Giới thiệu sách Trạm Y tế xã
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Giới thiệu sách Trạm Y tế xã

Shared facebook
Thứ Tư, ngày 29/05/2024 16:01

Cuốn sách Trạm Y tế xã do GS-TS.Đào Văn Dũng- nguyên Chủ nhiệm Khoa Y tế cộng đồng- K10 (Học viện Quân y), nguyên Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương), giảng viên Khoa Y (Trường Đại học Phenikaa) chủ biên; cùng 13 nhà khoa học và quản lý y tế của một số trường đại học, viện nghiên cứu y học và Sở Y tế một số tỉnh, thành phố biên soạn.

Sách do NXB Y học in và phát hành lần đầu vào năm 2018 với 1.200 bản và dầy 500 trang in khổ 16x24cm. Đây là cuốn sách đầu tiên được viết về Trạm Y tế xã- nền tảng của y tế Việt Nam, một cách bài bản, khoa học, thực tiễn và đầy đủ nhất các nội dung, các hoạt động của tuyến y tế cơ sở.

Chủ biên và đại diện nhóm tác giả tặng sách Trạm Y tế xã cho Sở Y tế tỉnh Bình Dương

Trạm Y tế xã là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên, tiếp xúc với nhân dân trong hệ thống y tế nhà nước, dưới sự quản lý của Trung tâm Y tế huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Trạm Y tế xã có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp nhất, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá, trật tự, an toàn xã hội, tạo niềm tin cho nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa.

Sau hơn 25 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đã đạt được những kết quả to lớn, hệ thống y tế ngày càng được củng cố và hoàn thiện, trong đó, mạng lưới cơ sở y tế phát triển rộng khắp.

Song, y tế cơ sở hiện nay cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém như: Chính sách, pháp luật về y tế cơ sở chưa hoàn thiện; một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa nhận thức, phát huy đầy đủ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của y tế cơ sở; chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức việc củng cố, tăng cường năng lực cho mạng lưới y tế cơ sở, nhất là ứng phó với tình huống khẩn cấp về dịch bệnh.

Mô hình tổ chức y tế cơ sở chưa ổn định; công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm, quản lý bệnh, quản lý và nâng cao sức khoẻ người dân, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Nguồn lực, cơ sở vật chất, thiết bị, thuốc, vật tư y tế còn hạn chế; chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế chưa phù hợp, chưa thu hút được người có trình độ chuyên môn giỏi gắn bó lâu dài với y tế cơ sở.

Trao Giấy chứng nhận đã qua lớp tập huấn về y tế và an toàn lao động cho nhân viên y tế của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Ngày 25/10/2017, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Nghị quyết đã khẳng định vai trò nền tảng của y tế cơ sở trong hệ thống y tế Việt Nam, đó là: “Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng…” và đề ra 9 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tới, trong đó đặc biệt chú trọng đến hoàn thiện và phát triển y tế cơ sở.

Theo thống kê, đến cuối năm 2017, mạng lưới y tế trong cả nước đã có gần 14.000 cơ sở từ tuyến Trung ương, tỉnh/thành phố, đến huyện/quận, xã/phường. Trong đó, y tế cơ sở có gần 12.000 đơn vị. Hiện nay, 99,4% số xã có Trạm Y tế (0,6% số xã còn lại chưa có cơ sở riêng phải nhờ cơ sở khác); 98,2% số Trạm Y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 74,3% số thôn, bản, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động. Khoảng 80% số Trạm Y tế xã thực hiện KCB BHYT, thí điểm quản lý một số bệnh mạn tính như: Hen, tăng huyết áp, đái tháo đường...

Sau khi phát hành, sách đã được các tác giả gửi tặng mỗi Trạm Y tế một cuốn, cho toàn bộ trên 100 Trạm Y tế thuộc tỉnh Thái Bình, Bình Dương; một số huyện/quận của Hà Nội, các tỉnh Hoà Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Kiên Giang; Khoa Chăm sóc nhi khoa ban đầu (BV Nhi Trung ương) và một số tỉnh, thành khác.

Việc này giúp các cán bộ, nhân viên y tế đang công tác tại tuyến y tế cơ sở; giúp học viên và đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các nhà trường, học viện, viện nghiên cứu có thêm tài liệu tham khảo trong hoạt động chuyên môn, nhằm thực hiện thắng lợi các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 20-NQ/TW; Chỉ thị số 25 ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới; Nghị quyết số 99/2023/QH15 của Quốc hội ngày 24/6/2023 về y tế cơ sở, y tế dự phòng và Đề án Phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/12/2016 với mục tiêu đến năm 2025 đạt 100% số Trạm Y tế xã có đủ điều kiện KCB BHYT và thực hiện được đầy đủ các nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã; 100% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; 100% số dân được quản lý, theo dõi sức khỏe.

Trạm Y tế xã là cấu phần quan trọng của tuyến y tế cơ sở, bao gồm Trạm Y tế của các xã, phường, thị trấn và các Trạm Y tế của các công, nông, lâm trường và trường học. Trong các văn bản của Đảng và Nhà nước, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thường được gọi ngắn gọn là Trạm Y tế xã. Ở nước ta, xã là đơn vị hành chính đặc biệt và chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số các đơn vị cấp cơ sở. Chính vì vậy, các tác giả đã lấy tên "Trạm Y tế xã" để đặt cho tên cuốn sách này là phù hợp.

Cuốn sách gồm 13 chương với các nội dung từ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và các nguồn lực của Trạm Y tế xã, cho đến công tác quản lý chuyên môn và quản lý nhà nước đối với Trạm Y tế xã; sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác y tế, dân số tại tuyến xã, cũng như đánh giá chất lượng Trạm Y tế xã. Đặc biệt, các tác giả lần đầu đề cập đến Y học gia đình- một xu hướng mới trong sự phát triển của y học Việt Nam và y học thế giới và chuyển đổi số y tế ở Trạm Y tế xã với bước đầu ứng dụng CNTT, các phần mềm quản lý hoạt động tại Trạm Y tế xã.

Nội dung cụ thể các chương như sau:

Chương 1: Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức Trạm Y tế xã.

Chương 2: Trạm Y tế xã qua các thời kỳ ở Việt Nam.

Chương 3: Chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Trạm Y tế xã.

Chương 4: Cơ sở vật chất của Trạm Y tế xã.

Chương 5: Hoạt động và quản lý Trạm Y tế xã.

Chương 6: Một số chương trình y tế ở tuyến xã.

Chương 7: KCB thông thường và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Trạm Y tế xã.

Chương 8: KCB BHYT tại Trạm Y tế xã.

Chương 9: Quản lý các nguồn lực tại Trạm Y tế xã.

Chương 10: Sổ sách, báo cáo của Trạm Y tế xã.

Chương 11: Đánh giá chất lượng Trạm Y tế xã.

Chương 12: Lãnh đạo, quản lý Trạm Y tế xã của cấp ủy và chính quyền cơ sở.

Chương 13: Y học gia đình và hệ thống y tế số.

Đồng thời, trong cuốn sách, các tác giả đã sử dụng các văn bản chính thức của Đảng, Nhà nước và của Bộ Y tế cũng như tài liệu, công trình nghiên cứu của các nghiên cứu sinh tiến sĩ thành viên biên soạn cuốn sách này và các công trình nghiên cứu về Trạm Y tế cơ sở của nhiều nhà khoa học.

Sau khi được xuất bản, trong hơn 5 năm qua, cuốn Trạm Y tế xã được cán bộ, nhân viên y tế chào đón tại rất nhiều Trạm Y tế xã, Trung tâm Y tế huyện trên toàn quốc. Nhiều học viên các lớp đào tạo bác sĩ chuyên khoa, cao học, nghiên cứu sinh đã sử dụng cuốn sách như một tài liệu tham khảo hữu ích.

Các bạn đọc đều đánh giá, đây là cuốn sách đầu tiên viết về Trạm Y tế xã một cách căn cơ, bài bản, khoa học, thực tiễn, đầy đủ, toàn diện về lịch sử hình thành và phát triển; về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, thiết bị y tế và các lĩnh vực hoạt động của Trạm Y tế xã với những minh họa bằng các nghiên cứu về Trạm Y tế xã của nhóm tác giả cuốn sách.

Một số lãnh đạo Bộ Y tế cũng đánh giá cao nội dung cuốn sách này như là cẩm nang cho cán bộ, nhân viên y tế tuyến cơ sở. Cuốn sách đã đóng góp tích cực vào nâng cao kiến thức và thực hành cho nhân viên y tế trong sự nghiệp phát triển mạng lưới y tế cơ sở- nền tảng của hệ thống y tế nước nhà.

Trước sự phát triển mạnh mẽ kinh tế-xã hội của đất nước và những biến đổi tình hình dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid-19 trong những năm gần đây, trong lần xuất bản thứ 2, cuốn sách đã được bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp với tình hình mới như: Cập nhật thông tin các chương, bổ sung các nội dung có liên quan đến phòng chống dịch Covid-19 tại tuyến y tế cơ sở; làm mới nội dung và hình ảnh của các chương 6, 7, 8, 11 và 13. Sách dày 528 trang với 350 bản khổ sách 16x24cm.
Nội dung cuốn sách này cũng đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam sử dụng trong tập huấn cho nhân viên y tế của hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho CBNV và NLĐ của Tập đoàn.

Với những đóng góp thiết thực của cuốn sách Trạm Y tế xã, ngành Y tế tỉnh Bình Dương đã tham mưu UBND tỉnh in gần 500 cuốn để phát cho nhân viên y tế thôn bản trong đợt tập huấn công tác y tế thôn bản của tỉnh năm 2024 và làm quà tặng cho ngành Y tế tỉnh Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).

PV



PortalCatRight

Phát huy hiệu quả cơ chế hỗ trợ người dân tham gia BHYT

Bắc Ninh: Đẩy mạnh các giải pháp tăng số người hưởng BHXH qua thẻ ATM

Quận Thanh Xuân: Đã có 85% người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Chính sách BHXH phát triển nhanh và có kết quả tốt

Nâng cao nhận thức của người dân về chính sách BHXH

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Đưa chính sách BHXH đến gần với sinh viên

NLĐ nhận BHXH một lần: Cân nhắc để tránh rủi ro khi hết tuổi lao động

BHXH TP.Hà Nội: Vận động người dân hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Sẽ sớm giải quyết chính sách BHXH đối với chủ hộ kinh doanh cá thể

Ứng dụng CSDL quốc gia về dân cư để chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt

Tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT

BHXH các địa phương: Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng Vận động, triển khai BHXH toàn dân

BHXH Việt Nam giao ban tháng 5/2024: Triển khai mạnh các giải pháp phát triển BHXH, BHYT

Nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM: Người dân đồng tình hưởng ứng

Hành trình tri ân tại các tỉnh miền núi phía Bắc của Đoàn công tác BHXH Việt Nam

Hiệu quả triển khai BH thất nghiệp

Khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo liên quan đến chính sách BHXH

Cần thêm cơ chế hỗ trợ người khuyết tật tham gia BHXH

15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW: Nhiều chuyển biến tích cực

Quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam

Thị trường lao động quý I/2024 và tác động đến phát triển BHXH, BHYT

Ngành BHXH Việt Nam: Phát huy tối đa nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ

BHXH một lần tại Dự án Luật BHXH (sửa đổi): Chọn phương án nào cũng cần giải pháp đảm bảo quyền lợi cho NLĐ

Thỏa nguyện an sinh

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban tháng 2 và triển khai nhiệm vụ tháng 3/2024

Ra mắt Thanh tra BHXH Việt Nam

Hội nghị trực tuyến toàn Ngành về công tác thu và phát triển người tham gia BHXH, BHYT năm 2024

Hội nghị đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam và BHXH Việt Nam giai đoạn 2022-2025

Ngành BHXH Việt Nam: Cụ thể hoá các kế hoạch, nhiệm vụ trong tâm năm 2024

PortalCatRight

“Lưới an sinh” cho lao động phi chính thức: Cách hóa giải vướng mắc

Luật BHXH (sửa đổi): Hướng đến bảo vệ mọi người lao động

Chính sách BHXH, BHYT: Tiếng nói của cử tri công nhân lao động

Thực hiện chính sách BHXH tự nguyện ở Quảng Nam: Sức lan tỏa từ Nghị quyết 41

Phú Thọ- Hướng đến an sinh bền vững

Điện Biên- Viên ngọc sáng nơi cực Tây Tổ quốc

Chuyện an sinh ở Ấp Bắc

Phú Thọ: Tăng cường hiệu quả của tổ chức dịch vụ thu

Chị Ngô Ngọc Bích- Nữ cán bộ phường tận tụy

Triển khai mô hình xã có 100% người dân tham gia BHYT: Khi quyết tâm chính trị được công nghệ số “tiếp sức”

Chính sách BHXH: Điểm tựa cho lao động nữ

Bắt buộc bệnh nhân mạn tính khám định kỳ mỗi tháng là không cần thiết

“Cao thủ” dệt lưới an sinh ở Phú Thạnh

Mở rộng quyền lợi BHYT: Cần đánh giá rõ tác động tài chính

Những người phụ nữ lo an sinh

Ngành BHXH Việt Nam đã tạo nên đột phá, góp phần kiến tạo an sinh xã hội

Vượt qua áp lực càng yêu nghề

Không ngừng mở rộng quyền lợi người tham gia

Nâng tầm vươn xa

Tinh thần trách nhiệm- Một giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Như loài hoa Tớ dày

Xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, bền vững và hiệu quả

Càng gian khó, càng rõ tinh thần phục vụ

Vì an sinh đất nước vững bền

Hạnh phúc là người phục vụ

Đồng lòng kiến tạo an sinh

Kỳ vọng vào những quyết sách

NLĐ cần cân nhắc việc rút BHXH một lần

BHXH tự nguyện ngày càng khẳng định được vai trò của mình

Vun đắp quan hệ Việt Nam- Nhật Bản lên tầm cao mới

PortalCatRight

4 thay đổi quan trọng về BHYT có hiệu lực từ 1/7/2024

Người dân và doanh nghiệp thụ hưởng tiện ích từ Đề án 06

Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng

Người dân được thụ hưởng tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Quyền lợi khi tham gia BHXH

Chính sách BHXH, BHYT: Điểm tựa an sinh vững chắc

Chính sách BHXH- Đồng hành vì chất lượng cuộc sống người lao động

Nội dung và hình thức Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp

Chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam- Những kết quả nổi bật

Thông điệp truyền thông Tháng Vận động, triển khai BHXH toàn dân

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách BHYT theo Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư

3 cách thay thế thẻ BHYT giấy trong khám chữa bệnh

Nhiều lợi ích khi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM

Bộ Y tế chấn chỉnh việc không tiếp nhận thủ tục BHYT bằng CCCD gắn chip

Nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng ngành BHXH Việt Nam

Kết quả nổi bật thực hiện BHXH, BHYT Quý I/2024

Mục tiêu bảo đảm an toàn thông tin mạng

Hướng dẫn tra cứu thông tin thẻ BHYT

Ứng dụng CNTT trong công tác thanh tra, kiểm tra BHXH, BHYT

Mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2030

Chính sách BHXH đảm bảo an sinh cho lao động nữ

Mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2025

Nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành BHXH Việt Nam

BHXH Việt Nam: Triển khai 6 giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh

BHXH Việt Nam: Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024

29 năm xây dựng và phát triển ngành BHXH Việt Nam

Các kênh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp về BHXH, BHYT

Quỹ BHXH, BHYT được quản lý, sử dụng an toàn, bền vững và hiệu quả

Năm 2023, BHXH Việt Nam đã chi 124,3 nghìn tỷ đồng cho hơn 174,8 triệu lượt người KCB BHYT

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Giới thiệu sách Trạm Y tế xã

“Lưới an sinh” cho lao động phi chính thức: Cách hóa giải vướng mắc

Phối hợp chặt chẽ để cùng đảm bảo quyền lợi BHYT của người dân

Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu làm việc với Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh Phú Thọ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Các chế độ BHXH của Việt Nam phù hợp thông lệ quốc tế

BHXH Việt Nam: Nhiều tín hiệu tích cực trong thực hiện nhiệm vụ 5 tháng đầu năm

Phát huy hiệu quả cơ chế hỗ trợ người dân tham gia BHYT

Quận Thanh Xuân: Đã có 85% người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản

Hoàn thiện Sổ tay nghiệp vụ chăm sóc khách hàng ngành BHXH Việt Nam

Giới thiệu bộ tem “Truyện cổ tích Việt Nam: Cây tre trăm đốt”

Nên giao cơ quan quản lý nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi BHXH

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Chính sách BHXH phát triển nhanh và có kết quả tốt

Quận Hà Đông: 93,64% người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng đăng ký nhận chế độ qua tài khoản cá nhân

Châu Âu: Cải thiện chất lượng không khí giúp giảm mạnh tỷ lệ tử vong do bệnh tim

Tháng tôn vinh văn hóa gia đình tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam

M.United vô địch FA Cup: Câu chuyện hai đội bóng và một đêm định mệnh

Người dân và doanh nghiệp thụ hưởng tiện ích từ Đề án 06

Thuốc kháng sinh phối hợp Amoxicillin và Clavulanate

4 thay đổi quan trọng về BHYT có hiệu lực từ 1/7/2024

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444