Ban hành hướng dẫn quốc gia về sàng lọc và quản lý đái tháo đường thai kỳ
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Ban hành hướng dẫn quốc gia về sàng lọc và quản lý đái tháo đường thai kỳ

Shared facebook
Thứ Năm, ngày 06/06/2024 18:34

Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ xảy ra các tai biến trong suốt quá trình mang thai cao hơn so với thai phụ bình thường. Vì vậy, theo tài liệu chuyên môn Hướng dẫn quốc gia về Sàng lọc và Quản lý đái tháo đường thai kỳ, việc theo dõi các nguy cơ, sàng lọc và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ sớm rất quan trọng, giúp thai phụ có thể kiểm soát bệnh, phát hiện sớm, được chăm sóc để tránh biến chứng nặng.

Theo định nghĩa chuyên môn, đái tháo đường (ĐTĐ) là nhóm những rối loạn chuyển hóa không đồng nhất gồm tăng glucose huyết tương và rối loạn dung nạp glucose do thiếu insulin, giảm tác dụng của insulin hoặc cả 2. ĐTĐ týp 1 có sự phá hủy tế bào beta và thiếu insulin tuyệt đối, được chia làm hai thể do cơ chế tự miễn và không do tự miễn; ĐTĐ týp 2 đặc trưng bởi tình trạng thiếu insulin tương đối kèm đề kháng insulin ngoại biên. Còn đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối và không có bằng chứng về ĐTĐ từ trước.

ĐTĐ là một bệnh mạn tính thường gặp. Theo Liên đoàn ĐTĐ quốc tế, năm 2021, có khoảng 538 triệu người mắc ĐTĐ trên thế giới ở độ tuổi 20 đến 79 tuổi. Dự kiến, đến năm 2045, sẽ có khoảng 700 triệu người mắc ĐTĐ. Tương tự ĐTĐ trong dân số chung, tỷ lệ lưu hành của ĐTĐTK cũng tăng theo thời gian. Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đang phát triển với dân số khoảng 100,3 triệu người (theo kết quả sơ bộ Điều tra Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2023- Tổng cục Thống kê) và có tỷ lệ ĐTĐ týp 2 ngày càng tăng. Năm 2021, tỷ lệ ĐTĐ ở người trưởng thành là 7,1%.

Cùng với đó, ĐTĐTK cũng ngày càng tăng do tuổi sinh đẻ tăng, phụ nữ ngày càng thừa cân, béo phì và ít vận động. Tỷ lệ ĐTĐTK thay đổi tùy thuộc vào dân số nghiên cứu, tiêu chí chọn mẫu, tiêu chuẩn chẩn đoán. Tại Việt Nam, trong một số nghiên cứu tại các vùng miền khác nhau, tỷ lệ này tăng nhanh từ 3,9% vào năm 2004 đến 20,3% năm 2012 và 20,9% năm 2017. Khoảng 50% phụ nữ mắc ĐTĐTK sẽ tiến triển thành ĐTĐ týp 2 trong vòng 5-10 năm sau sinh và chỉ có 31,1% được chẩn đoán. Trong số bệnh nhân được chẩn đoán, chỉ có 28,9% được điều trị.

Theo Hướng dẫn quốc gia về Sàng lọc và Quản lý đái tháo đường thai kỳ, các thai phụ có yếu tố nguy cơ sau đây dễ mắc ĐTĐTK: Thừa cân hay béo phì; Tiền sử gia đình; Tiền sử sinh con to (cân nặng trẻ sơ sinh to ≥ 4.000gr vừa là hậu quả của ĐTĐTK, vừa là yếu tố nguy cơ cho mẹ ở những lần mang thai sau); Tiền sử bất thường về dung nạp glucose; Glucose niệu dương tính; Tuổi mang thai (theo nhiều nghiên cứu, khi phụ nữ lớn hơn 35 tuổi mang thai thì nguy cơ ĐTĐTK tăng cao hơn); Tiền sử sản khoa bất thường: Thai chết lưu không rõ nguyên nhân, con bị dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, sinh non; Chủng tộc (là một yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến ĐTĐTK, châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc ĐTĐTK cao); Hội chứng buồng trứng đa nang; Tăng huyết áp (>=140/90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ huyết áp); Rối loạn lipid máu.

Đối với thai phụ, ĐTĐTK có thể làm gia tăng tỷ lệ sảy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, mổ lấy thai, về lâu dài, các thai phụ mắc ĐTĐTK tăng nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ týp 2 và các biến chứng liên quan đặc biệt là biến chứng trên các mạch máu nhỏ ảnh hưởng đến tim, thận, mắt. Còn đối với thai nhi và trẻ sơ sinh, ĐTĐ ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi chủ yếu vào giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Với giai đoạn 3 tháng đầu, thai có thể không phát triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh (thường xảy ra vào tuần thứ 6, thứ 7 của thai kỳ); giai đoạn 3 tháng giữa, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ có hiện tượng tăng tiết insulin của thai nhi, làm thai nhi tăng trưởng quá mức.

Để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ, phụ nữ có thai- đặc biệt các trường hợp có nguy cơ cao như đã sinh con từ 4.000gr, trên 35 tuổi, thừa cân, béo phì..., cần điều chỉnh lối sống (ăn tiết chế, tăng cường vận động) để phòng, chống bệnh ĐTĐTK. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh và hoạt động thể chất là biện pháp chính để phòng chống ĐTĐTK; kiểm soát sự tăng cân trong thai kỳ; hạn chế sử dụng muối; hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích; giáo dục dinh dưỡng; hoạt động thể chất để giúp phòng ngừa ĐTĐTK, giảm sự đề kháng insulin, kiểm soát glucose huyết tương và rối loạn chuyển hóa lipid máu...; nên theo dõi hoạt động của thai nhi và lượng đường trong máu trước và sau khi tập thể dục.
Về liệu pháp dinh dưỡng cho thai phụ có nguy cơ bị đái tháo đường, lưu ý chế độ ăn Glucid chiếm khoảng 55%- 60% năng lượng khẩu phần, nên sử dụng thực phẩm có chỉ số glucose huyết tương thấp và trung bình; sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, gạo lật nảy mầm thay thế cho gạo trắng có chỉ số glucose huyết tương cao; sử dụng trên 400g rau/ngày; ăn nhiều bữa trong ngày; nên ăn nhiều loại thực phẩm (15- 20 loại/ngày); nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu phụ, sữa chua, sữa, phô mai (ít béo, không đường); hạn chế tối đa bánh, kẹo, kem, chè, trái cây sấy...; giảm ăn thực phẩm nhiều chất béo, giảm ăn mặn, giảm uống rượu, bia, nước ngọt, không nên dùng đường trắng... và duy trì chế độ luyện tập tối thiểu 30 phút/ngày.

Tùng Anh



PortalCatRight

Thúc đẩy đà phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Đảm bảo nguồn quỹ BHYT được sử dụng tối ưu, không lãng phí

Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ sở KCB BHYT và cơ quan BHXH

BHXH Việt Nam thực hiện nhiệm vụ 5 tháng đầu năm: Nhiều tín hiệu tích cực

Bắc Ninh: Đẩy mạnh các giải pháp tăng số người hưởng BHXH qua thẻ ATM

Quận Thanh Xuân: Đã có 85% người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản

Phát huy hiệu quả cơ chế hỗ trợ người dân tham gia BHYT

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Chính sách BHXH phát triển nhanh và có kết quả tốt

Nâng cao nhận thức của người dân về chính sách BHXH

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Đưa chính sách BHXH đến gần với sinh viên

NLĐ nhận BHXH một lần: Cân nhắc để tránh rủi ro khi hết tuổi lao động

BHXH TP.Hà Nội: Vận động người dân hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Sẽ sớm giải quyết chính sách BHXH đối với chủ hộ kinh doanh cá thể

Ứng dụng CSDL quốc gia về dân cư để chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt

Tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT

BHXH các địa phương: Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng Vận động, triển khai BHXH toàn dân

BHXH Việt Nam giao ban tháng 5/2024: Triển khai mạnh các giải pháp phát triển BHXH, BHYT

Nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM: Người dân đồng tình hưởng ứng

Hành trình tri ân tại các tỉnh miền núi phía Bắc của Đoàn công tác BHXH Việt Nam

Hiệu quả triển khai BH thất nghiệp

Khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo liên quan đến chính sách BHXH

Cần thêm cơ chế hỗ trợ người khuyết tật tham gia BHXH

15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW: Nhiều chuyển biến tích cực

Quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam

Thị trường lao động quý I/2024 và tác động đến phát triển BHXH, BHYT

Ngành BHXH Việt Nam: Phát huy tối đa nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ

BHXH một lần tại Dự án Luật BHXH (sửa đổi): Chọn phương án nào cũng cần giải pháp đảm bảo quyền lợi cho NLĐ

Thỏa nguyện an sinh

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban tháng 2 và triển khai nhiệm vụ tháng 3/2024

PortalCatRight

Đồng lòng phục vụ nhân dân

Chuyện hạnh phúc ở một doanh nghiệp

“Lưới an sinh” cho lao động phi chính thức: Cách hóa giải vướng mắc

Luật BHXH (sửa đổi): Hướng đến bảo vệ mọi người lao động

Chính sách BHXH, BHYT: Tiếng nói của cử tri công nhân lao động

Thực hiện chính sách BHXH tự nguyện ở Quảng Nam: Sức lan tỏa từ Nghị quyết 41

Phú Thọ- Hướng đến an sinh bền vững

Điện Biên- Viên ngọc sáng nơi cực Tây Tổ quốc

Chuyện an sinh ở Ấp Bắc

Phú Thọ: Tăng cường hiệu quả của tổ chức dịch vụ thu

Chị Ngô Ngọc Bích- Nữ cán bộ phường tận tụy

Triển khai mô hình xã có 100% người dân tham gia BHYT: Khi quyết tâm chính trị được công nghệ số “tiếp sức”

Chính sách BHXH: Điểm tựa cho lao động nữ

Bắt buộc bệnh nhân mạn tính khám định kỳ mỗi tháng là không cần thiết

“Cao thủ” dệt lưới an sinh ở Phú Thạnh

Mở rộng quyền lợi BHYT: Cần đánh giá rõ tác động tài chính

Những người phụ nữ lo an sinh

Ngành BHXH Việt Nam đã tạo nên đột phá, góp phần kiến tạo an sinh xã hội

Vượt qua áp lực càng yêu nghề

Không ngừng mở rộng quyền lợi người tham gia

Nâng tầm vươn xa

Tinh thần trách nhiệm- Một giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Như loài hoa Tớ dày

Xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, bền vững và hiệu quả

Càng gian khó, càng rõ tinh thần phục vụ

Vì an sinh đất nước vững bền

Hạnh phúc là người phục vụ

Đồng lòng kiến tạo an sinh

Kỳ vọng vào những quyết sách

NLĐ cần cân nhắc việc rút BHXH một lần

PortalCatRight

Danh mục dịch vụ công toàn trình ngành BHXH Việt Nam

4 thay đổi quan trọng về BHYT có hiệu lực từ 1/7/2024

Người dân và doanh nghiệp thụ hưởng tiện ích từ Đề án 06

Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng

Người dân được thụ hưởng tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Quyền lợi khi tham gia BHXH

Chính sách BHXH, BHYT: Điểm tựa an sinh vững chắc

Chính sách BHXH- Đồng hành vì chất lượng cuộc sống người lao động

Nội dung và hình thức Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp

Chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam- Những kết quả nổi bật

Thông điệp truyền thông Tháng Vận động, triển khai BHXH toàn dân

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách BHYT theo Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư

3 cách thay thế thẻ BHYT giấy trong khám chữa bệnh

Nhiều lợi ích khi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM

Bộ Y tế chấn chỉnh việc không tiếp nhận thủ tục BHYT bằng CCCD gắn chip

Nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng ngành BHXH Việt Nam

Kết quả nổi bật thực hiện BHXH, BHYT Quý I/2024

Mục tiêu bảo đảm an toàn thông tin mạng

Hướng dẫn tra cứu thông tin thẻ BHYT

Ứng dụng CNTT trong công tác thanh tra, kiểm tra BHXH, BHYT

Mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2030

Chính sách BHXH đảm bảo an sinh cho lao động nữ

Mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2025

Nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành BHXH Việt Nam

BHXH Việt Nam: Triển khai 6 giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh

BHXH Việt Nam: Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024

29 năm xây dựng và phát triển ngành BHXH Việt Nam

Các kênh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp về BHXH, BHYT

Quỹ BHXH, BHYT được quản lý, sử dụng an toàn, bền vững và hiệu quả

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

“Lưới an sinh” cho lao động phi chính thức: Cách hóa giải vướng mắc

Chuyện hạnh phúc ở một doanh nghiệp

Chính phủ đề nghị Bộ Y tế tiếp thu, giải trình đầy đủ đề xuất thay khái niệm về giám định BHYT

BHXH Việt Nam: Nhiều tín hiệu tích cực trong thực hiện nhiệm vụ 5 tháng đầu năm

BHXH Việt Nam thực hiện nhiệm vụ 5 tháng đầu năm: Nhiều tín hiệu tích cực

BHXH Việt Nam: Chủ động phát hiện "từ sớm, từ xa" vi phạm, kiểm soát hiệu quả chi phí KCB BHYT

Đồng lòng phục vụ nhân dân

Quận Thanh Xuân: Đã có 85% người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản

Tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Hoàn thiện Sổ tay nghiệp vụ chăm sóc khách hàng ngành BHXH Việt Nam

Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ sở KCB BHYT và cơ quan BHXH

Giới thiệu bộ tem “Truyện cổ tích Việt Nam: Cây tre trăm đốt”

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà: Mở rộng, nâng cao chất lượng BHYT toàn dân và dịch vụ y tế

Đoàn công tác BHXH Việt Nam thăm và làm việc với Cơ quan BHXH Quốc gia Lào

Quảng Nam chỉ đạo phối hợp thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt

Podcast tin nhanh, bản tin số 52

Ban hành hướng dẫn quốc gia về sàng lọc và quản lý đái tháo đường thai kỳ

Những người lính mũ nồi xanh Việt Nam

BHXH tỉnh Hậu Giang nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về cải cách hành chính

Bản danh sách của HLV Kim: Mới mà cũ

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444