương và số nợ BHXH hiện nay lên tới hàng nghìn tỷ đồng, chủ yếu tập trung ở khu vực DN. Đây là một trong những vấn đề tồn tại lớn nhất của công tác quản lý thu BHXH, có thể thấy qua bảng số liệu sau:

Số nợ BHXH tuyệt đối qua các năm đều tăng và tăng nhiều vào năm 2020. Năm 2021 số nợ lên đến hơn 10.000 tỷ đồng (bằng khoảng 3,6% số phải thu). Hầu hết các loại hình đơn vị tham gia BHXH đều nợ, kể cả cơ quan hành chính, sự nghiệp. Tuy nhiên, số nợ tập trung nhiều vào khu vực DN, đặc biệt là DN NQD.

Trong số tiền nợ đóng, có đến 30% là nợ dài hạn, từ 3 năm trở lên, nợ đóng BHXH được phân loại theo thời gian nợ như sau:

Nợ đóng BHXH có xu hướng gia tăng qua các năm, hơn nữa thời gian nợ ngày càng dài. Các đơn vị nợ BHXH có thể do kết quả sản xuất, kinh doanh không tốt, không có nguồn đóng BHXH cho NLĐ, nhưng nhiều DN muốn lợi dụng khoản tiền đóng BHXH, bởi lãi suất phạt chậm đóng thấp, chỉ bằng hoặc thấp hơn lãi suất đi vay.

Trốn đóng, nợ đóng BHXH là vấn đề đã được các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết nhiều năm nay, nhiều biện pháp được sử dụng để hạn chế tình trạng này như tăng hình phạt, bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH cho BHXH Việt Nam, tuy nhiên tình hình trốn đóng, nợ/chậm đóng BHXH chưa được cải thiện nhiều.

- Thứ nhất, tăng cường thanh tra và xử lí vi phạm về đóng BHXH

Sau khi được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, giai đoạn 2017- 2021, ngành BHXH Việt Nam đã thanh tra chuyên ngành đóng tại 34.078 đơn vị, thanh kiểm tra liên ngành tại 20.553 đơn vị.

Qua đó đã phát hiện và yêu cầu đơn vị đóng bổ sung cho trên 150.000 NLĐ thuộc diện phải tham gia BHXH, BHYT bắt buộc nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng 646,2 tỷ đồng; phát hiện 196.198 NLĐ tham gia thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng 331,8 tỷ đồng; truy thu được 64,6% tổng số nợ của các đơn vị bị thanh tra.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều DN trốn đóng và nợ BHXH trong thời gian dài, việc khởi tố người SDLĐ vi phạm về BHXH còn phức tạp, phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan Công an.

Muốn tăng cường sự tuân thủ pháp luật BHXH của người tham gia, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành, tăng cường công tác thanh tra đột xuất; xây dựng kênh tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi từ NLĐ và người dân về trốn đóng BHXH; đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ban, ngành có liên quan, đặc biệt là cơ quan Công an trong công tác thanh tra, kiểm tra phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH.

Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về đóng BHXH, bắt đầu từ việc khai báo SDLĐ tại các đơn vị. Các cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt lập lại kỷ cương trong việc tuân thủ pháp luật BHXH.

- Thứ hai, nâng cao nhận thức của người tham gia BHXH, tăng cường trách nhiệm giám sát của các tổ chức, cá nhân có liên quan

Để hạn chế tình trạng nợ BHXH, cần phải thay đổi nhận thức của NLĐ và người SDLĐ. Bản thân NLĐ phải đồng hành cùng người SDLĐ trong thực hiện trách nhiệm đóng BHXH. NLĐ là nhân tố bên trong thúc đẩy DN tuân thủ quy định pháp luật về BHXH. Muốn vậy, cần đẩy mạnh truyền thông về BHXH bằng nhiều hình thức.

Cần tăng cường nhiều kênh giải đáp, xử lý thông tin trực tuyến, ngoài trang web, cần chú ý đến các trang mạng xã hội có ảnh hưởng lớn như Facebook, Zalo, Tiktok…, tạo niềm tin cho người dân, DN vào BHXH.

Ngoài ra, cần tăng cường trách nhiệm giám sát, trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, hội viên của các tổ chức có liên quan như Công đoàn, hiệp hội nghề nghiệp… để tạo sức ép tuân thủ pháp luật BHXH đối với người SDLĐ.

Tóm lại, sự tuân thủ pháp luật BHXH của NLĐ và người SDLĐ sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của chính 2 chủ thể này và góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

- TS.Hoàng Bích Hồng, TS.Mai Thị Hường
(Trường ĐH Lao động-Xã hội)

Trình bày: Hà Hùng

This is a Shorthand story for reviewPublished stories don't show this section.

GIVE FEEDBACK TO THE STORY OWNER

This feature is not available in landscape. Please rotate your device.

GIVE FEEDBACK TO THE STORY OWNER

More than 4 characters is required
Name must contain only letters, hyphens, apostrophes, full-stops and spaces
Wait, that does not look like a valid email address!
Your feedback was sent to the story owner.
There is been an issue with submitting your feedback.

TEST ON ANOTHER DEVICE

This feature is not available in landscape. Please rotate your device.

TEST ON ANOTHER DEVICE