Sự xuất hiện của tiền ảo (tiền mã hoá) được các chuyên gia đánh giá có nhiều nguy cơ cho hoạt động rửa tiền. Bởi, theo Wall Street Journal, Việt Nam đứng trong top 5 quốc gia có khối lượng giao dịch cao nhất trên sàn giao dịch Binance.
Ông Phan Quốc Trung- Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain đã chia sẻ về cách thức nhận biết các giao dịch đáng ngờ và giải pháp ngăn chặn rửa tiền tại Việt Nam thông qua tiền ảo.
Ông Phan Quốc Trung- Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain
* PV: Ông đánh giá như thế nào về việc Việt Nam đứng thứ 4 trong top 5 vùng lãnh thổ có giao dịch tiền ảo lớn trên Binance (quy mô 20 tỷ USD)?
- Ông Phan Quốc Trung:
Binance là nền tảng tiền mã hoá lớn nhất toàn cầu, lượng giao dịch của Binance là 3 tỷ USD/ngày, bình quân 100 tỷ USD/tháng. Việt Nam chiếm 20 tỷ USD/tháng (chiếm 1/5 lượng giao dịch), nằm trong top 5 giao dịch tiền ảo của nền tảng này.
Tuy nhiên, trong đánh giá tuân thủ pháp lý mà Hiệp hội Blockchain và TAND Tối cao tham dự, lại đánh giá rất cao Binance phối hợp truy vết và nhận dạng những giao dịch đáng ngờ. Đây cũng là một cách nhìn khá đặc biệt.
Ở Việt Nam, các quy tắc tuân thủ chưa tốt, nhưng phía Mỹ đánh giá tốt. Chúng ta đều thấy rõ ràng chưa có cơ quan pháp lý nào quan tâm đến sàn giao dịch mã hoá và chúng ta đang nhìn sàn giao dịch mã hoá tồn tại như thực thể độc lập. Nếu chúng ta nhận thông tin tốt thì nó là tốt, nhận thông tin xấu thì nó là xấu.
* Vậy, chúng ta cần nhìn nhận sàn giao dịch tiền mã hoá như thế nào?
- Tôi nghĩ rằng, việc tương tác với sàn giao dịch mã hoá không chỉ từ người dân, mà từ phía cơ quan quản lý đều có quyền đặt ra những câu hỏi cho các sàn giao dịch.
Khi xảy ra sự cố trên các sàn giao dịch như Blockchain.com, Binance… có những sàn giao dịch phản hồi rất tốt trong việc điều tra ngăn chặn token giả mạo, có sàn giao dịch hoạt động như “thách thức”- tức là không quan tâm đến Việt Nam, họ sẵn sàng đóng cửa tại thời điểm đó giống như hình thức họ không trao đổi với cơ quan quản lý, họ sẽ đổi tên, nhưng vẫn tìm mọi cách tiếp cận thị trường.
* Có thông tin cho rằng, người chơi tiền ảo đang chuyển tiền trực tiếp lên sàn giao dịch tiền ảo bằng tài khoản một ngân hàng của Việt Nam. Theo ông, tiền này đến từ đâu và chuyển qua như thế nào?
- Tiền đến từ ngoại tệ, quy đổi ra USDT. Đối với USDT thì chúng ta không can thiệp được, bởi đây là một loại tiền hình thành tự nhiên trên thị trường thứ cấp. Nhưng chúng ta vẫn có thể trao đổi với Binance tại sao có những cặp B- VND và đó cũng là cơ sở để chúng ta hạn chế thanh toán tiền Việt Nam ra nước ngoài.
Để chuyển tiền ra nước ngoài, rõ ràng nó có nhiều hình thức và những đồng tiền đó có sẵn. Bên cạnh đó, thay vì người ta chuyển ở Việt Nam, người ta chuyển thẳng sang sàn giao dịch, hoặc tiền Việt Nam được chuyển đổi qua mua USDT, qua mua token bất kỳ và đều sẽ đưa lên sàn giao dịch.
* Thưa ông, làm thế nào để biết được đó là hoạt động rửa tiền thông qua tiền ảo?
- Rửa tiền phải xác nhận được hành vi, nhận dạng được một loạt giao dịch đối ứng qua tài khoản cá nhân, thanh toán qua hệ thống Napas, qua hệ thống online banking. Từ đó, lọc ra và kết hợp với vấn đề tội phạm sinh ra, chúng ta đối chiếu danh sách và căn cứ đối chiếu danh sách đó mới dịch chuyển đến các sàn giao dịch tập trung.
Giả sử như Binance, chúng ta yêu cầu họ phản hồi, sau đó họ nối địa chỉ ví. Sau khi nối địa chỉ ví, chúng ta mới xác định được tội phạm. Tiếp theo đó, mới nối blockchain với tiền Fiat. Tôi nghĩ điều đó không khó khăn nếu xác định được danh tính, bởi đây là nghiệp vụ mà Hiệp hội Blockchain Việt Nam đang xây dựng.
Tuy nhiên, để xác định đó có phải là hoạt động rửa tiền hay không, phía cơ quan quản lý lại đang xác định Binance đang ở đâu, ở Manta hay Caymen… để viết thư. Nhưng cách xử lý như thế vô cùng chậm và các công ty sẽ không cho chúng ta tiếp cận với những giao dịch đó.
* Trân trọng cảm ơn ông!
Minh Trang (Thực hiện)