Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, người dân, NLĐ có thể tìm hiểu chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp bất kỳ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Nắm được xu thế này, cơ quan BHXH các tỉnh, thành phố đã sớm chủ động xây dựng những phương thức tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT trên nền tảng kỹ thuật số một cách phù hợp, hiệu quả cao.

Tiết kiệm chi phí và nhân lực

Hiện nay, toàn bộ ứng dụng CNTT ngành BHXH Việt Nam được triển khai, xây dựng theo kiến trúc Chính phủ điện tử do Bộ TT-TT ban hành. Trung tâm Điều hành hệ thống CNTT của Ngành được xây dựng và vận hành hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác chuyển đổi số. Công tác ứng dụng CNTT tại BHXH các tỉnh, thành phố được chú trọng, góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ.

Theo đó, BHXH các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền chế độ chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh qua các nền tảng mạng xã hội như: Zalo, Facebook, Youtube...

Item 1 of 3

Đặc biệt, thời gian qua, BHXH các tỉnh, thành phố đã tổ chức nhiều chương trình Livestream các chính sách BHXH, BHYT trên trang Fanpage Facebook thu hút rất nhiều người xem.

Bà Nguyễn Thị Bích Chi- Phó Trưởng phòng Truyền thông và phát triển đối tượng (BHXH tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) cho biết, công tác tuyền thông chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp sẽ hết sức vất vả nếu như không có kỹ thuật số, đặc biệt là thời điểm dịch COVID-19 bùng phát mạnh, hầu như tất cả bị “khóa chặt, đông cứng”.

Thời điểm đó, khi trở lại trạng thái bình thường mới, nếu như không có kỹ thuật số, mạng xã hội thì mọi công tác truyền thông gần như tê liệt. Rất may từ nhiều năm trước, BHXH tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã tiếp cận với cách tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp qua các trang mạng xã hội: Zalo, Facebook, Youtube…

Chính vì thế, mọi hoạt động tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp vẫn diễn ra. NLĐ, DN vẫn tiếp cận và tìm hiểu chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Điều này đã góp phần vào công tác phát triển đối tượng, giải quyết quyền lợi cho NLĐ, DN ít ảnh hưởng và không bị gián đoạn.

Anh Lê Văn Hòa (huyện Châu Đức, tình Bà Rịa- Vũng Tàu) cho biết: “Trong thời gian 4 tháng dịch COVID-19 cao điểm cũng là lúc tôi làm thủ tục nhận BH thất nghiệp. Vì là lần đầu tiên nhận BH thất nghiệp nên lúng túng không biết cách thức làm như thế nào. Rất may, tôi đã tìm hiểu qua trang Zalo của một CCVC BHXH tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nên mọi công việc, thủ tục đã được hướng dẫn trơn tru”.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh- Trưởng phòng Truyền thông và phát triển đối tượng (BHXH TP.HCM) cho biết: “Chính nhờ nền tảng kỹ thuật số, các trang mạng xã hội ra đời đã góp phần rất lớn trong công tác truyền thông và phát triển đối tượng của cơ quan BHXH. Tại BHXH TP.HCM, ngay thời điểm dịch, công tác tuyền thông không những không bị chững lại mà càng được đẩy mạnh hơn thông qua trang Zalo, Facebook, Youtube…Cũng nhờ kỹ thuật số mà mỗi CCVC, NLĐ ngành BHXH Việt Nam có thể trở thành tuyên truyền viên tích cực. Không dừng lại đó, BHXH TP.HCM còn tổ chức rất nhiều chương trình Livestream chính sách BHXH, BHYT trên trang Fanpage Facebook thu hút hàng ngàn lượt người xem, giúp người dân và DN hiểu, tháo gỡ những vướng mắc trong chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp…”.

Anh Hoàng Văn Đông- một chủ DN tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết: “Trước đây, việc tìm hiểu chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp khó, nhiều khi phải gọi điện trực tiếp lên cơ quan BHXH. Thế nhưng từ khi kỹ thuật số, mạng xã hội ra đời, cơ quan BHXH đã biết tận dụng nhiệu quả. NLĐ, DN rất dễ dàng tìm hiểu chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp để chủ động thực hiện, đồng thời giảm bớt áp lực cho cán bộ BHXH”.

Sáng tạo từ nền tảng
kỹ thuật số

Tại nhiều cơ quan BHXH, không chỉ áp dụng kỹ thuật số vào công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đơn thuần, mà nhiều đơn vị có những cách làm sáng tạo, thu hút NLĐ, DN tìm hiểu và tiếp cận chính sách này.

Theo ông Nguyễn Thanh Dũng- Phó Trưởng phòng Truyền thông và phát triển đối tượng (BHXH Quảng Nam), nhận thấy cách thức tuyên truyền về BHXH tự nguyện theo kiểu truyền thống (tờ gấp, treo áp phích, pano trên các trục đường hay tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử của tỉnh) và các nền tảng số (Facebook, Zalo, YouTube...) vẫn chưa chuyển tải hết được tính ưu việt của chính sách BHXH tự nguyện, nên BHXH tỉnh Quảng Nam đã đề xuất ý tưởng “Tuyên truyền BHXH tự nguyện qua hình thức nhạc chờ trên hệ thống mạng điện thoại di động”.

Nhạc chờ tuyên truyền BHXH tự nguyện được triển khai đồng loạt trên hệ thống các nhà mạng điện thoại di động Viettel, VinaPhone và MobiFone từ ngày 16/9/2020 đến nay.

Người dân khi gọi đến số điện thoại của người cài đặt nhạc chờ sẽ nghe thông tin nội dung tuyên truyền (có âm điệu nhạc nền) về lợi ích và quyền lợi mức đóng, mức hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện, cung cấp số tổng đài 19009068 và hướng dẫn người dân đăng ký tham gia BHXH tự nguyện tại các đại lý thu bưu điện và xã, phường, thị trấn.

Qua 2 năm triển khai nhạc chờ tuyên truyền BHXH tự nguyện do BHXH tỉnh Quảng Nam khởi xướng đã có đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân và NLĐ trên địa bàn tỉnh cài đặt sử dụng và đánh giá rất cao.

Đây được coi là một trong những sáng kiến, giải pháp tuyên truyền mang tính đổi mới, có tính ứng dụng cao của BHXH tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt, sáng kiến này không chỉ nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đội ngũ cán bộ truyền thông trong hệ thống BHXH Quảng Nam mà còn lan tỏa đến hệ thống BHXH tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Theo Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Nam Nguyễn Thanh Danh, bản ghi âm “Nhạc chờ BHXH tự nguyện” trên điện thoại di động của BHXH tỉnh Quảng Nam được Cục Bản quyền tác giả (Bộ VH-TT&DL) cấp bản quyền. Đây là kênh, hình thức tuyên truyền mới về BHXH tự nguyện, góp phần làm chính sách BHXH tự nguyện thêm gần gũi, thân thiện với mọi người. “Toàn ngành BHXH Việt Nam có gần 20.000 cán bộ, CCVC, NLĐ; nếu ứng dụng và tuyên truyền tốt thì ngoài mục tiêu tuyên truyền, số tiền thu được từ nhà mạng sẽ rất lớn, từ đó có thể dùng mua BHYT ủng hộ cho các đối tượng khó khăn…”- ông Danh chia sẻ.

Thực hiện: Lê Văn
Trình bày: Hà Hùng

This is a Shorthand story for reviewPublished stories don't show this section.

GIVE FEEDBACK TO THE STORY OWNER

This feature is not available in landscape. Please rotate your device.

GIVE FEEDBACK TO THE STORY OWNER

More than 4 characters is required
Name must contain only letters, hyphens, apostrophes, full-stops and spaces
Wait, that does not look like a valid email address!
Your feedback was sent to the story owner.
There is been an issue with submitting your feedback.

TEST ON ANOTHER DEVICE

This feature is not available in landscape. Please rotate your device.

TEST ON ANOTHER DEVICE