Cách nào để Việt Nam trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045?
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Cách nào để Việt Nam trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045?

Shared facebook
Thứ Năm, ngày 22/02/2024 15:28

Ngày 22/2, tại Hà Nội, đã diễn ra Tọa đàm đối thoại chính sách “30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới”. Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức, với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Thông tin tại Tọa đàm, GS-TS.Phạm Hồng Chương- Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu đưa đất nước trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế sẽ phải tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 7% trong vòng 20 năm tới.

GS-TS.Phạm Hồng Chương cho biết thêm, Việt Nam cũng đặt mục tiêu tăng trưởng xanh và toàn diện hơn, cam kết giảm 30% lượng khí thải metan và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, đồng thời đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đáng chú ý, từ nền kinh tế đóng và thay thế nhập khẩu, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất và định hướng xuất khẩu trên thế giới, chuyển từ nền kinh tế thu nhập thấp dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế có thu nhập trung bình.

Theo chuyên gia này, hiện nay có một số xu hướng lớn đang định hình tương lai của Việt Nam. Trong đó, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo mang đến cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh và tính bền vững về kinh tế, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và quy trình sản xuất. Tuy nhiên, xu hướng này cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức to lớn như: Gia tăng tình trạng thất nghiệp; thách thức về chính trị, xã hội, thể chế; các vấn đề về hạ tầng; rủi ro lớn hơn về an toàn, an ninh thông tin; rủi ro về cạnh tranh và tụt hậu.

Thách thức khác mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt là tình trạng dân số đang già đi nhanh chóng và mức lương đang tăng lên; thương mại toàn cầu đang suy giảm và các DN phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về môi trường và xã hội. Bên cạnh đó, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu đang gia tăng; đại dịch Covid-19, các bất ổn, xung đột chính trị tại nhiều nơi trên thế giới đang đặt ra những thách thức chưa từng có có thể làm suy yếu tiến trình hướng tới các mục tiêu phát triển…

Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, tăng trưởng Việt Nam có được trong thời gian qua phần lớn là do tác động của tự do hóa đúng thời điểm, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào... Giai đoạn 2024-2030 là giai đoạn quyết định để Việt Nam chuyển mình thành một nước công nghiệp theo tinh thần Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Đây là mốc thời gian quan trọng, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho kinh tế nước ta, đặc biệt là dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhìn lại sự phát triển của Việt Nam, GS.Trần Văn Thọ (Đại học Waseda- Nhật Bản) chỉ ra những thành tựu lớn về tăng trưởng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giáo dục, giảm tỷ lệ tử vong… Bên cạnh đó là những thành công về chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thành công của chính sách thu hút FDI, chính sách thương mại và sự trỗi dậy của một số DN có năng lực cạnh tranh cao như: Vin Group/VinFast, Viettel, FPT… đồng thời cho rằng “Việt Nam cần nhiều hơn thế”.

Cũng theo GS.Trần Văn Thọ, từ thập niên 1990, Việt Nam đã cho thấy thành quả phát triển đáng kể, nhưng nền kinh tế chưa có được thời kỳ phát triển cao (tăng trưởng mỗi năm phải đạt 10% và tốc độ này phải được duy trì trong 10 năm). Đã vậy, ở trong giai đoạn dân số vàng, mức độ công nghiệp hóa của Việt Nam rất thấp, khu vực phi chính thức còn lớn và tỷ lệ DN siêu nhỏ, nhỏ quá nhiều.

Khuyến nghị về chiến lược và chính sách để phát triển và đạt mức thu nhập cao theo các mục tiêu đề ra, GS.Trần Văn Thọ gợi ý 5 chính sách gồm: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu để tăng năng suất; chính thức hóa khu vực phi chính thức và tăng quy mô DN để đẩy mạnh tích lũy tư bản và cách tân công nghệ (đổi mới sáng tạo); cải cách và phát triển thị trường các yếu tố sản xuất để việc phân bổ nguồn lực có hiệu quả và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu; chú trọng cung cấp lao động có kỹ năng và khuyến khích hoạt động nghiên cứu, phát triển để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế; tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo.

Trong khi đó, theo GS.Ngô Thắng Lợi, Việt Nam luôn định hướng các mục tiêu phát triển xã hội ở mức khá cao và luôn hoàn thành vượt mức trong suốt 30 năm qua. Cụ thể, trong 30 năm qua, Việt Nam đã vượt được 2/3 cửa ải. Đầu tiên, Việt Nam đã vượt qua được vấn đề an ninh lương thực trong giai đoạn 1991-2000. Cửa ải thứ hai, theo ông Lợi, đó là Việt Nam đã thoát khỏi danh sách các nước có thu nhập trung bình thấp. Còn lại, mục tiêu thách thức thứ ba chưa vượt qua được là trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

"Việt Nam đã cơ bản xây dựng được tiền đề của một nước công nghiệp"- GS.Ngô Thắng Lợi đánh giá. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, biên độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm và chưa đủ mạnh để tạo ra những đột phá trong thực hiện tiến bộ xã hội. Để đạt được các mục tiêu phát triển cao đã đề ra, GS.Ngô Thắng Lợi cho rằng, Việt Nam không thể không tăng trưởng nhanh, nhưng phải gắn với chất lượng tăng trưởng. Điều này đòi hỏi phải có mô hình phát triển hài hòa, nhằm đạt tác động tốt nhất từ tăng trưởng cho tiến bộ xã hội. Trong đó, bệ đỡ của phát triển hài hòa chính là thể chế phát triển hài hòa.

GS.Kenichi Ohno- Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS) cũng lưu ý, vấn đề của Việt Nam là tăng trưởng đang chậm lại ở mức thu nhập trung bình (quá sớm) thay vì tăng tốc và phụ thuộc nhiều vào FDI để xuất khẩu, công nghệ và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của DN Việt Nam còn mờ nhạt; hệ thống giao thông hiện đại (đặc biệt là mạng lưới đường sắt đô thị) chậm phát triển… “Để đối phó những vấn đề này, Việt Nam cần nâng cao năng lực lãnh đạo quốc gia và các nhà kỹ trị kinh tế. Cần tích cực thúc đẩy công nghệ và đổi mới với ít quan liêu hơn”- GS.Kenichi Ohno khuyến nghị.

Thái An



PortalCatRight

Hội nghị trực tuyến toàn Ngành về công tác thu và phát triển người tham gia BHXH, BHYT năm 2024

Hội nghị đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam và BHXH Việt Nam giai đoạn 2022-2025

Ngành BHXH Việt Nam: Cụ thể hoá các kế hoạch, nhiệm vụ trong tâm năm 2024

Tiếp nối hành trình mang “Tết ấm” tới bệnh nhân nghèo- Xuân Giáp Thìn 2024

Lan toả hoạt động an sinh tại TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

VSS và CCIFV ký Biên bản trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và BHYT giai đoạn 2024-2026

BHXH huyện Thanh Trì (TP.Hà Nội): Vun đắp niềm tin, tăng cường tuyên truyền hạn chế rút BHXH một lần

BHYT giúp nhiều người an tâm khám chữa bệnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái: Năm 2023, ngành BHXH Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật

Tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn và chúc Tết người có công ở Sơn La

Toàn ngành BHXH Việt Nam tập trung tổng lực triển khai các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ năm 2023

Hàng chục cán bộ Bệnh viện Giao thông vận tải Yên Bái kêu cứu vì bị nợ lương và BHXH

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành tháng 12/2023

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh đã làm việc với BHXH 11 tỉnh, thành khu vực phía Nam

Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh có buổi làm việc với 12 BHXH tỉnh, thành phố phía Bắc

Nâng cao chất lượng truyền thông chính sách BHXH, BHYT trên các kênh sóng của VTV

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành tháng 11/2023

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Bước thay đổi căn bản, có tính chất cách mạng về chính sách BHXH

Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội về Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho bà con đồng bào Cadong

BHXH Việt Nam đối thoại với các doanh nghiệp FDI Nhật Bản khu vực phía Bắc năm 2023

BHXH Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp FDI Nhật Bản

BHXH tỉnh Cà Mau tập cần trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm

Nỗ lực đảm bảo an sinh cho người dân Thủ đô

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam làm việc tại BHXH tỉnh Phú Thọ

Nhận diện và đưa ra kịch bản điều hành phù hợp với thực tế

Không gian xanh an sinh: Mang chính sách BHXH, BHYT đến với người dân

BHXH Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo Sửa đổi, bổ sung Luật BHXH

Bắc Ninh trở thành “điểm sáng” trong hỗ trợ người dân tham gia BHXH, BHYT

PortalCatRight

Không ngừng mở rộng quyền lợi người tham gia

Nâng tầm vươn xa

Tinh thần trách nhiệm- Một giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Như loài hoa Tớ dày

Xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, bền vững và hiệu quả

Càng gian khó, càng rõ tinh thần phục vụ

Vì an sinh đất nước vững bền

Hạnh phúc là người phục vụ

Đồng lòng kiến tạo an sinh

Kỳ vọng vào những quyết sách

NLĐ cần cân nhắc việc rút BHXH một lần

BHXH tự nguyện ngày càng khẳng định được vai trò của mình

Vun đắp quan hệ Việt Nam- Nhật Bản lên tầm cao mới

Thu hút DN FDI đầu tư phát triển bền vững và lâu dài

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài cuối)

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài 2)

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài 1)

Phát triển BHXH tự nguyện tại Bắc Giang: Đột phá mạnh mẽ từ một chỉ thị

Ấn tượng mô hình “1 sổ + 1 sổ” ở xã Tân Hải

Thực hiện Đề án 06 và dấu ấn ngành BHXH Việt Nam

Đột phá trong thực hiện Đề án 06, nâng tầm phục vụ người dân và DN

Sửa đổi Luật BHXH nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NLĐ

Phát huy vai trò cấp ủy, chính quyền địa phương

Độc đáo không gian an sinh giữa lòng Thủ đô

Chính sách BHYT HSSV: Góp phần giáo dục toàn diện

BHYT giúp viết tiếp ước mơ đến trường

Hiệu ứng từ phong trào “thi đua nước rút” ở Kiên Giang

Bộ GD-ĐT và BHXH Việt Nam: Tăng cường phối hợp phát triển BHYT HSSV

BHYT HSSV góp phần thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân

BHYT toàn dân góp phần giữ vững an sinh

PortalCatRight

BHXH Việt Nam: Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024

29 năm xây dựng và phát triển ngành BHXH Việt Nam

Các kênh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp về BHXH, BHYT

Quỹ BHXH, BHYT được quản lý, sử dụng an toàn, bền vững và hiệu quả

Năm 2023, BHXH Việt Nam đã chi 124,3 nghìn tỷ đồng cho hơn 174,8 triệu lượt người KCB BHYT

Vai trò then chốt của cấp ủy, chính quyền địa phương với phát triển BHXH, BHYT

10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2023

Công tác truyền thông tiếp tục được BHXH Việt Nam triển khai đồng bộ “từ sớm, từ xa”

VssID là bước đột phá trong chuyển đổi số của BHXH Việt Nam

BHXH Việt Nam tiếp tục đi đầu trong triển khai Đề án 06

BHXH Việt Nam triển khai nhiều giải pháp ứng dụng CNTT, chuyển đổi số

Ngành BHXH Việt Nam giữ vững an sinh

BHXH Việt Nam đối mới công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế

Ngành BHXH Việt Nam - Những con số ấn tượng

Ngành BHXH Việt Nam quyết tâm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao

Dấu ấn công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT năm 2023

Ngành BHXH Việt Nam: Dấu ấn 2 năm triển khai Đề án 06 của Chính phủ

Mục tiêu phát triển BHXH, BHYT đến năm 2030

Nghị định 75/2023/NĐ-CP: Tăng quyền lợi thụ hưởng chính sách BHYT

Mô hình truyền thông phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Bổ sung 5 nhóm lao động tham gia BHXH bắt buộc

Nâng cấp, hoàn thiện các tiện ích của ứng dụng VssID-BHXH số

Hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT

Bổ sung thêm đối tượng được hưởng BHYT 100% và 95%

11 nội dung lớn trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Hợp tác an sinh xã hội Việt Nam- Nhật Bản: Đồng hành và phát triển

Đảm bảo quyền lợi về thuốc BHYT

Điểm sáng BHYT HSSV

Cải cách thủ tục hành chính: Nỗ lực vì Nhân dân

Ngành BHXH Việt Nam: Chuyển đổi số toàn diện

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

Không ngừng mở rộng quyền lợi người tham gia

Tinh thần trách nhiệm- Một giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Nâng tầm vươn xa

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thăm, làm việc và chúc mừng ngành BHXH Việt Nam

Ngành BHXH Việt Nam: Vui Xuân mới, không lơ là nhiệm vụ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng ngành Y tế nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam

BHXH Việt Nam tiếp nhận và xử lý 6.799 giao dịch đóng BHXH tự nguyện trực tuyến

29 năm xây dựng và phát triển ngành BHXH Việt Nam

Xử lý nghiêm tình trạng nợ BHXH và có giải pháp đảm bảo quyền lợi cho NLĐ

Triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ xử lý tình trạng chậm đóng BHXH

Triển khai Cuộc thi ảnh nghệ thuật về Hà Nội

Ca ghép 2 lá phổi trong dịp Tết Nguyên đán: Thêm kỳ tích cho y học Việt Nam

Trình diễn rối Việt miễn phí tại Phú Quốc

Anh: Cách các nhà hàng ở London góp phần chống lại đói nghèo

Nhiều doanh nghiệp phía Nam “mạnh tay” lì xì cho người lao động

Tăng cường công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án luật trình Quốc hội

Hội nghị trực tuyến toàn Ngành về công tác thu và phát triển người tham gia BHXH, BHYT năm 2024

Năm Du lịch quốc gia Điện Biên 2024 có nhiều sự kiện hấp dẫn

BHXH TP.Hải Phòng: Khẩn trương tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444