Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Rõ ràng hơn cho bác sĩ, an toàn hơn cho người bệnh
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Rõ ràng hơn cho bác sĩ, an toàn hơn cho người bệnh

Shared facebook
Thứ Bảy, ngày 05/07/2025 10:52

 

Mới đây, Thông tư số 26/2025/TT-BYT vừa được Bộ Y tế ban hành đã có những điều chỉnh quan trọng nhằm siết chặt quy trình kê đơn thuốc ngoại trú: từ yêu cầu điền đầy đủ số định danh cá nhân, đến quy định cụ thể liều dùng, số lần dùng trong ngày, thời gian sử dụng… Không chỉ là thay đổi về mặt kỹ thuật, các quy định mới còn mang tính bước ngoặt trong việc minh bạch hóa thông tin, giảm sai sót điều trị và tiến tới quản lý thuốc bằng nền tảng số.

Đây cũng là bước đệm quan trọng cho mục tiêu kê đơn thuốc điện tử toàn quốc từ năm 2026 – giúp ngành y tế kiểm soát tốt hơn tình trạng lạm dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, thuốc gây nghiện… và bảo vệ an toàn điều trị cho hàng triệu người bệnh.

Thông tư số 26/2025/TT-BYT ngày 30/6/2025 quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có một số điểm mới như bổ sung trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc như: số định danh cá nhân, số căn cước công dân, số căn cước hoặc số hộ chiếu của người bệnh. Theo tinh thần liên thông dữ liệu điện tử, công dân Việt Nam cung cấp số định danh cá nhân sẽ không cần kê khai các thông tin như giới tính, ngày sinh, địa chỉ thường trú.

Phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính đã có cuộc trao đổi với ông Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) để làm rõ hơn những nội dung quan trọng xung quanh chính sách này.

Phóng viên: Thông tư số 26/2025/TT-BYT yêu cầu ghi rõ “liều dùng mỗi lần, số lần dùng trong ngày, số ngày sử dụng” - vì sao chi tiết nhỏ này lại có ý nghĩa lớn trong thực tế điều trị, thưa ông?

Ông Vương Ánh Dương: Từ xưa đến nay, khi đi khám chữa bệnh, người bệnh được kê đơn thuốc, trong đó có các thông tin như tên thuốc, hàm lượng, số lượng, thể tích cần dùng… Những yếu tố đó thì vẫn được duy trì. Tuy nhiên, điểm mới trong quy định lần này là có bổ sung thêm nội dung về cách dùng thuốc rõ ràng hơn.

Ví dụ, thay vì chỉ ghi là "mỗi ngày uống 4 viên chia 2 lần", thì nay quy định yêu cầu phải ghi cụ thể là "mỗi lần uống mấy viên", để tránh tình trạng người bệnh tự chia theo ý hiểu, có thể uống 3 viên buổi sáng, 1 viên buổi tối hoặc ngược lại. Việc dùng thuốc không đều, không đúng thời gian sẽ làm giảm hiệu quả điều trị, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, quy định mới yêu cầu kê rõ số lần dùng trong ngày, mỗi lần bao nhiêu viên.

Điểm mới này là bổ sung về mặt kỹ thuật kê đơn, còn việc ghi số lần dùng trong ngày đối với từng loại thuốc thì trước đây cũng đã có trong quy định rồi.

Phóng viên: Thực tế, đôi khi người dân quên liều trong quá trình điều trị, quy định mới này có giúp giảm tình trạng này không?

Ông Vương Ánh Dương: Các văn bản trước đây của Bộ Y tế (Thông tư số 52/2017/TT-BYT) cũng đã quy định người kê đơn có trách nhiệm hướng dẫn việc sử dụng thuốc, tư vấn chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt cho người bệnh hoặc người đại diện người bệnh. Luật Dược cũng quy định người bán thuốc phải hướng dẫn cụ thể khi bán thuốc cho người bệnh.

Việc tuân thủ chỉ định thuốc là một trách nhiệm của người bệnh, của gia đình người bệnh (như người bệnh rối loạn tâm thần, hay người bệnh nhi,…). Quy định mới này chỉ giúp người bệnh thấy rõ hơn liều dùng của thuốc – nhìn vào đơn là có thể thực hiện đúng, hạn chế hiểu sai, quên liều.

Phóng viên: Thông tư số 26/2025/TT-BYT đưa ra nguyên tắc kê đơn “chỉ kê thuốc khi thật sự cần thiết”, ông có thể cho biết, điều này sẽ được thực thi thế nào?

Ông Vương Ánh Dương: Nguyên tắc kê đơn “chỉ kê thuốc khi thật sự cần thiết” thực tế được quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. Đây là nguyên tắc chung trong khám bệnh, chữa bệnh. Người hành nghề chỉ thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, hay kê đơn trong trường hợp thực sự cần thiết, không được lạm dụng. Trên thực tế, người kê đơn phải căn cứ trên chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh, các tài liệu quy định làm căn cứ kê đơn tại Thông tư để chỉ định thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

Một điểm rất quan trọng là từ ngày 1/10/2025, tất cả các bệnh viện sẽ phải thực hiện kê đơn thuốc điện tử. Và đến ngày 1/1/2026, tất cả cơ sở khám chữa bệnh khác cũng sẽ bắt buộc thực hiện kê đơn điện tử.

Khi đó, hệ thống kê đơn và bán thuốc sẽ kết nối được với nhau. Người bệnh đi mua thuốc sẽ được kiểm soát theo đơn đã kê trong hệ thống. Những đơn nào được bán đến đâu, những loại thuốc nào bị bán sai so với kê đơn – tất cả đều có thể theo dõi được. Đây là bước tiến rất lớn trong kiểm soát tình trạng bán thuốc không theo đơn, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

Phóng viên: Thông tư số 26/2025/TT-BYT bổ sung quy định khá cụ thể về trách nhiệm trả lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất trong trường hợp người bệnh không sử dụng hết hoặc đã tử vong – đặc biệt áp dụng trong điều trị ngoại trú. Xin ông cho biết rõ hơn quy định mới này được triển khai ra sao?

Ông Vương Ánh Dương: Việc quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất đã được quy định tại Luật Dược, Nghị định của Chính phủ, các Thông tư của Bộ Y tế cho toàn bộ các hoạt động trong chuỗi: từ nguyên liệu, sản xuất, cung ứng thuốc trên thị trường, kê đơn, sử dụng thuốc trong và ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đến thu hồi, xử lý thuốc khi không sử dụng hết hoặc người bệnh tử vong.

Một trong những điểm mới đáng chú ý tại Thông tư số 26/2025/TT-BYT là quy định cụ thể hơn về trách nhiệm kê đơn, cấp phát, hoàn trả và xử lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất trong điều trị ngoại trú.

Cụ thể, theo Điểm b Khoản 2 Điều 12 của Thông tư, khi người bệnh không còn nhu cầu sử dụng, không sử dụng hết thuốc, hoặc trong trường hợp người bệnh tử vong, thì người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp có trách nhiệm trả lại phần thuốc chưa sử dụng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp thuốc.

Đồng thời, Khoản 3 Điều 12 quy định, cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm tiếp nhận phần thuốc này và xử lý theo quy định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất hiện hành. Điều này nhằm tránh tình trạng thuốc nhạy cảm bị thất thoát, sử dụng sai mục đích hoặc tuồn ra ngoài thị trường.

Ngoài ra, Thông tư cũng nhấn mạnh vai trò của Sở Y tế và các cơ quan chuyên môn tại địa phương trong việc đảm bảo đủ nguồn cung hợp pháp các loại thuốc này để phục vụ nhu cầu điều trị trên địa bàn.

Đây là bước cụ thể hóa các nội dung đã được quy định tại Luật Dược sửa đổi năm 2024, và thể hiện nỗ lực siết chặt quản lý thuốc đặc biệt, vừa đảm bảo quyền lợi điều trị cho người bệnh, vừa phòng ngừa nguy cơ lạm dụng, buôn bán, sử dụng sai mục đích.

Phóng viên: Thông tư 26 vừa ban hành yêu cầu tích hợp số định danh cá nhân vào đơn thuốc – vì sao điều này quan trọng trong thời điểm hiện nay? Điều này giúp ích gì cho người bệnh và bác sĩ?

Ông Vương Ánh Dương: Việc tích hợp số định danh cá nhân vào đơn thuốc là một bước tiến quan trọng nhằm đồng bộ hóa dữ liệu y tế với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thực hiện theo đúng tinh thần Đề án 06 của Chính phủ. Khi người dân sử dụng số định danh cá nhân, nhiều thông tin hành chính như họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ… sẽ được tự động điền từ hệ thống. Điều này giúp giảm thời gian kê đơn, hạn chế sai sót và đơn giản hóa thủ tục cho cả người bệnh lẫn nhân viên y tế.

Về lâu dài, đây cũng là nền tảng quan trọng để xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử thống nhất, phục vụ tốt hơn cho việc chăm sóc sức khỏe liên tục và quản lý thông tin y tế của người dân.

Phóng viên: Khi bỏ mẫu “sổ khám bệnh” truyền thống – thay bằng lưu trữ trong hồ sơ bệnh án, người dân ở vùng sâu vùng xa sẽ tiếp cận như thế nào?

Ông Vương Ánh Dương: Từ năm 2023, Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã quy định rõ: tất cả người bệnh điều trị ngoại trú tại cơ sở khám, chữa bệnh đều phải được lập và cập nhật hồ sơ bệnh án. Theo đó, mẫu “sổ khám bệnh” truyền thống được thay thế bằng hồ sơ bệnh án – đây là bước đi phù hợp với xu thế phát triển hiện đại, đảm bảo quản lý thông tin y tế một cách đầy đủ, chính xác và xuyên suốt.

Đặc biệt, theo Chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ, các bệnh viện trên cả nước phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử trong năm 2025. Vì vậy, việc chuẩn hóa hồ sơ bệnh án thay cho sổ khám bệnh viết tay không chỉ là yêu cầu bắt buộc về mặt pháp lý mà còn là nỗ lực để đảm bảo quyền lợi và sự an toàn của người bệnh.

Ngành y tế cũng đã lường trước những khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa – do đó, công tác tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật và truyền thông giải thích đến người dân sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, giúp quá trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi, lấy người bệnh làm trung tâm.

Phóng viên: Việc quản lý kê đơn bằng phần mềm – đồng bộ với dữ liệu quốc gia – sẽ kiểm soát lạm dụng thuốc ra sao? Người dân có thể tra cứu được thông tin gì từ mã QR hoặc hồ sơ thuốc cá nhân?

Ông Vương Ánh Dương: Việc kết nối liên thông giữa Hệ thống kê đơn thuốc điện tử và Hệ thống Quản lý Dược quốc gia là một trong những giải pháp then chốt để nâng cao hiệu quả giám sát sử dụng thuốc. Khi tất cả đơn thuốc được cập nhật đồng bộ, cơ quan quản lý có thể phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi lạm dụng thuốc, kê đơn sai quy định hoặc bán thuốc khi không có đơn.

Đối với người dân, việc sử dụng mã QR trên đơn thuốc điện tử giúp dễ dàng tra cứu thông tin về loại thuốc, liều dùng, hướng dẫn sử dụng và lịch sử điều trị. Đây là một công cụ hữu ích, giúp người bệnh chủ động theo dõi quá trình dùng thuốc của mình, góp phần tăng tính minh bạch và an toàn trong sử dụng thuốc.

Phóng viên: Trong chuyển đổi số, vai trò của bác sĩ tuyến cơ sở và nhân viên y tế là then chốt – Bộ Y tế có chiến lược gì để hỗ trợ họ nâng cao năng lực số hóa trong kê đơn?

Ông Vương Ánh Dương: Chúng tôi hiểu rằng đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế ở tuyến cơ sở là lực lượng quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số. Do đó, Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn chi tiết, đồng thời thiết lập hệ thống kê đơn điện tử với giao diện thân thiện, dễ sử dụng, chỉ yêu cầu kỹ năng tin học cơ bản.

Bên cạnh đó, nhiều lớp tập huấn, chương trình đào tạo đã và đang được tổ chức trên toàn quốc, giúp nhân viên y tế nắm vững quy trình kê đơn điện tử và tích hợp dữ liệu vào hệ thống chung. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, cập nhật phần mềm, đặc biệt ưu tiên cho tuyến y tế cơ sở – để đảm bảo mọi cơ sở khám, chữa bệnh đều có thể triển khai hiệu quả, từ đó phục vụ người dân một cách tốt nhất.

Xin cảm ơn ông!

Ngô Hùng

 



PortalCatRight

Từ 1/7, trốn đóng BHXH có thể bị xử lý hình sự

Triển khai hiệu quả hệ thống BHXH trên toàn quốc từ ngày 1/7

Phát triển BHXH Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Điều kiện được hưởng trợ cấp thai sản khi tham gia BHXH tự nguyện

Điều kiện được nhận trợ cấp hưu trí xã hội từ ngày 1/7/2025

Những tác động của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung đối với người tham gia

Mức đóng BHXH bắt buộc của chủ hộ kinh doanh từ ngày 1/7

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chủ trì Phiên họp Hội đồng quản lý BHXH

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chủ trì Phiên họp Hội đồng quản lý BHXH

Hội nghị bàn giao nhiệm vụ tại BHXH Việt Nam

BHXH Việt Nam triển khai cơ cấu tổ chức mới

Không ngừng cải cách hành chính về BHXH, BHYT

Hiện thực hóa ước mơ “người nông dân có lương hưu” tại Nghệ An

Ngành BHXH Việt Nam: 30 năm nỗ lực đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT của người dân

BHXH Việt Nam: Sử dụng hiệu quả kết quả đo lường sự hài lòng của người dân

Tiếp tục phát huy hiệu quả truyền thông BHXH, BHYT

Chuyện BHYT… những ngày đầu tiên

Ngành BHXH Việt Nam: Tự hào, tự tin tiếp bước và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

Hoài niệm… thủa ban đầu

Chuyển đổi số toàn diện để phục vụ người dân

Nhìn lại dấu ấn chuyển đổi số năm 2024 của ngành BHXH Việt Nam

Phủ “lưới” an sinh ở vùng cao Mù Cang Chải

BHXH tỉnh Bắc Ninh: Tiếp tục phát huy các giải pháp phát triển BHXH, BHYT

Lan tỏa thông điệp bảo đảm an sinh xã hội của ngành BHXH Việt Nam

Tiếp tục phát huy dấu ấn công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Công tác tuyên truyền, phối hợp với cơ quan báo chí tiếp tục được BHXH Việt Nam triển khai mạnh mẽ

Hội nghị Công chức, viên chức cơ quan BHXH Việt Nam năm 2025

Ngành BHXH Việt Nam tập trung triển khai đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp năm 2025

Chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm cao nhất

PortalCatRight

Luật BHXH 2024 - Bước tiến quan trọng hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội

Cùng chung tay phát huy thành tựu BHYT toàn dân

Ngành Bảo hiểm xã hội: Hành trình kiến tạo văn hóa “an sinh xã hội” quốc gia

Ba thập kỷ lặng thầm phụng sự, BHXH Khu vực I vun đắp niềm tin và sự bảo trợ cho hàng triệu người Hà Nội

BHXH tỉnh Lâm Đồng: Luôn nỗ lực để chắc lưới an sinh

BHXH tỉnh Tuyên Quang: Nâng cao chất lượng phục vụ người dân và bảo đảm an sinh xã hội

Kỳ vọng và trách nhiệm đảm bảo an sinh xã hội

BHXH tỉnh Hà Tĩnh: Khi thi đua trở thành động lực

Vẹn nguyên kỷ niệm

Ngành BHXH Việt Nam: Dấu ấn rõ nét trong đảm bảo an sinh xã hội

BHXH Việt Nam: Tự hào truyền thống, vững bước tương lai

BHXH Việt Nam: Dấu ấn 30 năm đổi mới và hội nhập

Ai cũng thấy mình là một phần của câu chuyện BHXH, BHYT

Nguyên Giám đốc BHXH TP.HCM Cao Văn Sang: Vẹn nguyên với nghề an sinh

TS.Lê Duy Bình: Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025

Triển khai chính sách BHYT 2025: Chủ động bảo vệ quyền lợi người tham gia BHYT

Văn hóa BHXH- văn hóa của sự sẻ chia

Thực hiện chính sách BHXH, BHYT: Cần phát huy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo

BHXH TP.Hải Phòng: Sáng tạo trong phát triển BHXH tự nguyện

Ngành BHXH Việt Nam đã góp phần quan trọng đưa đất nước trở thành quốc gia tiên phong về an sinh xã hội

BHXH Việt Nam- 30 năm cùng tổ chức Công đoàn đồng hành với giai cấp công nhân, người lao động

Ngành BHXH là trụ cột quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội

Đặt niềm tin lớn lao vào ngành BHXH Việt Nam

Bồi đắp “văn hóa BHXH”: 30 năm vững sự nghiệp an sinh

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Xuân Ất Tỵ 1965

Ngành BHXH Việt Nam:Tâm thế mới, quyết tâm cao vững tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Xuân về nơi vùng cao Đà Bắc

BHXH, BHYT - Vững trụ cột an sinh xã hội (Bài cuối)

BHXH tỉnh Quảng Ninh: Kiến tạo an sinh bền vững

BHXH, BHYT - Vững trụ cột an sinh xã hội (Bài 2)

PortalCatRight

Mức hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện mới từ ngày 1/7

Thêm 4 nhóm được ngân sách nhà nước chi trả tiền mua BHYT

Các trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Những con số ấn tượng trong Tháng Vận động, triển khai BHXH toàn dân năm 2025

Cách sử dụng thẻ BHYT điện tử khi đi KCB từ ngày 1/6

Nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Chế độ thai sản cho lao động nữ khi tham gia BHXH tự nguyện

Các trường hợp khám chữa bệnh không được BHYT chi trả

5 trường hợp được hưởng 100% chi phí BHYT

Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

BHXH Việt Nam tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ

6 nhóm đối tượng cần tập trung tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHYT

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 trước ngày nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm 2025

Số người nhận BHXH một lần giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm 2025

Tăng cường công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Bước tiến mới giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH

Cách tính lương hưu theo quy định mới

10 BHXH khu vực hoạt động từ ngày 1/4

Tham gia BHXH của người lao động Việt Nam ở nước ngoài

Thay đổi quyền lợi người lao động theo quy định mới Luật BHXH 2024

Bổ sung đối tượng hưởng chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Kiện toàn thành viên Hội đồng Quản lý BHXH

Giải pháp phát triển ngành BHXH Việt Nam

Mức độ hài lòng đối với ngành BHXH Việt Nam năm 2024

Mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2030

Chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT

Công tác hội nhập và hợp tác quốc tế của ngành BHXH Việt Nam ngày càng được mở rộng

Ngành BHXH Việt Nam: Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được chú trọng

Thành tựu 30 năm đổi mới trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

Nhiều người bệnh đang nhầm lẫn về loại bệnh, chi phí và mức hưởng BHYT

Vĩnh Long: Một bệnh nhân được quỹ BHYT chi trả hơn 38 tỷ đồng tiền viện phí

Bà Rịa- Vũng Tàu: Người dân mong muốn tiếp tục được hỗ trợ tham gia BHXH, BHYT

Sổ BHXH điện tử: Chặn đứng tình trạng mua bán sổ BHXH

Luật BHXH 2024 - Bước tiến quan trọng hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội

Trợ lý ảo AI- hỗ trợ giải đáp chính sách BHXH, BHYT

252 bệnh mạn tính được kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày

Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Lê Hùng Sơn tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn thăm và làm việc tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công xã Ninh Châu (Quảng Trị)

Bảo vệ, thợ hồ, nhân viên nhà hàng sẽ được tham gia BHXH bắt buộc

TP.HCM: Tiết kiệm, hiệu quả từ số hóa truyền thông chính sách BHXH, BHYT

Mở rộng thời gian kê đơn lên 90 ngày: Tiện lợi cho người bệnh, hiệu quả cho hệ thống y tế

Triển khai Thông tư số 26/2025/TT-BYT tại BV Bạch Mai: Cá thể hóa điều trị, tăng hiệu quả, giảm lãng phí

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Rõ ràng hơn cho bác sĩ, an toàn hơn cho người bệnh

An sinh xã hội luôn được thực hiện kịp thời, hiệu quả

Đòn bẩy kích thích người tham gia vào hệ thống BHXH

TP. Cần Thơ: Phối hợp thực hiện hiệu quả chính sách BHYT

BHXH Khu vực XXVI (Đắk Lắk): Triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025

Trục lợi BH thất nghiệp: Cần phạt người sử dụng lao động nếu tiếp tay hoặc dung túng cho sai phạm

Quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444