Cần giảm rào cản để lao động di cư tham gia hệ thống an sinh
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Cần giảm rào cản để lao động di cư tham gia hệ thống an sinh

Shared facebook
Thứ Năm, ngày 29/08/2024 18:50

“Ký kết các Hiệp định song phương, đa phương là một trong những giải pháp nhằm giảm những rào cản, giúp lao động di cư tham gia vào hệ thống an sinh xã hội của quốc gia đến, bảo đảm lao động di cư được hưởng các quyền lợi của mình”- là những nội dung được các chuyên gia, diễn giả trong nước và quốc tế chia sẻ tại Hội thảo kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện Hiệp định song phương về BHXH, do BHXH Việt Nam tổ chức ngày 29/8 tại Hà Nội.

Bảo đảm an sinh xã hội cho lao động di cư

Chia sẻ tại Hội thảo, TS.Andre Gama- Giám đốc Chương trình An sinh xã hội (Tổ chức Lao động thế giới- ILO) cho biết, Công ước 102 của ILO về Tiêu chuẩn an sinh xã hội tối thiểu (cũng như các Công ước cập nhật khác trong lĩnh vực an sinh xã hội) đều chứa đựng các điều khoản rõ ràng về không phân biệt đối xử. Theo đó, Điều 68 của Công ước 102- Áp dụng cho tất cả các chế độ an sinh xã hội trong phạm vi của Công ước- nêu rõ nguyên tắc: Mọi công dân nước ngoài thường trú trong nước phải được hưởng những quyền giống như công dân chính quốc.

TS.Andre Gama- Giám đốc Chương trình An sinh xã hội (Tổ chức Lao động thế giới- ILO)

Tuy nhiên, TS.Andre Gama cũng đánh giá, hiện còn nhiều khó khăn, thách thức trong bảo đảm an sinh xã hội cho lao động di cư. Trong đó, phải kể đến như lao động di cư thường bị từ chối quyền lợi an sinh xã hội, vì hiếm khi được bao phủ bởi các chương trình an sinh xã hội do quốc tịch, không đáp ứng điều kiện hưởng hay như hạn chế quyền lợi hưởng...

Vì vậy, theo TS.Andre Gama, để thực hiện quyền an sinh xã hội của lao động di cư, cần phải giảm những rào cản- vốn có thể ngăn lao động di cư tham gia vào hệ thống an sinh xã hội của quốc gia đến; bảo đảm lao động di cư dược hưởng cáo quyền lợi của mình, kể cả sau khi họ đã trở về nước xuất xứ. “Trong đó, việc thực hiện các Hiệp định an sinh xã hội song phương, đa phương là một trong những giải pháp để giải quyết các rào cản khiến người di cư không được hưởng chế độ BHXH”- TS.Andre Gama lưu ý.

Cũng theo TS.Andre Gama, các Hiệp định song phương/đa phương là các hiệp ước nhằm mục đích phối hợp các chương trình an sinh xã hội của hai hay nhiều quốc gia, để khắc phục những rào cản có thể ngăn lao động di cư được hưởng các chế độ phúc lợi theo hệ thống của bất kỳ quốc gia nào mà họ đã làm việc.

Các chuyên gia quốc tế tham gia Hội thảo

Bên cạnh đó, việc xây dựng các Hiệp định nên dựa trên cơ sở là các văn bản chính sách quan trọng và tiêu chuẩn mà Tổ chức Lao động Quốc tế kêu gọi, để ký kết các Hiệp định an sinh xã hội như: Khung đa phương về Di cư lao động; Hiệp ước Toàn cầu về Di cư an toàn, có trật tự và thường xuyên; Công ước ILO về Tiêu chuẩn an sinh xã hội tối thiểu; khuyến nghị về duy trì các quyền an sinh xã hội; báo cáo của ILO về bảo đảm an sinh xã hội cho NLĐ…

Đưa ra các khuyến nghị về bảo đảm quyền lợi cho lao động di cư, TS.Andre Gama đánh giá, một cách tiếp cận tiến bộ và lồng ghép kết hợp một số biện pháp chính sách bổ trợ lẫn nhau với nguyên tắc đối xử bình đẳng- như một khung khổ bao quát gồm: Xây dựng dần các hệ thống an sinh xã hội quốc gia bao phủ cả lao động di cư; hỗ trợ việc phê chuẩn các tiêu chuẩn của ILO có liên quan và các luật an sinh xã hội mới, sửa đổi; ký kết các Hiệp định an sinh xã hội giữa các quốc gia để bảo đảm phối hợp đáp ứng và chuyển dịch phúc lợi giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc đối xử bình đẳng.

“Khi xây dựng các Hiệp định an sinh xã hội, cần tập trung vào các phúc lợi dài hạn, cân nhắc chỉ áp dụng một số nguyên tắc phối hợp nhất định, đặc biệt là nguyên tắc dịch chuyển phúc lợi xuyên biên giới và đối xử bình đẳng; các nhóm đối tượng hưởng có thể được mở rộng dần dần…"-đại diện ILO nhấn mạnh.

Xây dựng các Hiệp định an sinh toàn diện

Là cơ quan được Chính phủ Hàn Quốc giao chủ trì xây dựng và triển khai Thỏa thuận thực hiện Hiệp định song phương về BHXH giữa Việt Nam và Hàn Quốc, và đã có nhiều thành công trong triển khai các Hiệp định cho lao động di cư với các quốc gia, ông Cho Yongkyu- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Hiệp định (Trung tâm Quan hệ Quốc tế, Cơ quan Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc- NPS) đánh giá sự cần thiết của các Thoả thuận an sinh xã hội.

Ông Cho Yongkyu- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Hiệp định (Trung tâm Quan hệ Quốc tế, Cơ quan Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc- NPS)

Lấy minh chứng từ Hàn Quốc, ông Cho Yongkyu cho biết, đến năm 2022, Hàn Quốc có 11.567 công ty hoạt động ở 86 quốc gia với gần 7,1 triệu người Hàn Quốc ở 193 quốc gia trên thế giới. Ngược lại, cũng có trên 2,4 triệu người nước ngoài đến từ 200 nước đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Chính vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã có những biện pháp giảm gánh nặng tài chính cho người SDLĐ và NLĐ bị mất việc. Đồng thời, mở rộng cơ hội nhận trợ cấp cho NLĐ và công dân của Hàn Quốc làm việc ở nước ngoài. Cùng với đó, giúp các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài, hỗ trợ người nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc nhận được trợ cấp hưu trí quốc gia của Hàn Quốc.

Chia sẻ về lịch sử xây dựng các Hiệp định an sinh xã hội với các quốc gia, ông Cho Yongkyu cho hay, dù hệ thống hưu trí quốc gia của Hàn Quốc bắt đầu triển khai từ năm 1988, đến năm 1993, Phòng Thương mại New York yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc ký kết Thỏa thuận an sinh xã hội giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Trên cơ sở đề xuất này, đến năm 1995, Hàn Quốc mới bắt đầu mở rộng phạm vi BHXH cho người nước ngoài. Đến năm 2024, Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định an sinh xã hội với 43 quốc gia. Việc ký kết các Hiệp định đã giúp nhiều lao động nước ngoài ở Hàn Quốc và lao động Hàn Quốc ở nước ngoài được hưởng các quyền lợi an sinh xã hội. Theo đó, chỉ riêng năm 2023, đã có trên 1.000 lao động nước ngoài gửi đơn xin hưởng chế độ hưu trí mới thông qua NPS; đã có 132 người được hưởng chế độ hưu trí và 4.538 người được chi trả một lần.

Ông Cho Yongkyu cũng cho rằng, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết Hiệp định an sinh xã hội, cần có sự hợp tác và trao đổi chặt chẽ với Chính phủ. Cùng với đó, nên ưu tiên những quốc gia có nhiều lao động và cư dân di cư. Đồng thời, tiến hành nghiên cứu và phân tích sâu sắc về hệ thống hưu trí của các quốc gia khác. “Bên cạnh đó, để ký kết được các Thoả thuận với các quốc gia, điều cần thiết là phải đào tạo những cán bộ chuyên môn có khả năng ứng phó với những tình huống phức tạp trong các cuộc đàm phán Thoả thuận an sinh xã hội và nên thoả thuận mang tính tổng cộng thay vì thoả thuận miễn đóng góp”- ông Cho Yongkyu nhận định.

Ông Paul Erik D. Manalo- Vụ trưởng Vụ Hiệp định đa phương, Trưởng nhóm Hợp tác quốc tế của Cơ quan An sinh xã hội Philipines (SSS)

Tương tự, chia sẻ kinh nghiệm của Cơ quan An sinh xã hội Philipines (SSS) về xây dựng và thực hiện các Hiệp định song phương về an sinh xã hội, ông Paul Erik D. Manalo- Vụ trưởng Vụ Hiệp định đa phương, Trưởng nhóm Hợp tác quốc tế (SSS) cho hay, ước đến năm 2022, số lượng người Philipines ở nước ngoài khoảng 10,8 triệu người. Chỉ tính riêng số lao động Philipines đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023 khoảng 2,3 triệu người, trong đó số đã đăng ký tham gia BHXH khoảng 1,75 triệu người.

Ông Paul Erik D. Manalo nhận định, lao động di cư phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như không được tham gia các chế độ BHXH ở nước sở tại, phải đáp ứng quy định về cư trú dài hạn để được hưởng quyền lợi BHXH, trong khi hầu hết các công việc đều là tạm thời, ngắn hạn; cùng với đó là khó khăn về thủ tục hành chính khi nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi BHXH khi trở về nước. "Với vai trò là cơ quan chủ trì, đến nay, SSS đã tham mưu đề xuất Chính phủ ký kết 16 Hiệp định song phương về an sinh xã hội và 1,6 triệu người Philipines đang ở các nước có Hiệp định với Philipines"- ông Paul Erik D. Manalo thông tin.

Ông Paul Erik D. Manalo chia sẻ thêm, đặc điểm nổi bật trong các Hiệp định song phương về an sinh xã hội của Philipines, đó là đối xử bình đẳng, dịch chuyển quyền lợi BHXH, cộng gộp thời gian đóng BHXH, hỗ trợ hành chính lẫn nhau và tránh đóng hai lần. “Với những điều kiện từ các Hiệp định song phương, đã góp phần bảo đảm quyền và lợi ích cho những lao động Philipines khi làm việc tại nước ngoài”- Paul Erik D. Manalo nói.

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh

Đánh giá những bài học kinh nghiệm quý báu trong thực hiện các Hiệp định song phương, đa phương nhằm bảo đảm quyền lợi cho lao động di cư, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam nhận định, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, dịch chuyển lao động giữa các quốc gia đang diễn ra mạnh mẽ, thì việc ký kết các Hiệp định về BHXH nhằm bảo đảm quyền lợi cho NLĐ là xu thế tất yếu. Và, trong xu thế chung, các Hiệp định không chỉ bao gồm tránh đóng song trùng BHXH, mà rất nhiều các nước đã tiến tới ký kết các nội dung liên thông chính sách BHXH nhằm bảo đảm các quyền lợi cho NLĐ khi tham gia BHXH.

Từ những chia sẻ của các diễn giả, Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh nhận định, việc ký kết được các Hiệp định về an sinh xã hội còn đối mặt với nhiều thách thức như: Sự khác nhau trong tính pháp lý giữa các nước, khác nhau về thiết kế hệ thống an sinh xã hội của mỗi nước, khác nhau về nhu cầu của NLĐ từng nước, cũng như khác nhau về năng lực thực hiện của cơ quan an sinh xã hội từng nước.

“Tuy nhiên, từ bài học kinh nghiệm của các nước cho thấy, nếu chúng ta quyết tâm, thì sẽ vượt qua được các thách thức, để cùng nhau đạt được những thoả thuận từ Hiệp định đối với các quốc gia có lao động di cư. Qua đó, đảm bảo các chế độ, quyền lợi cho lao động di cư tham gia BHXH”- Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh khẳng định.

Thủy Hà



PortalCatRight

Thoả thuận quốc tế về BHXH là xu hướng tất yếu

Chủ động thực hiện tốt BHYT HSSV

Chủ động các giải pháp ngăn ngừa phát sinh chậm đóng BHXH, BHYT

Nâng cao vai trò Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT các cấp

BHYT: Điểm tựa an sinh vững chắc cho người bệnh

Tiếp tục quyết liệt triển khai các nhiệm vụ phát triển BHXH, BHYT

BHXH Việt Nam triển khai chuyển đổi số và Đề án 06 góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng phục vụ

Ngành BHXH Việt Nam: Chuyển đổi số mạnh mẽ, tạo thuận lợi cho người dân tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT

BHXH Việt Nam tưởng niệm, tri ân các Anh hùng, liệt sĩ

Đảng ủy cơ quan BHXH Việt Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

BHXH Việt Nam triển khai nhiệm vụ thực hiện chính sách BHYT 6 tháng cuối năm 2024

Phát huy vai trò của chính quyền cơ sở với phát triển BHXH, BHYT

Tập trung các giải pháp phát triển BHXH, BHYT trong 6 tháng cuối năm

Niềm vui của người dân khi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức tăng mới

Nhiều thành quả nổi bật trong thực hiện chính sách BHYT

Đổi mới các hình thức truyền thông BHXH, BHYT

Quốc hội chính thức thông qua Luật BHXH (sửa đổi) với sự đồng thuận cao

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh: Tiếp tục phát huy mạnh mẽ hiệu quả chính sách BHYT

BHYT - cứu cánh cho những ca bệnh hiểm nghèo

Người hưởng lương hưu phấn khởi trước thông tin hưởng mức lương mới dự kiến từ 1/7

Phát huy hiệu quả các hình thức truyền thông trực tuyến về BHXH, BHYT

Đảm bảo quyền lợi BHYT tại các địa bàn ATK

Phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp

Kiểm soát chi phí KCB BHYT: Đề cao trách nhiệm, sự minh bạch

Đồng hành, hỗ trợ người dân khó khăn xã Linh Thông vươn lên thoát nghèo

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh: Báo chí góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh: Đảm bảo an toàn thông tin ngành BHXH Việt Nam là ưu tiên hàng đầu

Thúc đẩy đà phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Đảm bảo nguồn quỹ BHYT được sử dụng tối ưu, không lãng phí

Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ sở KCB BHYT và cơ quan BHXH

PortalCatRight

Luật BHXH 2024: Mở rộng diện bao phủ, tăng quyền lợi

“Xắn tay” lo BHXH, BHYT cho người thân

Độc đáo mô hình “Cà phê an sinh” ở phường Xuân Khánh

DN chậm, nợ BHXH, NLĐ bị ảnh hưởng quyền lợi

Niềm yêu với an sinh

DN chậm, nợ BHXH, NLĐ bị ảnh hưởng quyền lợi

Truyền thông BHXH, BHYT ở Bắc Giang: Đổi mới, bền bỉ, nỗ lực vì người dân

Sống khỏe với lương hưu

Chuyện bà giáo Cúc “lo lương hưu” cho người dân

Thực hiện BHYT tại các đơn vị SDLĐ: Cần đảm bảo tính đồng bộ, bền vững

Sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền- Nhân tố quyết định thành công

BHYT- Điểm tựa vững chắc

Ngành BHXH Việt Nam- Nhiều thành tựu chăm sóc sức khỏe nhân dân

Gia Lai: Nhân rộng mô hình giúp chị em phụ nữ tham gia BHYT

Chính sách BHYT: Tiền đề đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe người dân

Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính: Có “nới” thời gian tái khám?

NLĐ đừng tự đưa mình vào thế khó

NLĐ đừng tự đưa mình vào thế khó

NLĐ đừng tự đưa mình vào thế khó

“Bất ngờ” Cù Lao Dung

Nguyễn Công Nhân- Anh bảo vệ “tay ngang”

Mở quyền lợi, tăng tiếp cận dịch vụ KCB BHYT cho người dân

Đồng lòng phục vụ nhân dân

Chuyện hạnh phúc ở một doanh nghiệp

“Lưới an sinh” cho lao động phi chính thức: Cách hóa giải vướng mắc

Luật BHXH (sửa đổi): Hướng đến bảo vệ mọi người lao động

Chính sách BHXH, BHYT: Tiếng nói của cử tri công nhân lao động

Thực hiện chính sách BHXH tự nguyện ở Quảng Nam: Sức lan tỏa từ Nghị quyết 41

Phú Thọ- Hướng đến an sinh bền vững

Điện Biên- Viên ngọc sáng nơi cực Tây Tổ quốc

PortalCatRight

Tăng diện bao phủ BHYT HSSV

Luật BHXH năm 2024: 14 nội dung mới trọng tâm

Triển khai Đề án 06: Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân

BHYT học sinh, sinh viên: Chăm sóc, bảo vệ, vì thế hệ trẻ năng động, sáng tạo

Chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam: Những kết quả nổi bật

Thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình

Ngành BHXH Việt Nam chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức hưởng mới: Nhanh chóng, chính xác

Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 1/7/2024

Những điểm mới trong Luật BHXH (sửa đổi)

Thành tựu BHYT toàn dân

Dự kiến 10 khoản trợ cấp BHXH tăng theo mức lương cơ sở mới từ 1/7/2024

Thông điệp Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam

Trình tự đăng ký cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi

Danh mục dịch vụ công toàn trình ngành BHXH Việt Nam

4 thay đổi quan trọng về BHYT có hiệu lực từ 1/7/2024

Người dân và doanh nghiệp thụ hưởng tiện ích từ Đề án 06

Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng

Người dân được thụ hưởng tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Quyền lợi khi tham gia BHXH

Chính sách BHXH, BHYT: Điểm tựa an sinh vững chắc

Chính sách BHXH- Đồng hành vì chất lượng cuộc sống người lao động

Nội dung và hình thức Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp

Chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam- Những kết quả nổi bật

Thông điệp truyền thông Tháng Vận động, triển khai BHXH toàn dân

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách BHYT theo Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư

3 cách thay thế thẻ BHYT giấy trong khám chữa bệnh

Nhiều lợi ích khi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM

Bộ Y tế chấn chỉnh việc không tiếp nhận thủ tục BHYT bằng CCCD gắn chip

Nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng ngành BHXH Việt Nam

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

Đa dạng các sắc màu văn hóa tại Hội thao - Văn nghệ Cụm Thi đua số III

Nhiều quy định “mở” cho lao động nữ

Rõ khái niệm "chậm đóng" và "trốn đóng" BHXH

Cần giải pháp đột phá tại từng địa phương để mở rộng người tham gia BHXH, BHYT

Nguyễn Hoàng Xuân Mai- Cô bé khiếm thính đam mê hội họa

Bộ Y tế xin ý kiến Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT

Tham vấn kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện Hiệp định song phương về BHXH

Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng

BHXH Việt Nam phê duyệt cấp độ an toàn thông tin Thu nộp, chi trả BHXH điện tử

TP.HCM: Xây thêm 1.500 căn hộ nhà ở xã hội cho NLĐ có thu nhập thấp

Kỳ họp bất thường lần thứ 8 tập trung kiện toàn công tác nhân sự cao cấp

Tổ Công tác của BHXH Việt Nam về triển khai Đề án 06 họp giao ban tháng 8/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty CP Dệt Hòa Khánh-Đà Nẵng: Mở 62 phiên toà xét xử

Thoả thuận quốc tế về BHXH là xu hướng tất yếu

Lấy phát triển là nguồn lực, cảm hứng để giữ vững an ninh trật tự Tây Nguyên

Tuyên Quang: Tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT và hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VssID

Đông Hiệp- Ngọn cờ đầu an sinh

Ứng dụng AI để báo chí thực hiện đúng trách nhiệm xã hội của mình

Trao Quyết định nghỉ hưu và điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý đầu tư quỹ

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444