Cần đánh giá, phân loại đúng các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Cần đánh giá, phân loại đúng các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Shared facebook
Thứ Tư, ngày 30/10/2024 16:46

Ngày 30/10, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam tổ chức Hội thảo “Nâng cao kiến thức, giải pháp, chế độ chính sách cho các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm trong môi trường lao động trong giai đoạn hiện nay".

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Quang Thao- Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của công nghệ khiến cho các phương thức sản xuất cũng có nhiều thay đổi; do đó việc đánh giá, phân loại công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm cũng khác trước.  Điều này có vai trò quan trọng, làm căn cứ thực hiện các chế độ, chính sách đối với NLĐ như: BHXH, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, phụ cấp lương, bồi dưỡng bằng hiện vật…

Đáng chú ý, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH về quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động. Cách phân loại này khi áp dụng trong thực tiễn vẫn còn một số khó khăn như: Các tiêu chí đánh giá có bản chất khác nhau nhưng được lấy giá trị trung bình; khó có thể áp dụng với các ngành nghề đặc thù; chưa thể hiện tác động qua lại của các yếu tố khi chúng có thể khuếch đại lẫn nhau, nhất là khi có mặt đồng thời các hóa chất độc hại, nguy hiểm.

Ngoài ra, Thông tư này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá cho những nghề, công việc cố định, có môi trường lao động cố định, ít biến động (tức là có thể thực hiện việc đo đạc được yếu tố tác động sinh học đến NLĐ), chứ chưa đánh giá được cho các nghề, công việc có tính chất nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất, hóa chất độc nguy hại hoặc những nghề, công việc có tần suất ít, hiếm xảy ra nhưng lại vô cùng nguy hiểm…

Để thuận tiện hơn trong việc đánh giá, phân loại điều kiện lao động, Bộ LĐ-TB&XH đang dự thảo Thông tư mới thay thế Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH. Do đó, cuộc hội thảo được tổ chức để có thêm những căn cứ khoa học chắc chắn nhằm bảo vệ an toàn và sức khỏe cho NLĐ được tốt nhất...

Tại Hội thảo, các đại biểu đã trình bày các báo cáo nghiên cứu về điều kiện lao động của giáo viên mầm non, lao động ngành may... có các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ. Các báo cáo còn chỉ rõ, không chỉ NLĐ làm việc trong nhà xưởng sản xuất mới có các yếu tố nặng nhọc, độc hại, mà những người làm việc trong văn phòng cũng chịu một số tác động có hại. Hội chứng bệnh nhà kín (SBS) của người làm việc và sinh sống trong không gian kín phổ biến là: Vấn đề về hô hấp; kích ứng da và mắt; mệt mỏi; đau đầu và chóng mặt; mất tập trung và suy giảm trí nhớ; triệu chứng liên quan đến dị ứng…

Viện trưởng Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động Việt Nam Nguyễn Anh Thơ cho rằng, căng thẳng trong lao động là một vấn đề đang gia tăng trên toàn thế giới, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của NLĐ, mà còn ảnh hưởng đến năng suất của DN. Căng thẳng liên quan đến công việc phát sinh khi nhu cầu công việc ở nhiều loại và kết hợp khác nhau vượt quá khả năng và khả năng ứng phó của một người. Căng thẳng tâm lý liên quan đến công việc là bệnh tật, thương tích là bệnh nghề nghiệp được bồi thường phổ biến thứ hai ở Bắc Mỹ, Australia, sau các rối loạn cơ xương.

Trong lĩnh vực khai thác mỏ, một bộ phận đáng kể NLĐ đang phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng và rủi ro tại nơi làm việc. Các nghiên cứu đưa ra cho thấy, lao động khai thác mỏ có nhiều nguy cơ rủi ro cao như: Môi trường làm việc nguy hiểm, cháy, nổ, sập hầm lò; cường độ lao động, làm việc theo ca; xung đột công việc-gia đình; rủi ro tâm lý xã hội tại nơi làm việc, lạm dụng chất gây nghiện, tâm lý... Vì thế, rất cần có nghiên cứu sâu về vấn đề căng thẳng tâm lý lao động trong hầm lò.

Làm rõ hơn vấn đề này, ông Nguyễn Đình Trung- Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp (Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường) cho biết, nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi silic là do tiếp xúc với bụi silic trong môi trường làm việc. Đây là bệnh xơ hóa phổi không hồi phục và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, viêm khớp, bệnh tăng huyết áp phổi và ung thư phổi. Sau nhiều năm tiếp xúc với bụi silic, người bệnh có các tổn thương phổi rõ ràng. Theo thời gian, những tinh thể silic này sẽ tích tụ trong phổi và đường thở của người bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài khiến người bệnh bị khó thở, suy hô hấp, ở mức độ nặng có thể tử vong.

Bệnh bụi phổi silic nếu phát hiện muộn thì nguy cơ tử vong cao. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong 35 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở nước ta. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến cuối năm 2011, tại Việt Nam có 27.246 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, trong đó bệnh bụi phổi silic chiếm tới 74,4%. Tại thời điểm hiện tại, sức khỏe của NLĐ trong ngành chế biến đá còn chưa nhận được nhiều sự quan tâm, rất nhiều DN chế biến đá hiện nay chưa thực hiện quan trắc môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, phát hiện bệnh nghề nghiệp. Do đó, cần nhanh chóng áp dụng việc phân loại sao cho phù hợp vào yếu tố gây hại và hậu quả đối với lĩnh vực này.

Trong khi đó, theo PGS-TS.Lê Minh Đức- Phân Viện trưởng Phân viện Khoa học ATVSLĐ và Bảo vệ môi trường Đà Nẵng, điều kiện lao động không tốt là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều tai nạn lao động, tổn hại sức khỏe của hàng trăm triệu NLĐ mỗi năm, làm giảm sút khả năng lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe giống nòi và gây nên một sự thiệt hại to lớn về kinh tế, môi trường. Tại Việt Nam, điều kiện lao động chưa tốt, rủi ro tai nạn cao đã bào mòn dần sức khỏe của NLĐ, là nguyên nhân làm tăng ô nhiễm môi trường. Năm 2023, đã phát hiện thêm 696 người mắc bệnh nghề nghiệp, trong số đó đã qua giám định là 600, chủ yếu là là các bệnh bụi phổi silic, bụi phổi than, điếc nghề nghiệp.

Vì vậy, PGS-TS.Lê Minh Đức kiến nghị cần có phương pháp thống nhất để đánh giá, phân loại theo điều kiện lao động, từ đó phản ánh được mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của một vị trí công việc cụ thể, cũng như góp phần thực hiện văn hóa an toàn tại cơ sở. “ATVSLĐ là công việc không của riêng ai, giải pháp cải thiện điều kiện lao động là yếu tố mấu chốt, then chốt trong giảm dần gánh nặng, độc hại của môi trường làm việc cho NLĐ. Cần nâng cao nhận thức cho NLĐ về ATVSLĐ và đưa ra các giải pháp quản lý tốt như ứng dụng công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo để tăng cường giám sát”- PGS-TS.Lê Minh Đức chia sẻ.

Thanh Hằng



PortalCatRight

Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT: Đánh giá tác động, rà soát những nội dung còn nhiều ý kiến để tạo đồng thuận

BHXH Việt Nam: Trao 1.202 sổ BHXH và 9.260 thẻ BHYT tới người dân có hoàn cảnh khó khăn

Tăng cường tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT cho người tham gia lực lượng BVANTT ở cơ sở

Trường trung học cơ sở Yên Hòa: “Điểm sáng” trong thực hiện BHYT học sinh

Trung tâm Điều hành hệ thống CNTT ngành BHXH Việt Nam có gì?

Tăng tốc thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT trong các tháng cuối năm

Hội thảo khoa học lấy ý kiến chuyên gia về Dự thảo Sách Kỷ yếu 30 năm thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT

Dấu ấn phát triển hạ tầng số ngành BHXH Việt Nam

Ngành BHXH Việt Nam: Quyết liệt triển khai các giải pháp phát triển BHXH, BHYT

Trường Tiểu học Trung Yên chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh thông qua chính sách BHYT

BHXH tỉnh Hải Dương: Chuyển đổi số để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn

Ủy ban Xã hội thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT

Cần trang bị kiến thức về BHXH cho sinh viên

BHXH Hải Dương: Tiếp tục giữ vững tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT

Cần đánh giá tác động đến khả năng cân đối quỹ BHYT khi mở rộng đối tượng tham gia

Xây “gốc” BHXH tự nguyện từ cán bộ cơ sở

BHXH Việt Nam: Nhiều hoạt động hướng đến đồng bào vùng bão, lũ

Nhanh chóng khắc phục thiệt hại sau bão để đảm bảo hoạt động thông suốt

BHXH Việt Nam chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão, lũ

Quyết liệt triển khai các giải pháp phát triển BHXH, BHYT trong các tháng cuối năm

Lan tỏa giá trị lương hưu

Thoả thuận quốc tế về BHXH là xu hướng tất yếu

Chủ động thực hiện tốt BHYT HSSV

Chủ động các giải pháp ngăn ngừa phát sinh chậm đóng BHXH, BHYT

Nâng cao vai trò Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT các cấp

BHYT: Điểm tựa an sinh vững chắc cho người bệnh

Tiếp tục quyết liệt triển khai các nhiệm vụ phát triển BHXH, BHYT

BHXH Việt Nam triển khai chuyển đổi số và Đề án 06 góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng phục vụ

Ngành BHXH Việt Nam: Chuyển đổi số mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho người dân tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT

PortalCatRight

“Mạch nguồn nhân ái” từ một Nghị quyết (Bài 2)

Chuyển đổi số tạo “bứt phá” trong công tác Thu- Sổ, Thẻ

Các tổ chức dịch vụ thu: “Tăng tốc” để về đích

“Mạch nguồn nhân ái” từ một nghị quyết (Bài 1)

Những món quà nặng tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Trốn đóng BHXH, BHYT- Án hình sự “lơ lửng” trên đầu (Bài cuối)

Hệ thống Thông tin giám định BHYT: Ngày càng hoàn thiện

Trốn đóng BHXH, BHYT- Án hình sự “lơ lửng” trên đầu (Bài 2)

Trốn đóng BHXH, BHYT- Án hình sự “lơ lửng” trên đầu (Bài 1)

Thúc đẩy cung cấp DVC trên môi trường số

Quảng Ngãi: Chung tay phát triển BHXH tự nguyện

Bình Phước: “Kim chỉ nam” phát triển BHXH, BHYT

Đảm bảo an ninh mạng để hệ thống hoạt động hiệu quả nhất

Cống hiến thầm lặng, an tâm lo tương lai

Ngành BHXH Việt Nam chủ động chuyển đổi số, cung cấp tiện ích tốt nhất phục vụ người dân và doanh nghiệp

Lấy người dân và DN làm trung tâm phục vụ

BHXH tỉnh Quảng Nam: Phát triển BHXH tự nguyện bền vững

Sóc Trăng: Vượt khó thực hiện tốt BHYT HSSV

Bất ngờ ở Sa Đéc

BHXH tỉnh Bắc Giang: Truyền thông “hướng đích” để phát triển BHXH tự nguyện (Bài cuối)

Bước tiến vững chắc trong nhận thức về BHYT HSSV

Gia Lai: Quyết tâm bao phủ 100% HSSV tham gia BHYT

BHXH tỉnh Bắc Giang: Truyền thông “hướng đích” để phát triển BHXH tự nguyện (Bài 1)

Trao quyền khởi kiện cho Công đoàn: Tăng hiệu quả bảo vệ người lao động

BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực phục vụ người dân vùng an toàn khu

Quận Thốt Nốt (TP.Cần Thơ): Bí quyết về đích sớm BHXH tự nguyện

Nghĩa tình BHXH đến với bà con vùng bão lũ

Linh hoạt giải quyết nhanh những phát sinh trong bão lũ, đảm bảo quyền lợi KCB BHYT

Lan tỏa giá trị nhân văn của BHYT đến thế hệ trẻ

Luật BHXH 2024: Mở rộng diện bao phủ, tăng quyền lợi

PortalCatRight

Đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu như thế nào?

Trách nhiệm UBND các cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật BHXH

Tăng sức hấp dẫn của BHXH tự nguyện

Làm rõ hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH, BH thất nghiệp

Trợ cấp hưu trí xã hội

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Ngăn ngừa chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT để bảo vệ quyền lợi NLĐ

Từng bước mở rộng, vững chắc tiến tới mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân

Tiếp tục thực hiện hiệu quả BH thất nghiệp

Gia tăng cơ hội được hưởng lương hưu

Hướng dẫn đăng ký tài khoản VssID-BHXH số cho con

Dấu ấn thực hiện Luật BHYT

Hướng dẫn tra cứu thời hạn thẻ BHYT

Thiết thực lo an sinh cho người dân bị thiệt hại bởi bão lũ

Bảo hiểm hưu trí bổ sung theo Luật BHXH năm 2024

Luật BHXH năm 2024: Bổ sung quy định nhằm gia tăng quyền lợi cho người tham gia

Hỗ trợ, tư vấn và giải đáp kịp thời thông tin về BHXH, BHYT

Ngành BHXH Việt Nam: Dấu ấn nổi bật trong chuyển đổi số

Ngành BHXH Việt Nam: Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT

Lấp đầy khoảng trống BHYT với người cao tuổi

Mức đóng, hưởng BHYT HSSV năm học 2024-2025

Tăng diện bao phủ BHYT HSSV

Luật BHXH năm 2024: 14 nội dung mới trọng tâm

Triển khai Đề án 06: Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân

BHYT học sinh, sinh viên: Chăm sóc, bảo vệ, vì thế hệ trẻ năng động, sáng tạo

Chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam: Những kết quả nổi bật

Thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình

Ngành BHXH Việt Nam chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức hưởng mới: Nhanh chóng, chính xác

Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 1/7/2024

Những điểm mới trong Luật BHXH (sửa đổi)

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

Ngành BHXH Việt Nam mong muốn nhận được nhiều ý kiến phản hồi để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Nếu bỏ giấy chuyển tuyến, bệnh viện tuyến chuyên sâu sẽ “vỡ trận”

“Mạch nguồn nhân ái” từ một nghị quyết (Bài 1)

Đề nghị bổ sung quy định liên thông kết quả cận lâm sàng giữa các cơ sở y tế

Việc càng khó càng phải kiên trì, mới có thể đạt kết quả như mong muốn

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT: Đảm bảo hài hòa, cân đối các mục tiêu trong dài hạn

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Bổ sung thêm nhiều nhóm lao động tham gia BH thất nghiệp

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT: Đề cao trách nhiệm các bên liên quan trong thực hiện chính sách BHYT

Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT

Cải cách chính sách an sinh xã hội để “không ai bị bỏ lại phía sau”

Chuyển đổi số tạo “bứt phá” trong công tác Thu- Sổ, Thẻ

Nhà báo Cảnh Chí Tuyên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam

Tối ưu hoá chi phí KCB BHYT: Ưu tiên hàng đầu là quyền lợi người bệnh

Triển khai các biện pháp mạnh kiểm soát tình trạng đầu cơ nhà đất

Triển khai đồng bộ, mạnh mẽ giải pháp thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Flick đưa Barcelona trở lại đỉnh cao

42 phim tranh tài tại LHP quốc tế Hà Nội

TP.Hồ Chí Minh và quá trình thí điểm BHXH ngoài quốc doanh

Đoàn công tác Agribank tham dự Hội nghị thường niên IMF-WB năm 2024

Hà Tĩnh: Lan tỏa BHYT trong các trường chuyên nghiệp

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444