Cần khoảng 122.000 tỷ đồng thực hiện chương trình phát triển văn hóa
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Cần khoảng 122.000 tỷ đồng thực hiện chương trình phát triển văn hóa

Shared facebook
Thứ Hai, ngày 03/06/2024 12:35

Sáng 3/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025- 2035.

Tạo bước chuyển biến trong phát triển văn hóa

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025- 2035.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

Theo đó, Chương trình có 7 mục tiêu tổng quát như: Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam; nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của Nhân dân; bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa; xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ, chuyên gia đầu ngành, lực lượng NLĐ chuyên nghiệp, chất lượng cao; phát huy tính đại chúng, tính khoa học, tính dân tộc của văn hóa thông qua đổi mới sáng tạo; nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Chương trình được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết theo đúng nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa năm 2021 về 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp để phát triển văn hóa trong thời gian tới. Trên cơ sở đánh giá tổng kết việc thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai, để đảm bảo tiến độ của các nội dung công việc ngay sau khi Chương trình được phê duyệt, Chính phủ kính đề nghị Quốc hội cho phép Chương trình thực hiện thời gian là 2025-2035.

Về nguồn vốn, tổng các nguồn lực huy động thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 là 122.250 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 được bố trí tối thiểu khoảng 77.000 tỷ đồng (chiếm 63%) bao gồm: Vốn đầu tư phát triển: 50.000 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 27.000 tỷ đồng. Trong quá trình điều hành, Chính phủ sẽ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương ưu tiên hỗ trợ thêm để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của Chương trình.

Ngoài ra, vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỷ đồng (chiếm 24,6%); trong đó: Vốn đầu tư phát triển: 18.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 12.250 tỷ đồng. Vốn huy động hợp pháp khác dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng (chiếm 12,4%). Tổng số vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia hiện nay trong giai đoạn 2021-2025 là 192.586 tỷ đồng. So sánh, đối chiếu các nhiệm vụ, chỉ tiêu, mục tiêu của ba Chương trình mục tiêu quốc gia này với 10 nhóm nội dung thành phần của Chương trình, Chính phủ đề xuất tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương của chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 là 77.000 tỷ đồng (trong đó 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 27.000 tỷ đồng vốn sự nghiệp). Tổng nguồn vốn này là phù hợp, đảm bảo khả năng đáp ứng nguồn lực của NSNN.

Góp phần củng cố sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước

Thay mặt cơ quan thẩm tra chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025- 2035, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban nhận thấy, Chương trình được xây dựng phù hợp với quy định về chương trình mục tiêu quốc gia theo khoản 9 Điều 4 Luật Đầu tư công. Ủy ban tán thành với sự cần thiết đầu tư Chương trình như Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình của Chính phủ.

Việc đầu tư Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn; tiếp tục khẳng định các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước; góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển văn hóa đề ra trong các nghị quyết của Đảng. Việc thực hiện Chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Về đối tượng thụ hưởng của Chương trình, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị rà soát các đối tượng thụ hưởng của Chương trình theo hướng khái quát hơn nhưng không bỏ sót đối tượng và tránh trùng lặp. Rà soát cơ sở pháp lý của các đối tượng thụ hưởng để quản lý chặt chẽ nguồn lực đầu tư.

Về phạm vi, quy mô thực hiện Chương trình, Ủy ban cơ bản nhất trí với đề xuất về phạm vi, quy mô thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng phạm vi của Chương trình còn rộng, dàn trải. Ủy ban đề nghị căn cứ điều kiện thực tiễn ở địa phương, kết quả đầu tư của ngân sách nhà nước ở các thời kỳ trước và khả năng bố trí nguồn lực, xác định các nhiệm vụ đầu tư trọng điểm, cấp bách để ưu tiên thực hiện trước.

Về thời gian thực hiện Chương trình, đa số thành viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành với Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, thời gian thực hiện Chương trình là 11 năm, phân chia thành 3 giai đoạn là hợp lý; có thời gian để các cơ quan chuẩn bị thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị xác định thời gian thực hiện Chương trình theo hai giai đoạn là 2026-2030 và 2031-2035 để đảm bảo tính khả thi trong việc phân bổ nguồn vốn, phù hợp với giai đoạn kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và Kế hoạch đầu tư công trung hạn, đồng thời thuận tiện trong công tác theo dõi, đánh giá. Đối với năm 2025, các hoạt động chuẩn bị thực hiện Chương trình được phân công cho các cơ quan thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và được bố trí kinh phí trong phương án dự toán chi thường xuyên của cơ quan theo phân cấp NSNN hàng năm.

Về ngân sách địa phương, nhiều ý kiến cho rằng tỉ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương chiếm 24,6% là cao, khó thực hiện, nhất là đối với các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ hơn căn cứ xác định tỉ lệ vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương; làm rõ hơn cơ sở xác định cơ cấu vốn đối ứng từ ngân sách địa phương. Đánh giá sát hơn khả năng huy động nguồn vốn ngân sách địa phương và tính toán đề xuất mức bố trí ngân vốn sách địa phương phù hợp hơn với thực tiễn.

V.Thu



PortalCatRight

Phát huy hiệu quả cơ chế hỗ trợ người dân tham gia BHYT

Bắc Ninh: Đẩy mạnh các giải pháp tăng số người hưởng BHXH qua thẻ ATM

Quận Thanh Xuân: Đã có 85% người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Chính sách BHXH phát triển nhanh và có kết quả tốt

Nâng cao nhận thức của người dân về chính sách BHXH

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Đưa chính sách BHXH đến gần với sinh viên

NLĐ nhận BHXH một lần: Cân nhắc để tránh rủi ro khi hết tuổi lao động

BHXH TP.Hà Nội: Vận động người dân hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Sẽ sớm giải quyết chính sách BHXH đối với chủ hộ kinh doanh cá thể

Ứng dụng CSDL quốc gia về dân cư để chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt

Tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT

BHXH các địa phương: Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng Vận động, triển khai BHXH toàn dân

BHXH Việt Nam giao ban tháng 5/2024: Triển khai mạnh các giải pháp phát triển BHXH, BHYT

Nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM: Người dân đồng tình hưởng ứng

Hành trình tri ân tại các tỉnh miền núi phía Bắc của Đoàn công tác BHXH Việt Nam

Hiệu quả triển khai BH thất nghiệp

Khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo liên quan đến chính sách BHXH

Cần thêm cơ chế hỗ trợ người khuyết tật tham gia BHXH

15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW: Nhiều chuyển biến tích cực

Quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam

Thị trường lao động quý I/2024 và tác động đến phát triển BHXH, BHYT

Ngành BHXH Việt Nam: Phát huy tối đa nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ

BHXH một lần tại Dự án Luật BHXH (sửa đổi): Chọn phương án nào cũng cần giải pháp đảm bảo quyền lợi cho NLĐ

Thỏa nguyện an sinh

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban tháng 2 và triển khai nhiệm vụ tháng 3/2024

Ra mắt Thanh tra BHXH Việt Nam

Hội nghị trực tuyến toàn Ngành về công tác thu và phát triển người tham gia BHXH, BHYT năm 2024

Hội nghị đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam và BHXH Việt Nam giai đoạn 2022-2025

Ngành BHXH Việt Nam: Cụ thể hoá các kế hoạch, nhiệm vụ trong tâm năm 2024

PortalCatRight

“Lưới an sinh” cho lao động phi chính thức: Cách hóa giải vướng mắc

Luật BHXH (sửa đổi): Hướng đến bảo vệ mọi người lao động

Chính sách BHXH, BHYT: Tiếng nói của cử tri công nhân lao động

Thực hiện chính sách BHXH tự nguyện ở Quảng Nam: Sức lan tỏa từ Nghị quyết 41

Phú Thọ- Hướng đến an sinh bền vững

Điện Biên- Viên ngọc sáng nơi cực Tây Tổ quốc

Chuyện an sinh ở Ấp Bắc

Phú Thọ: Tăng cường hiệu quả của tổ chức dịch vụ thu

Chị Ngô Ngọc Bích- Nữ cán bộ phường tận tụy

Triển khai mô hình xã có 100% người dân tham gia BHYT: Khi quyết tâm chính trị được công nghệ số “tiếp sức”

Chính sách BHXH: Điểm tựa cho lao động nữ

Bắt buộc bệnh nhân mạn tính khám định kỳ mỗi tháng là không cần thiết

“Cao thủ” dệt lưới an sinh ở Phú Thạnh

Mở rộng quyền lợi BHYT: Cần đánh giá rõ tác động tài chính

Những người phụ nữ lo an sinh

Ngành BHXH Việt Nam đã tạo nên đột phá, góp phần kiến tạo an sinh xã hội

Vượt qua áp lực càng yêu nghề

Không ngừng mở rộng quyền lợi người tham gia

Nâng tầm vươn xa

Tinh thần trách nhiệm- Một giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Như loài hoa Tớ dày

Xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, bền vững và hiệu quả

Càng gian khó, càng rõ tinh thần phục vụ

Vì an sinh đất nước vững bền

Hạnh phúc là người phục vụ

Đồng lòng kiến tạo an sinh

Kỳ vọng vào những quyết sách

NLĐ cần cân nhắc việc rút BHXH một lần

BHXH tự nguyện ngày càng khẳng định được vai trò của mình

Vun đắp quan hệ Việt Nam- Nhật Bản lên tầm cao mới

PortalCatRight

4 thay đổi quan trọng về BHYT có hiệu lực từ 1/7/2024

Người dân và doanh nghiệp thụ hưởng tiện ích từ Đề án 06

Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng

Người dân được thụ hưởng tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Quyền lợi khi tham gia BHXH

Chính sách BHXH, BHYT: Điểm tựa an sinh vững chắc

Chính sách BHXH- Đồng hành vì chất lượng cuộc sống người lao động

Nội dung và hình thức Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp

Chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam- Những kết quả nổi bật

Thông điệp truyền thông Tháng Vận động, triển khai BHXH toàn dân

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách BHYT theo Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư

3 cách thay thế thẻ BHYT giấy trong khám chữa bệnh

Nhiều lợi ích khi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM

Bộ Y tế chấn chỉnh việc không tiếp nhận thủ tục BHYT bằng CCCD gắn chip

Nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng ngành BHXH Việt Nam

Kết quả nổi bật thực hiện BHXH, BHYT Quý I/2024

Mục tiêu bảo đảm an toàn thông tin mạng

Hướng dẫn tra cứu thông tin thẻ BHYT

Ứng dụng CNTT trong công tác thanh tra, kiểm tra BHXH, BHYT

Mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2030

Chính sách BHXH đảm bảo an sinh cho lao động nữ

Mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2025

Nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành BHXH Việt Nam

BHXH Việt Nam: Triển khai 6 giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh

BHXH Việt Nam: Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024

29 năm xây dựng và phát triển ngành BHXH Việt Nam

Các kênh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp về BHXH, BHYT

Quỹ BHXH, BHYT được quản lý, sử dụng an toàn, bền vững và hiệu quả

Năm 2023, BHXH Việt Nam đã chi 124,3 nghìn tỷ đồng cho hơn 174,8 triệu lượt người KCB BHYT

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

“Lưới an sinh” cho lao động phi chính thức: Cách hóa giải vướng mắc

Giới thiệu sách Trạm Y tế xã

Phối hợp chặt chẽ để cùng đảm bảo quyền lợi BHYT của người dân

Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu làm việc với Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh Phú Thọ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Các chế độ BHXH của Việt Nam phù hợp thông lệ quốc tế

BHXH Việt Nam: Nhiều tín hiệu tích cực trong thực hiện nhiệm vụ 5 tháng đầu năm

Phát huy hiệu quả cơ chế hỗ trợ người dân tham gia BHYT

Quận Thanh Xuân: Đã có 85% người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản

Hoàn thiện Sổ tay nghiệp vụ chăm sóc khách hàng ngành BHXH Việt Nam

Giới thiệu bộ tem “Truyện cổ tích Việt Nam: Cây tre trăm đốt”

Nên giao cơ quan quản lý nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi BHXH

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Chính sách BHXH phát triển nhanh và có kết quả tốt

Quận Hà Đông: 93,64% người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng đăng ký nhận chế độ qua tài khoản cá nhân

Châu Âu: Cải thiện chất lượng không khí giúp giảm mạnh tỷ lệ tử vong do bệnh tim

Thành ủy Đà Nẵng tổng kết 15 năm thực hiện công tác BHYT theo Chỉ thị của Ban Bí thư

“Hoa vui ca”- sân chơi trên truyền hình cho các em nhỏ

Bắc Ninh: Đẩy mạnh các giải pháp tăng số người hưởng BHXH qua thẻ ATM

Vĩnh Phúc: Tuyên truyền, vận động được gần 2.500 người tham gia BHXH, BHYT

Mức giảm trừ gia cảnh chưa phản ánh đúng thực tế cuộc sống

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444