Phần Lan là Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong 8 năm liên tiếp
Phần Lan, Đan Mạch, Iceland và Thụy Điển- là các quốc gia Bắc Âu có thứ hạng cao trong danh sách những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2025. Trong đó, Phần Lan giữ vị trí Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong 8 năm liên tiếp.
Trung tâm Nghiên cứu Hạnh phúc của Đại học Oxford (Vương Quốc Anh) vừa công bố Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025. Năm nay, các quốc gia Bắc Âu vẫn có thứ hạng cao trong Danh sách, giữ vị trí số 1 là Phần Lan. Tiếp theo là Đan Mạch, Iceland và Thụy Điển. Hai quốc gia châu Mỹ là Costa Rica và Mexico lần đầu tiên lọt vào TOP10, lần lượt xếp thứ 6 và thứ 10.
Đại diện Đại học Aalto (Phần Lan) nhận định, hạnh phúc của Phần Lan phần lớn là nhờ vào một "xã hội hoạt động ổn định"; theo đó, "công bằng, tự do và tỷ lệ tham nhũng thấp- tất cả những điều này, ở một quốc gia, đều ghi nhận mức độ hạnh phúc cao hơn của người dân". Mở rộng ra Bắc Âu, các quốc gia thuộc khu vực này thường có hệ thống phúc lợi đầy đủ vượt trội, bao gồm chế độ nghỉ phép có lương khi chăm sóc con cái; trợ cấp thất nghiệp và BHYT toàn dân.
Còn về Mỹ, lần đầu tiên rơi khỏi TOP20 Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm vào năm ngoái. Năm nay thứ hạng của quốc gia này tiếp tục giảm xuống vị trí thứ 24- thứ hạng thấp nhất kể từ khi Báo cáo Hạnh phúc Thế giới được công bố lần đầu vào năm 2012. Các nhà nghiên cứu lưu ý, kết quả này một phần do ngày càng có nhiều người ăn tối một mình: "Số lượng người ăn tối một mình (cô đơn) ở Mỹ tăng 53% trong 20 năm qua; trong khi việc dùng bữa tối chung (với gia đình) có liên quan chặt chẽ đến cảm giác hạnh phúc". Bên cạnh đó, Mỹ cũng là một trong số ít quốc gia có số lượng "ca tử vong vì tuyệt vọng" (ca tử vong do tự tử hoặc lạm dụng ma túy) gia tăng, trong khi số ca tử vong tương tự đang giảm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Ở chiều ngược lại, Afghanistan là Quốc gia bất hạnh nhất thế giới- nơi đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo kể từ khi Taliban lên nắm quyền vào năm 2020.
Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025 dựa trên dữ liệu khảo sát toàn cầu từ năm 2022 đến năm 2024. Căn cứ đánh giá dựa trên mức trung bình 3 năm của các chỉ tiêu như: Mức độ hài lòng với cuộc sống của người dân; Tổng Sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (HTCTTKQG, được tính bằng cách chia Tổng Sản phẩm trong nước trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng), An sinh xã hội; Tuổi thọ trung bình cao; BHYT toàn dân; Tự do; Bình đẳng; Tỷ lệ tham nhũng thấp…
Tùng Anh (Theo Helsinki’s News)