Cơ chế đặc thù cho Chương trình Mục tiêu Quốc gia phải vừa chặt chẽ, vừa linh hoạt
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Cơ chế đặc thù cho Chương trình Mục tiêu Quốc gia phải vừa chặt chẽ, vừa linh hoạt

Shared facebook
Thứ Ba, ngày 16/01/2024 16:15

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, chiều 16/1, Quốc hội thảo luận dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia và Tờ trình về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025.

Tham gia thảo luận, đa số ý kiến thống nhất với sự cần thiết về ban hành Nghị quyết Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (sau đây gọi là dự thảo Nghị quyết). Đồng thời, các đại biểu nhấn mạnh, việc ban hành chính sách đặc thù là xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh triển khai thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia, thực hiện khoản 2, Điều 2, Nghị quyết số 108/2023/QH15 của Quốc hội về giám sát chuyên đề các CTMTQG. Qua đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân và thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền.

Góp ý cụ thể, ĐB Lê Kim Toàn (Bình Định) cho rằng, các cơ chế đặc thù trong dự thảo Nghị quyết cần được thiết kế chặt chẽ nhưng phải bảo đảm tính chất “mở” để có có chế điều chỉnh khi cần. “Nhiều nội dung cơ chế đặc thù được thực hiện trong năm 2024. Ví dụ như điều chỉnh dự toán ngân sách, điều chỉnh dự toán ngân sách chưa giải ngân của các năm trước. Vấn đề là 3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia được thực hiện trong cả giai đoạn, kéo dài đến 2025. Trong khi cơ chế điều chỉnh dự toán ngân sách chỉ thực hiện trong năm 2024, vậy trường hợp năm 2024 và 2025, một số hạng mục, khoản chi chưa thanh quyết toán xong thì có cho phép điều chỉnh dự toán hay không?”- ĐB Toàn phân tích.

Từ đây, ĐB Lê Kim Toàn cho rằng, nên có cơ chế mở, linh hoạt trong cả giai đoạn thực hiện 3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia. Đối với cơ chế quản lý tài sản hình thành từ dự án do Nhà nước hỗ trợ sản nước, cần thiết kế cơ chế Nhà nước hỗ trợ các dự án để phát triển sản xuất cho người dân, cộng đồng, hộ gia đình và có cơ chế giám sát sử dụng nguồn vốn nhà nước hiệu quả, tránh lợi ích nhóm. Khi cộng đồng dân cư và hộ gia đình thực hiện các dự án này có hình thành tài sản từ nguồn vốn nhà nước thì họ được sở hữu tài sản đó.

Đồng quan điểm, ĐB Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) đánh giá Nghị quyết đề xuất nhiều cơ chế, chính sách mang tính “thí điểm” để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các Chương trình Mục tiêu Quốc gia, song các nội dung trong Nghị quyết chưa quy định rõ việc “thí điểm” ra sao. Mặt khác, thể hiện sự quan tâm tới phạm vi điều chỉnh (Điều 1) cũng như thời gian triển khai thực hiện, bởi hiện nay có 3 Chương trình mục tiêu quốc gia nhưng thời gian thực hiện khác nhau. Bên cạnh đó, Nghị quyết đề xuất nhiều cơ chế, chính sách để đơn giản hóa các TTHC, tăng cường phân cấp cho địa phương triển khai thực hiện các dự án trong CTMTQG. “Tuy nhiên, việc phân cấp nhưng lại không có cơ chế kiểm soát nếu xảy ra sai sót, vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện rất khó để xem xét trách nhiệm”- ĐB Nguyễn Phương Thuỷ nhấn mạnh.

Dưới góc độ khác, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, nội dung này đã được Ủy ban TVQH họp và cho ý kiến, theo đó, việc ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phải trên nguyên tắc, “mắc phải gỡ và gỡ đến cùng”, chứ “không gỡ lưng chừng và tuyệt đối không tạo rào cản mới”. Đặc biệt, trên tinh thần việc ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phải có ý nghĩa cả trước mắt cũng như lâu dài, dự thảo Nghị quyết phải là cơ sở để tổng kết, xem xét áp dụng cho giai đoạn sau của 3 CTMTQG và xây dựng chính sách cho các Chương trình mới. Dù Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG và Nghị định số 38/2023/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 27/2022/NĐ-CP) đã tháo gỡ một số vấn đề, nhưng đây mới chỉ ở tầm nghị định của Chính phủ, do vậy lần này phải luật hóa bằng Nghị quyết của Quốc hội, tạo cơ sở pháp lý để các địa phương mạnh dạn làm. “Một nguyên tắc nữa được Ủy ban TVQH yêu cầu, đó là “ủy quyền nhưng cấp trên phải chịu trách nhiệm”, chứ không phải “ủy quyền là dưới muốn làm gì thì làm”. Do vậy, trong điều khoản thi hành cần quy định rõ việc, Chính phủ phải tăng cường kiểm tra, HĐND phải chịu trách nhiệm trong phạm vi, quyền hạn của mình và tăng cường giám sát”- Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

ĐB Văn Thị Bạch Tuyết- TP Hồ Chí Minh nêu rõ, kết quả giám sát vừa qua cho thấy có nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện CTMTQG, đặc biệt trong sử dụng vốn đầu tư. Vì thế, cần có cơ chế để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn phân bổ thực hiện chương trình. Do đó, đề xuất của Chính phủ để tháo gỡ các nội dung này trong Tờ trình và Dự thảo Nghị quyết là phù hợp.

Nhất trí với dự thảo Nghị quyết, ĐB Nguyễn Minh Đức- TP Hồ Chí Minh phân tích, theo dự thảo Nghị quyết, đối tượng áp dụng phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác với cá nhân, hộ gia đình. Như vậy, các dự án để được hưởng CTMTQG được phân bổ ngân sách, ưu tiên cơ chế đặc thù thì không thể là cá nhân đứng độc lập mà phải liên kết thành dự án. Nếu Nghị quyết không quy định cụ thể sẽ khó triển khai, bởi ở miền núi, vùng sâu vùng xa, người dân sống cách xa nhau. “Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân liên kết đầu tư sản xuất”- ĐB Đức nêu ý kiến.

Góp ý chi tiết về cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện CTMTQG (Điều 4), ĐB Nguyễn Minh Đức cho biết, tại khoản 5 về quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất có nêu: “Trường hợp cộng đồng người dân tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng cùng thống nhất đề xuất tiếp tục sử dụng các tài sản hình thành từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước, cơ quan quản lý dự án hỗ trợ phát triển sản xuất báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án xem xét, quyết định giao những tài sản này hỗ trợ cho người dân tiếp tục thực hiện phát triển sản xuất (tài sản đã chuyển giao không phải là tài sản công)”; “cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất…”. Theo ĐB, các chủ thể theo dự thảo Nghị quyết là Quốc hội, tiếp đến là Chính phủ, HĐND tỉnh và huyện, UBND cấp tỉnh và huyện rồi xuống xã. Vậy, cấp có thẩm quyền phê duyệt là cấp nào cần phải được làm rõ, nếu lửng lơ sẽ khó thực hiện…

Nguyệt Hà



PortalCatRight

Tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn và chúc Tết người có công ở Sơn La

Toàn ngành BHXH Việt Nam tập trung tổng lực triển khai các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ năm 2023

Hàng chục cán bộ Bệnh viện Giao thông vận tải Yên Bái kêu cứu vì bị nợ lương và BHXH

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành tháng 12/2023

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh đã làm việc với BHXH 11 tỉnh, thành khu vực phía Nam

Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh có buổi làm việc với 12 BHXH tỉnh, thành phố phía Bắc

Nâng cao chất lượng truyền thông chính sách BHXH, BHYT trên các kênh sóng của VTV

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành tháng 11/2023

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Bước thay đổi căn bản, có tính chất cách mạng về chính sách BHXH

Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội về Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho bà con đồng bào Cadong

BHXH Việt Nam đối thoại với các doanh nghiệp FDI Nhật Bản khu vực phía Bắc năm 2023

BHXH Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp FDI Nhật Bản

BHXH tỉnh Cà Mau tập cần trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm

Nỗ lực đảm bảo an sinh cho người dân Thủ đô

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam làm việc tại BHXH tỉnh Phú Thọ

Nhận diện và đưa ra kịch bản điều hành phù hợp với thực tế

Không gian xanh an sinh: Mang chính sách BHXH, BHYT đến với người dân

BHXH Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo Sửa đổi, bổ sung Luật BHXH

Bắc Ninh trở thành “điểm sáng” trong hỗ trợ người dân tham gia BHXH, BHYT

Hà Nội: Nhiều "điểm sáng" trong phát triển BHYT HSSV

Toàn ngành BHXH Việt Nam đảm bảo tốt quyền lợi BHXH, BHYT cho người tham gia

Tiềm năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Tạo động lực mới phát triển BHXH tự nguyện

Xây dựng Dự án Luật BHXH (sửa đổi) đã cầu thị, đồng thuận, thống nhất cao

Tiếp tục nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tổ chức cán bộ

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH: Hơn 3,3 triệu người hưởng theo mức mới

Quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong những tháng cuối năm 2023

Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh Hà Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

PortalCatRight

NLĐ cần cân nhắc việc rút BHXH một lần

BHXH tự nguyện ngày càng khẳng định được vai trò của mình

Vun đắp quan hệ Việt Nam- Nhật Bản lên tầm cao mới

Thu hút DN FDI đầu tư phát triển bền vững và lâu dài

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài cuối)

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài 2)

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài 1)

Phát triển BHXH tự nguyện tại Bắc Giang: Đột phá mạnh mẽ từ một chỉ thị

Ấn tượng mô hình “1 sổ + 1 sổ” ở xã Tân Hải

Thực hiện Đề án 06 và dấu ấn ngành BHXH Việt Nam

Đột phá trong thực hiện Đề án 06, nâng tầm phục vụ người dân và DN

Sửa đổi Luật BHXH nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NLĐ

Phát huy vai trò cấp ủy, chính quyền địa phương

Độc đáo không gian an sinh giữa lòng Thủ đô

Chính sách BHYT HSSV: Góp phần giáo dục toàn diện

BHYT giúp viết tiếp ước mơ đến trường

Hiệu ứng từ phong trào “thi đua nước rút” ở Kiên Giang

Bộ GD-ĐT và BHXH Việt Nam: Tăng cường phối hợp phát triển BHYT HSSV

BHYT HSSV góp phần thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân

BHYT toàn dân góp phần giữ vững an sinh

Bệnh nhân cần BHYT như “cây cần nhựa sống”

Kỳ vọng từ những “cánh tay nối dài”

“Ngôi nhà tiết kiệm” phát triển mạnh

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nga: Luôn tận tâm với sự nghiệp trồng người

Điều diệu kỳ từ tấm thẻ BHYT

Có lương hưu, cuộc sống an nhiên

Lắng nghe ý kiến, việc gì tốt cho người dân thì phải làm

“Bộ tứ” ở Đồng Tháp: Mô hình hay cần nhân rộng

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

PortalCatRight

Dấu ấn công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT năm 2023

Ngành BHXH Việt Nam: Dấu ấn 2 năm triển khai Đề án 06 của Chính phủ

Mục tiêu phát triển BHXH, BHYT đến năm 2030

Nghị định 75/2023/NĐ-CP: Tăng quyền lợi thụ hưởng chính sách BHYT

Mô hình truyền thông phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Bổ sung 5 nhóm lao động tham gia BHXH bắt buộc

Nâng cấp, hoàn thiện các tiện ích của ứng dụng VssID-BHXH số

Hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT

Bổ sung thêm đối tượng được hưởng BHYT 100% và 95%

11 nội dung lớn trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Hợp tác an sinh xã hội Việt Nam- Nhật Bản: Đồng hành và phát triển

Đảm bảo quyền lợi về thuốc BHYT

Điểm sáng BHYT HSSV

Cải cách thủ tục hành chính: Nỗ lực vì Nhân dân

Ngành BHXH Việt Nam: Chuyển đổi số toàn diện

Ngành BHXH Việt Nam: Dấu ấn triển khai Đề án 06-CP

Dấu ấn nổi bật trong thực hiện BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2022

Liên thông đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi

Hướng dẫn đóng, nộp BHXH tự nguyện trực tuyến

Chế độ hưu trí cho NLĐ

Cách lấy lại mật khẩu VssID

Thúc đẩy chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Trách nhiệm thực hiện BHXH, BHYT của công chức Văn hóa-Xã hội cấp xã

Hiệu quả triển khai chính sách BH thất nghiệp

Xây dựng ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới Chính phủ số

Phát triển BHYT hộ gia đình giai đoạn 2015-2022

Bước đột phá phát triển BHXH tự nguyện giai đoạn 2016-2022

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Tra cứu thông tin đóng BHXH, BHYT trực tuyến

Dấu ấn thực hiện Luật BHYT

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

Trao nhân ái, gieo những “hạt mầm” an sinh tại tỉnh Hà Nam

BHXH tỉnh Sơn La: Nỗ lực đảm bảo phát triển an sinh xã hội bền vững

Hợp tác nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ BHYT và chất lượng y tế cơ sở

Khối Thi đua số III: Phong trào thi đua có nhiều đổi mới, sáng tạo

TP.HCM: Năm 2024 sẽ tổ chức 50 Phiên/Sàn Giao dịch việc làm kết nối DN và NLĐ

Cụm Thi đua số 4 (BHXH Việt Nam): Phát huy hiệu quả các phong trào thi đua, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu năm 2023

Chi trả kịp thời lương, thưởng, chế độ cho người dân, NLĐ dịp Tết Nguyên đán

Dấu ấn công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT năm 2023

Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra BHXH Việt Nam

Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2030

BHXH tỉnh Hải Dương: Nỗ lực góp thêm “gam màu sáng” bức tranh an sinh xã hội

Cụm Thi đua số 7 (BHXH Việt Nam): Lo tròn sứ mệnh dệt lưới an sinh

BHXH tỉnh Bắc Giang: Hoàn thành xuất sắc nhiều chỉ tiêu, nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội trên địa bàn

Hà Nội: Gần 1 triệu NLĐ bị ảnh hưởng do DN nợ BHXH

Bình Dương: Thêm nhiều DN thông báo thưởng Tết cho NLĐ

Thư viện làng và văn hóa đọc ở nông thôn Ấn Độ

Năm 2023: BHXH TP.Hà Nội chi hơn 22.406 tỷ đồng KCB BHYT

Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của BHXH Việt Nam: Triển khai nhiệm vụ năm 2024

Dự kiến bãi bỏ 92 TTHC trong triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi

Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền là “điểm tựa” để phát triển BHXH, BHYT

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444