LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Tại sao cuộc chiến giữa con người và virus luôn khó khăn?

Shared facebook
Thứ Năm, ngày 10/03/2022 12:21

Virus là loài vi sinh vật nhỏ nhất, kích thước điển hình chỉ từ 0,02-0,3μm. Tuy nhiên, đây cũng là loại sinh vật “khôn ngoan”, gây ra nhiều phiền toái, thậm chí cướp đi mạng sống của hàng triệu người trên thế giới.

Virus chỉ nhân lên hoàn toàn trong tế bào sống của vật chủ. Chính vì vậy, để tiêu diệt virus, nhiều khi chính tế bào của chúng ta cũng phải chịu đựng những hệ luỵ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường. Cấu tạo của virus bao gồm lớp vỏ bên ngoài là protein hoặc lipit, lõi nhân là RNA hoặc DNA và các enzyme cần thiết cho virus nhân bản. Một vi sinh vật đơn giản như vậy, nhưng để chiến thắng nó, chế ngự được nó, cuộc chiến giữa con người và virus gặp muôn vàn khó khăn.

Virus SARS-CoV-2 (ảnh minh họa)

Virus được phân loại chủ yếu theo tính chất và cấu trúc của bộ gen và phương pháp sao chép của chúng, không phải theo bệnh mà chúng gây ra. Các virus có lõi DNA thường nhân bản trong nhân tế bào chủ, các virus lõi RNA điển hình thường nhân bản trong nguyên sinh chất của tế bào. Tuy nhiên, một số virus chỉ có lõi RNA dương (+), được gọi là retrovirus, sử dụng một phương pháp nhân bản rất khác, gọi là phiên mã ngược để tạo ra một bản sao DNA chuỗi kép từ bộ gen RNA của chúng.

Một ví dụ về retrovirus là virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human immunodeficiency virus, gọi tắt là HIV). Kích thước của HIV vô cùng nhỏ, đầu mũi kim có thể chứa được khoảng 16.000 con. Một loại virus gây bệnh bạch cầu ở người cũng vô cùng nguy hiểm. Nếu tế bào bị nhiễm virus thuộc dòng tế bào gốc, provirus tích hợp có thể được cố định thành retrovirus nội sinh và di truyền sang cho con cái.

Khi các nhà nghiên cứu giải trình tự bộ gen của con người cho thấy, ít nhất 1% bộ gen con người bao gồm các chuỗi retrovirus nội sinh, đại diện cho những lần gặp gỡ trước đây với retrovirus trong quá trình tiến hóa. Các chuyên gia về virus học cho rằng, một số rối loạn chưa rõ nguyên nhân, như bệnh đa xơ cứng, các rối loạn tự miễn và nhiều loại ung thư, có thể là do retrovirus nội sinh. Bởi vì phiên mã RNA không liên quan đến cơ chế kiểm tra lỗi tương tự như phiên mã DNA, nên các virus RNA, đặc biệt là retrovirus rất dễ bị đột biến. Đó chính là lý do các bệnh dịch do virus thường dai dẳng và con người phải đối phó với những chủng virus biến thể, không dễ dàng mà tiêu diệt chúng.

Khi xảy ra nhiễm virus, đầu tiên virus sẽ gắn vào tế bào chủ ở một hoặc một trong số các thụ thể trên bề mặt tế bào. DNA hoặc RNA của virus sau đó xâm nhập vào tế bào chủ và tách ra khỏi vỏ ngoài và sao chép bên trong tế bào chủ trong một quá trình đòi hỏi các enzyme cụ thể. Các thành phần virus mới được tổng hợp, sau đó lắp ráp thành một hạt virus hoàn chỉnh. Tế bào vật chủ thường chết, giải phóng các virus mới và tiếp tục lây nhiễm sang các tế bào vật chủ khác. Mỗi bước nhân bản của virus liên quan đến các enzyme và chất nền khác nhau, tạo cơ hội để can thiệp vào quá trình lây nhiễm. Đây là nguyên tắc để các nhà khoa học nghiên cứu ra các chất để tác động vào virus, làm cho cho chúng không nhân lên được và bị tiêu diệt. Đó là một quá trình khó khăn và có nhiều tác động gây hại đến chính tế bào vật chủ.

Hậu quả của nhiễm virus rất đa dạng. Nhiều trường hợp nhiễm virus gây ra bệnh cấp tính sau một thời gian ủ bệnh ngắn, nhưng một số không triệu chứng hoặc gây ra các triệu chứng không nặng nề. Nhiều bệnh nhiễm virus được làm sạch bởi các cơ chế bảo vệ của cơ thể, nhưng một số vẫn còn ở trạng thái tiềm ẩn, gây ra bệnh mạn tính. Các virus thông thường tiềm ẩn trong cơ thể, như herpesvirus, HIV, papovavirus, nhiễm khuẩn bẩm sinh với virus rubella hoặc cytomegalovirus, viêm gan B hoặc C. HIV có thể gây ra cả nhiễm virus tiềm ẩn và mạn tính. Một số rối loạn là do tái hoạt virus ở hệ thần kinh trung ương sau một khoảng thời gian tiềm tàng rất dài. Những bệnh này bao gồm các thể viêm não rất nguy hiểm, gây ra hệ luỵ không nhỏ đối với đời sống con người.

Có hàng trăm loại virus khác nhau có thể lây nhiễm sang người. Các virus chủ yếu lây nhiễm sang người qua đường hô hấp và đường ruột. Một số lây truyền qua đường tình dục và đường máu thông qua truyền máu, tiếp xúc niêm mạc, vết đâm qua da bằng kim đã nhiễm bẩn hoặc thông qua việc cấy ghép mô. Nhiều virus được truyền qua các loài động vật gặm nhấm hoặc động vật chân đốt, và loài dơi gần đây được xác định là vật chủ cho hầu hết các virus động vật có vú, bao gồm một số loài gây bệnh cho người. Đại dịch Covid-19 gây thiệt hại to lớn cho cả thế giới suốt gần 3 năm qua chính là do SARS-CoV-2, một chủng virus nguy hiểm đang biến thể khôn lường.

Virus tồn tại trên toàn thế giới, nhưng sự lây lan của chúng bị hạn chế bởi sức đề kháng tự nhiên, miễn dịch từ các lần nhiễm virus trước đó hoặc vắc-xin phòng ngừa, các biện pháp kiểm soát sức khoẻ cộng đồng và các loại thuốc chống virus dự phòng khác. Thuốc kháng virus được sản xuất nhằm vào các giai đoạn nhân bản của virus và làm chúng không nhân lên được với các cơ chế khác nhau. Nó có thể xói mòn sự gắn kết hạt virus với màng tế bào chủ hoặc không gắn với các axit nucleic của virus; ức chế thụ thể tế bào hoặc yếu tố cần thiết để nhân bản virus; chặn các enzim và protein được mã hoá virus cụ thể được sản xuất trong các tế bào chủ và là những yếu tố cần thiết cho sự nhân lên của virus chứ không phải đối với sự trao đổi chất của tế bào chủ. Một số loại thuốc có hiệu quả chống lại nhiều loại virus khác nhau.

Bệnh do virus có thể được loại bỏ bằng các loại vắc-xin hiệu quả. Trong lịch sử y học đã có nhiều bệnh được khống chế và thanh toán. Bệnh đậu mùa đã được thanh toán vào năm 1978. Bệnh dịch hạch ở gia súc (do một virus liên quan chặt chẽ đến virus sởi ở người) đã được loại trừ vào năm 2011. Bệnh bại liệt và sởi gần như đã được thanh toán ở hầu hết các quốc gia nhờ việc tiêm phòng.

Virus rất nguy hiểm, nhưng nhiều bệnh nhiễm virus có thể được ngăn ngừa bằng các biện pháp bảo vệ đơn giản và thực hiện thường quy như rửa tay, ăn uống an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc thực hành tình dục an toàn (ví dụ như phòng tránh HIV). Chính vì vậy, hiện nay chiến lược 5K cộng với phủ sóng tiêm chủng vắc-xin đủ liều đã hạn chế được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19 đang còn diễn biến dai dẳng.

ThS.Lê Quốc Thịnh



PortalCatRight

Khám dịch vụ vẫn được quỹ bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả

Cảnh báo website giả mạo Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam

Từ 1/7, trốn đóng BHXH có thể bị xử lý hình sự

Triển khai hiệu quả hệ thống BHXH trên toàn quốc từ ngày 1/7

Phát triển BHXH Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Điều kiện được hưởng trợ cấp thai sản khi tham gia BHXH tự nguyện

Điều kiện được nhận trợ cấp hưu trí xã hội từ ngày 1/7/2025

Những tác động của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung đối với người tham gia

Mức đóng BHXH bắt buộc của chủ hộ kinh doanh từ ngày 1/7

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chủ trì Phiên họp Hội đồng quản lý BHXH

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chủ trì Phiên họp Hội đồng quản lý BHXH

Hội nghị bàn giao nhiệm vụ tại BHXH Việt Nam

BHXH Việt Nam triển khai cơ cấu tổ chức mới

Không ngừng cải cách hành chính về BHXH, BHYT

Hiện thực hóa ước mơ “người nông dân có lương hưu” tại Nghệ An

Ngành BHXH Việt Nam: 30 năm nỗ lực đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT của người dân

BHXH Việt Nam: Sử dụng hiệu quả kết quả đo lường sự hài lòng của người dân

Tiếp tục phát huy hiệu quả truyền thông BHXH, BHYT

Chuyện BHYT… những ngày đầu tiên

Ngành BHXH Việt Nam: Tự hào, tự tin tiếp bước và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

Hoài niệm… thủa ban đầu

Chuyển đổi số toàn diện để phục vụ người dân

Nhìn lại dấu ấn chuyển đổi số năm 2024 của ngành BHXH Việt Nam

Phủ “lưới” an sinh ở vùng cao Mù Cang Chải

BHXH tỉnh Bắc Ninh: Tiếp tục phát huy các giải pháp phát triển BHXH, BHYT

Lan tỏa thông điệp bảo đảm an sinh xã hội của ngành BHXH Việt Nam

Tiếp tục phát huy dấu ấn công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Công tác tuyên truyền, phối hợp với cơ quan báo chí tiếp tục được BHXH Việt Nam triển khai mạnh mẽ

Hội nghị Công chức, viên chức cơ quan BHXH Việt Nam năm 2025

PortalCatRight

Để BHXH tự nguyện thực sự trở thành động lực của nền kinh tế quốc dân

Luật BHXH 2024 - Bước tiến quan trọng hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội

Cùng chung tay phát huy thành tựu BHYT toàn dân

Ngành Bảo hiểm xã hội: Hành trình kiến tạo văn hóa “an sinh xã hội” quốc gia

Ba thập kỷ lặng thầm phụng sự, BHXH Khu vực I vun đắp niềm tin và sự bảo trợ cho hàng triệu người Hà Nội

BHXH tỉnh Lâm Đồng: Luôn nỗ lực để chắc lưới an sinh

BHXH tỉnh Tuyên Quang: Nâng cao chất lượng phục vụ người dân và bảo đảm an sinh xã hội

Kỳ vọng và trách nhiệm đảm bảo an sinh xã hội

BHXH tỉnh Hà Tĩnh: Khi thi đua trở thành động lực

Vẹn nguyên kỷ niệm

Ngành BHXH Việt Nam: Dấu ấn rõ nét trong đảm bảo an sinh xã hội

BHXH Việt Nam: Tự hào truyền thống, vững bước tương lai

BHXH Việt Nam: Dấu ấn 30 năm đổi mới và hội nhập

Ai cũng thấy mình là một phần của câu chuyện BHXH, BHYT

Nguyên Giám đốc BHXH TP.HCM Cao Văn Sang: Vẹn nguyên với nghề an sinh

TS.Lê Duy Bình: Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025

Triển khai chính sách BHYT 2025: Chủ động bảo vệ quyền lợi người tham gia BHYT

Văn hóa BHXH- văn hóa của sự sẻ chia

Thực hiện chính sách BHXH, BHYT: Cần phát huy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo

BHXH TP.Hải Phòng: Sáng tạo trong phát triển BHXH tự nguyện

Ngành BHXH Việt Nam đã góp phần quan trọng đưa đất nước trở thành quốc gia tiên phong về an sinh xã hội

BHXH Việt Nam- 30 năm cùng tổ chức Công đoàn đồng hành với giai cấp công nhân, người lao động

Ngành BHXH là trụ cột quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội

Đặt niềm tin lớn lao vào ngành BHXH Việt Nam

Bồi đắp “văn hóa BHXH”: 30 năm vững sự nghiệp an sinh

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Xuân Ất Tỵ 1965

Ngành BHXH Việt Nam:Tâm thế mới, quyết tâm cao vững tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Xuân về nơi vùng cao Đà Bắc

BHXH, BHYT - Vững trụ cột an sinh xã hội (Bài cuối)

BHXH tỉnh Quảng Ninh: Kiến tạo an sinh bền vững

PortalCatRight

Mở rộng đối tượng tham gia BHYT

Mức hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện mới từ ngày 1/7

Thêm 4 nhóm được ngân sách nhà nước chi trả tiền mua BHYT

Các trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Những con số ấn tượng trong Tháng Vận động, triển khai BHXH toàn dân năm 2025

Cách sử dụng thẻ BHYT điện tử khi đi KCB từ ngày 1/6

Nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Chế độ thai sản cho lao động nữ khi tham gia BHXH tự nguyện

Các trường hợp khám chữa bệnh không được BHYT chi trả

5 trường hợp được hưởng 100% chi phí BHYT

Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

BHXH Việt Nam tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ

6 nhóm đối tượng cần tập trung tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHYT

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 trước ngày nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm 2025

Số người nhận BHXH một lần giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2025

Tăng cường công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Bước tiến mới giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH

Cách tính lương hưu theo quy định mới

10 BHXH khu vực hoạt động từ ngày 1/4

Tham gia BHXH của người lao động Việt Nam ở nước ngoài

Thay đổi quyền lợi người lao động theo quy định mới Luật BHXH 2024

Bổ sung đối tượng hưởng chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Kiện toàn thành viên Hội đồng Quản lý BHXH

Giải pháp phát triển ngành BHXH Việt Nam

Mức độ hài lòng đối với ngành BHXH Việt Nam năm 2024

Mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2030

Chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT

Công tác hội nhập và hợp tác quốc tế của ngành BHXH Việt Nam ngày càng được mở rộng

Ngành BHXH Việt Nam: Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được chú trọng

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

Đăng thông tin sai sự thật về tăng phí BHYT: Một phụ nữ ở TP.Đà Nẵng bị Công an triệu tập, xử lý

Đảm bảo thông suốt phục vụ người tham gia, hưởng chính sách BHXH, BHYT ngay từ tuyến cơ sở

Hướng dẫn về bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng từ ngày 1/7/2025

Để BHXH tự nguyện thực sự trở thành động lực của nền kinh tế quốc dân

Người dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Dương (cũ): Tiếp tục được hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, BHYT

Nghị định số 188/2025/NĐ-CP: Xóa tan thông tin thất thiệt tăng 6% mức đóng BHYT

TP.HCM: Tiết kiệm, hiệu quả từ số hóa truyền thông chính sách BHXH, BHYT

Đưa chính sách BHYT đến với nhân dân bằng sự thấu hiểu, sẻ chia và đồng hành

Phấn đấu chi trực tiếp từ tiền túi hộ gia đình cho chăm sóc y tế giảm còn 30%

Quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

BHXH Việt Nam hướng dẫn tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH từ tháng 7/2025

BHXH Khu vực XXVI (Đắk Lắk): Triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025

Vĩnh Long: Từ hôm nay, tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT sẽ sử dụng biên lai điện tử

Tiền lương cán bộ làm việc trong hệ thống BHXH áp dụng bằng tiền lương công chức

Lan tỏa trách nhiệm, kết nối niềm tin an sinh

BHXH khu vực XXVII quyết tâm hoàn thành mọi chỉ tiêu được giao

Cảnh báo website giả mạo Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam

BHXH Khu vực XVII: Linh hoạt giải pháp phát triển người tham gia BHXH, BHYT

TP. Hồ Chí Minh: Tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT toàn địa bàn

TP.Hồ Chí Minh: Thêm nhiều quyền lợi khi bệnh nhân ung bướu khám chữa bệnh BHYT

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter