Quy định vị trí làm việc nặng nhọc, độc hại trong ngành may mặc
Bạn Huỳnh Hữu Hân (Đồng Nai) hỏi: “Những công nhân không trực tiếp vận hành máy may công nghiệp, mà làm ở những vị trí như trải vải, đánh số, xếp mex, giao nhận, kho... có được tính là công việc nặng nhọc, độc hại không.
Trả lời:
Hiện nay, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (NNĐHNH) hoặc đặc biệt NNĐHNH làm căn cứ tính hưởng BHXH được áp dụng theo Danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ LĐ-TB&XH.
Theo đó:
- NLĐ làm các nghề, công việc NNĐHNH hoặc đặc biệt NNĐHNH được thực hiện các chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và BHXH.
- Thời gian NLĐ làm các nghề, công việc ban hành kèm theo các quyết định, thông tư bị bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH vẫn được tính là thời gian làm các nghề, công việc NNĐHNH hoặc đặc biệt NNĐHNH cho đến ngày Thông tư này có hiệu lực.
Đề nghị bạn đối chiếu quy định nêu trên để thực hiện. Trường hợp NLĐ của công ty bạn thực sự làm nghề, công việc NNĐHNH hoặc đặc biệt NNĐHNH, hồ sơ thể hiện làm nghề, công việc NNĐHNH thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành, có hưởng lương và đóng BHXH theo nghề, công việc này nhưng sổ BHXH ghi chưa đúng chức danh nghề, công việc NNĐHNH thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành, thì bạn đề nghị người SDLĐ tập hợp hồ sơ liên quan, đề nghị cơ quan BHXH xem xét, thực hiện điều chỉnh thông tin ghi trên sổ BHXH để làm căn cứ tính hưởng BHXH.
BBT
- BHXH, BHYT đồng hành cùng người dân vùng cao
- Nỗ lực đưa chính sách BHXH, BHYT đến những bản làng xa xôi
- NLĐ chủ động chấm dứt hợp đồng lao động thì có được nhận lại sổ BHXH?
- Quy định về việc chuyển hưởng chế độ BHXH đến nơi tạm trú
- Quy định nộp hồ sơ thai sản trong trường hợp công ty chuyển địa chỉ đăng ký kinh doanh