Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 1/2024
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 1/2024

Shared facebook
Thứ Sáu, ngày 29/12/2023 08:31

Một số chính sách về an sinh, lao động, kinh tế, xã hội sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2024.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực từ 1/1/2024

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (KCB) được Quốc hội thông qua ngày 9/1/2023, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2024. Với 12 Chương, 121 Điều (tăng 3 Chương và 30 Điều so với Luật KCB 2009), Luật KCB năm 2023 lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ KCB. Đồng thời, tiếp tục chính sách xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế.

Theo đó, đối với người bệnh, Luật mới sửa đổi, bổ sung đối tượng được ưu tiên KCB đối với người từ đủ 75 tuổi (trước đây phải từ đủ 80 tuổi) và người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được ưu tiên KCB.

Bên cạnh đó, bổ sung quy định ưu tiên NSNN chi KCB cho người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đang sống ở biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; người bị các bệnh như tâm thần, phong, truyền nhiễm nhóm A, nhóm B.

Đối với người hành nghề y, Luật đã mở rộng đối tượng hành nghề bằng việc thay đổi từ cấp giấy phép hành nghề theo văn bằng chuyên môn sang quy định cấp giấy phép hành nghề theo chức danh chuyên môn. Ngoài ra, nâng cao kỹ năng của người hành nghề bằng cách thay đổi phương thức cấp giấy phép hành nghề, từ việc cấp giấy phép hành nghề thông qua xét hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề.

Riêng đối với lương y, người có bài thuốc gia truyền, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền tiếp tục áp dụng hình thức xét cấp dựa vào hồ sơ. Quy định giấy phép hành nghề có giá trị 5 năm và quy định cập nhật kiến thức y khoa là một trong các điều kiện để gia hạn giấy phép hành nghề.

Về chất lượng cung cấp dịch vụ KCB, quy định mới bắt buộc cơ sở phải tự đánh giá chất lượng KCB theo bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản do Bộ Y tế ban hành hàng năm. Theo đó, kết quả tự đánh giá phải cập nhật lên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động KCB. Điều này làm căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá cũng như công khai thông tin về mức độ chất lượng của các cơ sở KCB. Cùng với đó, thay đổi từ 4 tuyến chuyên môn thành 3 cấp chuyên môn và cho phép phòng khám đa khoa tư nhân tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được tổ chức giường lưu, để theo dõi, điều trị người bệnh. Tuy nhiên, tối đa không quá 72 giờ.

Chính sách BHXH, lương hưu có hiệu lực từ 1/1/2024

Tăng tuổi nghỉ hưu của NLĐ

Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định NLĐ bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

NLĐ bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

NLĐ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, tuổi nghỉ hưu năm 2024 của NLĐ nam trong điều kiện bình thường là 61 tuổi; đối với lao động nữ trong điều kiện bình thường là 56 tuổi 4 tháng (hiện nay, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường đối với lao động nam là 60 tuổi 9 tháng, còn đối với lao động nữ là 56 tuổi).

Điều kiện hưởng lương hưu năm 2024

Căn cứ quy định tại Điều 54 Luật BHXH 2014 (được sửa đổi bởi Điểm a, Khoản 1, Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), thì trong điều kiện lao động bình thường, NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên; Đủ tuổi của lao động nam là đủ 61 tuổi và độ tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là đủ 56 tuổi 4 tháng.

Trường hợp 2: Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021; độ tuổi nghỉ hưu của nam vào năm 2024 không thấp hơn 56 tuổi và độ tuổi nghỉ hưu của nữ vào năm 2024 không thấp hơn 51 tuổi 4 tháng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trường hợp 3: Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên; Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; Độ tuổi nghỉ hưu của nam vào năm 2024 không thấp hơn 51 tuổi và nữ không thấp hơn 46 tuổi 4 tháng.

Trường hợp 4: Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên; Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trường hợp 5: Lao động nữ là CBCC cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 56 tuổi 4 tháng.

NLĐ tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam vào năm 2024 là đủ 61 tuổi và độ tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là đủ 56 tuổi 4 tháng. Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.

Quy định về sử dụng NLĐ nước ngoài tại Việt Nam

Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý NLĐ Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Nghị định mới ban hành sửa đổi 14 nội dung của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP. Đáng chú ý, tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định này nêu rõ, từ ngày 1/1/2024 "Sau khi không tuyển được NLĐ Việt Nam vào các vị trí tuyển dụng NLĐ nước ngoài, người SDLĐ có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng NLĐ nước ngoài".

Việc thông báo tuyển dụng NLĐ Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng NLĐ nước ngoài được thực hiện trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ LĐ-TB&XH (Cục Việc làm) hoặc Cổng Thông tin điện tử Trung tâm DVVL do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, tính đến tháng 8/2023, cả nước có hơn 130,5 nghìn NLĐ nước ngoài đang làm việc. Trong số này, số NLĐ không thuộc diện cấp giấy phép lao động là hơn 10,3 nghìn người. Số NLĐ nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép lao động là hơn 120,2 nghìn người, chiếm khoảng 92% tổng số NLĐ nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.

Áp dụng chính sách mới nhất về đăng ký thường trú, tạm trú từ 1/1/2024

Thông tư số 66/2023/TT-BCA có hiệu lực từ 1/1/2024 sửa đổi hồ sơ phải nộp khi giải quyết các thủ tục về cư trú, trong đó có đăng ký thường trú. Với trường hợp tiếp nhận hồ sơ đăng ký trực tiếp, người dân có thể nộp bản sao giấy tờ được chứng thực từ bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp, bản quét kèm theo bản chính để đối chiếu.

Ngoài ra, người dân có thể khai báo thông tin theo biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn, đăng tải bản quét/bản chụp giấy tờ hợp lệ (không yêu cầu công chứng/chứng thực)/dẫn nguồn tài liệu từ kho quản lý dữ liệu điện tử) và nộp lệ phí.

Theo quy định hiện hành, khi đăng ký cư trú online, người dân khai báo thông tin, đính kèm bản quét/bản chụp giấy tờ cần thiết. Tuy nhiên, công dân phải xuất trình bản chính đã cung cấp khi người làm công tác đăng ký cư trú yêu cầu.

Ngoài ra, Thông tư số 66 cũng đưa ra yêu cầu cụ thể với giấy tờ đính kèm khi đăng ký cư trú online, đó là bản quét/bản chụp giấy tờ được cấp hợp lệ, còn giá trị sử dụng bằng điện thoại, máy ảnh… phải rõ nét, đầy đủ, toàn vẹn về nội dung. Nếu là giấy tờ do cơ quan nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt theo quy định, trừ trường hợp được miễn.

Từ 1/1/2024, thực hiện quy định mới về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Ngày 6/12/2023, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 105/2023/TT-BQP quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Cụ thể gồm: Tiêu chuẩn và phân loại khám sức khỏe; khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; quản lý và kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị; khám sức khỏe tuyển sinh quân sự. Bên cạnh đó, khám sức khỏe tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ; đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ; tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, CNVC quốc phòng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Căn cứ Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 105/2023/TT-BQP, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện sau khi sơ tuyển sức khỏe.

Về tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, Điều 4 Thông tư số 105/2023/TT-BQP nêu rõ, tiêu chuẩn chung là phải đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư số 105/2023/TT-BQP. Đặc biệt, không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất. Ngoài ra, công dân phải đáp ứng một số tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Việc sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe, khám phúc tra sức khỏe và giám định sức khỏe sau 1/1/2024 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 105/2023/TT-BQP.

Quy định mới về phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ

Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.

Trong đó, Nghị định số 83/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 17 Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ như sau:
Phát hành riêng lẻ là phương thức bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tượng mua hoặc lựa chọn ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ (đại lý phân phối) cho đối tượng mua.

Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau: Đối tượng mua trái phiếu; Khối lượng dự kiến phát hành; Kỳ hạn trái phiếu; Lãi suất dự kiến; Thời gian dự kiến phát hành; Dự kiến hình thức phát hành riêng lẻ (Kho bạc Nhà nước phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại lý phân phối).

Bộ Tài chính chấp thuận phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ theo các nội dung quy định trên. Ngoài ra, Nghị định số 83/2023/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3 Điều 22 về trái phiếu ngoại tệ. Nghị định số 83/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2024.

Quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 7/12/2023 có hiệu lực từ 30/1/2024, quy định khung tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa. Nghị định nêu rõ, để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương: gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.

Nghị định cũng quy định các trường hợp không xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa khi thành viên trong gia đình vi phạm một trong các trường hợp sau thì không xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa: bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không hoàn thành nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ nộp thuế; bị xử phạt vi phạm hành chính về: hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn; vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; bị xử phạt vi phạm hành chính về: vi phạm quy định về trật tự công cộng; hành vi đánh bạc trái phép; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo báo cáo của Bộ VH-TT&DL, sau 5 năm thực hiện Nghị định số 122/2018 của Chính phủ, cả nước có hơn 20 triệu trong tổng số hơn 23 triệu gia đình đạt danh hiệu "Gia đình Văn hóa" (đạt tỷ lệ trên 89%); gần 67.500/87.126 khu dân cư đạt danh hiệu "Thôn Văn hóa," "Làng Văn hóa," "Ấp Văn hóa," "Bản Văn hóa," "Tổ Dân phố Văn hóa" (tỷ lệ trên 77%).

Các gia đình văn hóa tiêu biểu đã trở thành những tấm gương sáng ở cộng đồng dân cư trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc. Đồng thời, trở thành những nhân tố tích cực, quan trọng trong việc bảo vệ, giữ gìn các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 7/12/2023 có hiệu lực từ 30/1/2024, quy định khung tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa. Nghị định nêu rõ, để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương: gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.

Nghị định cũng quy định các trường hợp không xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa khi thành viên trong gia đình vi phạm một trong các trường hợp sau thì không xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa: bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không hoàn thành nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ nộp thuế; bị xử phạt vi phạm hành chính về: hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn; vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; bị xử phạt vi phạm hành chính về: vi phạm quy định về trật tự công cộng; hành vi đánh bạc trái phép; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phòng, chống bạo lực gia đình.

Hà Thủy



PortalCatRight

Toàn ngành BHXH Việt Nam tập trung tổng lực triển khai các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ năm 2023

Hàng chục cán bộ Bệnh viện Giao thông vận tải Yên Bái kêu cứu vì bị nợ lương và BHXH

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành tháng 12/2023

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh đã làm việc với BHXH 11 tỉnh, thành khu vực phía Nam

Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh có buổi làm việc với 12 BHXH tỉnh, thành phố phía Bắc

Nâng cao chất lượng truyền thông chính sách BHXH, BHYT trên các kênh sóng của VTV

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành tháng 11/2023

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Bước thay đổi căn bản, có tính chất cách mạng về chính sách BHXH

Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội về Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho bà con đồng bào Cadong

BHXH Việt Nam đối thoại với các doanh nghiệp FDI Nhật Bản khu vực phía Bắc năm 2023

BHXH tỉnh Cà Mau tập cần trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm

Nỗ lực đảm bảo an sinh cho người dân Thủ đô

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam làm việc tại BHXH tỉnh Phú Thọ

Nhận diện và đưa ra kịch bản điều hành phù hợp với thực tế

Không gian xanh an sinh: Mang chính sách BHXH, BHYT đến với người dân

BHXH Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo Sửa đổi, bổ sung Luật BHXH

Bắc Ninh trở thành “điểm sáng” trong hỗ trợ người dân tham gia BHXH, BHYT

Hà Nội: Nhiều "điểm sáng" trong phát triển BHYT HSSV

Toàn ngành BHXH Việt Nam đảm bảo tốt quyền lợi BHXH, BHYT cho người tham gia

Tiềm năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Tạo động lực mới phát triển BHXH tự nguyện

Xây dựng Dự án Luật BHXH (sửa đổi) đã cầu thị, đồng thuận, thống nhất cao

Tiếp tục nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tổ chức cán bộ

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH: Hơn 3,3 triệu người hưởng theo mức mới

Quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong những tháng cuối năm 2023

Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh Hà Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Quỹ BHYT chi trả tiền tỷ cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

Hà Nam vào cuộc xác minh hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT do báo chí phản ánh

PortalCatRight

NLĐ cần cân nhắc việc rút BHXH một lần

BHXH tự nguyện ngày càng khẳng định được vai trò của mình

Vun đắp quan hệ Việt Nam- Nhật Bản lên tầm cao mới

Thu hút DN FDI đầu tư phát triển bền vững và lâu dài

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài cuối)

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài 2)

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài 1)

Phát triển BHXH tự nguyện tại Bắc Giang: Đột phá mạnh mẽ từ một chỉ thị

Ấn tượng mô hình “1 sổ + 1 sổ” ở xã Tân Hải

Thực hiện Đề án 06 và dấu ấn ngành BHXH Việt Nam

Đột phá trong thực hiện Đề án 06, nâng tầm phục vụ người dân và DN

Sửa đổi Luật BHXH nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NLĐ

Phát huy vai trò cấp ủy, chính quyền địa phương

Độc đáo không gian an sinh giữa lòng Thủ đô

Chính sách BHYT HSSV: Góp phần giáo dục toàn diện

BHYT giúp viết tiếp ước mơ đến trường

Hiệu ứng từ phong trào “thi đua nước rút” ở Kiên Giang

Bộ GD-ĐT và BHXH Việt Nam: Tăng cường phối hợp phát triển BHYT HSSV

BHYT HSSV góp phần thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân

BHYT toàn dân góp phần giữ vững an sinh

Bệnh nhân cần BHYT như “cây cần nhựa sống”

Kỳ vọng từ những “cánh tay nối dài”

“Ngôi nhà tiết kiệm” phát triển mạnh

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nga: Luôn tận tâm với sự nghiệp trồng người

Điều diệu kỳ từ tấm thẻ BHYT

Có lương hưu, cuộc sống an nhiên

Lắng nghe ý kiến, việc gì tốt cho người dân thì phải làm

“Bộ tứ” ở Đồng Tháp: Mô hình hay cần nhân rộng

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

PortalCatRight

Ngành BHXH Việt Nam: Dấu ấn 2 năm triển khai Đề án 06 của Chính phủ

Mục tiêu phát triển BHXH, BHYT đến năm 2030

Nghị định 75/2023/NĐ-CP: Tăng quyền lợi thụ hưởng chính sách BHYT

Mô hình truyền thông phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Bổ sung 5 nhóm lao động tham gia BHXH bắt buộc

Nâng cấp, hoàn thiện các tiện ích của ứng dụng VssID-BHXH số

Hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT

Bổ sung thêm đối tượng được hưởng BHYT 100% và 95%

11 nội dung lớn trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Hợp tác an sinh xã hội Việt Nam- Nhật Bản: Đồng hành và phát triển

Đảm bảo quyền lợi về thuốc BHYT

Điểm sáng BHYT HSSV

Cải cách thủ tục hành chính: Nỗ lực vì Nhân dân

Ngành BHXH Việt Nam: Chuyển đổi số toàn diện

Ngành BHXH Việt Nam: Dấu ấn triển khai Đề án 06-CP

Dấu ấn nổi bật trong thực hiện BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2022

Liên thông đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi

Hướng dẫn đóng, nộp BHXH tự nguyện trực tuyến

Chế độ hưu trí cho NLĐ

Cách lấy lại mật khẩu VssID

Thúc đẩy chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Trách nhiệm thực hiện BHXH, BHYT của công chức Văn hóa-Xã hội cấp xã

Hiệu quả triển khai chính sách BH thất nghiệp

Xây dựng ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới Chính phủ số

Phát triển BHYT hộ gia đình giai đoạn 2015-2022

Bước đột phá phát triển BHXH tự nguyện giai đoạn 2016-2022

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Tra cứu thông tin đóng BHXH, BHYT trực tuyến

Dấu ấn thực hiện Luật BHYT

BHXH Việt Nam tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

Toàn ngành BHXH Việt Nam khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023

BHXH tỉnh Hà Nam và Đồng Tháp: Hoàn thành nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2023

Tiếp tục quyết liệt đôn đốc thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Chủ tịch nước tặng quà cho 1,4 triệu người có công dịp Tết Nguyên đán

Podcast tổng hợp tuần 4 tháng 12

Báo chí là cầu nối quan trọng gắn kết Quốc hội với nhân dân

Bộ Chính trị chỉ thị tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Thẻ Lộc Việt Agribank lọt Top 50 Sản phẩm-Dịch vụ tin dùng Việt Nam 2023

VssID lọt Top 3 ứng dụng của cơ quan nhà nước thu hút số lượng người dùng lớn nhất Việt Nam

Hà Nội: Hơn 2.300 vị trí việc làm cho bộ đội xuất ngũ với mức lương hấp dẫn

Báo động chất lượng thuốc mua, bán trực tuyến

BHXH TP.Đà Nẵng: Hoàn thành vượt kế hoạch nhiều chỉ tiêu quan trọng

Agribank và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

Nữ sinh bị liệt vận động sau vụ sập trần gỗ tại lớp học tại Nghệ An

Năm 2023: Dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam

BVĐK Phương Đông và hành trình gần 5 năm chuyển mình bứt phá

Lưu “nát” tham gia phim hài Tết “Đại gia chân đất 14”

Quận Cái Răng (Cần Thơ): Ngay sau buổi làm việc, DN chuyển 2 tỷ đồng chậm nộp BHXH

Tỉnh Bình Dương: Thưởng Tết cao nhất gần 370 triệu đồng

Tiền Giang: Xử phạt Công ty TNHH thủy sản Minh Thắng do chậm đóng BHXH

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444