Thị trường tài chính xanh ở Việt Nam cần có bước đột phá
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Thị trường tài chính xanh ở Việt Nam cần có bước đột phá

Shared facebook
Thứ Năm, ngày 31/10/2024 15:36

"Việt Nam cần khoản đầu tư 368 tỷ USD mỗi năm, tương đương khoảng 6,8% GDP cho đến năm 2040, để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh bao trùm gắn với chống biến đổi khí hậu"- thông tin được chia sẻ tại Hội thảo “Phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam: Những rào cản, vấn đề cấp bách và giải pháp đột phá”, do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 31/10, tại Hà Nội.

Tài chính xanh là xu hướng trên toàn thế giới với sự tham gia của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ của các nước cũng như hệ thống tài chính của từng quốc gia, khu vực. Thuật ngữ “tài chính xanh” đề cập đến sự phát triển đồng bộ của ngành tài chính song song cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế, với mục tiêu huy động các nguồn tài chính để mang lại lợi ích cho môi trường đồng thời giảm thiểu tác hại và quản lý rủi ro môi trường.

Theo TS.Lê Xuân Sang- Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện nay, xu hướng chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược và là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm phát triển thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và đảm bảo an toàn công bằng về xã hội.

Tại COP26, 147 quốc gia đã cam kết đạt “phát thải ròng bằng 0” (PTRO) vào giữa thế kỷ XXI và tính đến hết năm 2022 đã có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ ban hành chiến lược phát thải thấp theo hướng xanh, sạch với tầm nhìn dài hạn đến giữa thế kỷ XXI. Ở Việt Nam, tăng trưởng xanh là chủ trương lớn và nhất quản của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay.

Bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020. Tiếp theo đó, vào tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Song hành với Chiến lược tăng trưởng xanh, Chính phủ đã ban hành nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến chuyển đổi xanh như: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn đến năm 2050; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; Quy hoạch điện VIII...

Đồng thời, Việt Nam đã tham gia tích cực, có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế trong chống biến đổi khí hậu như: Cam kết tại COP26 về phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050; Tuyên bố Chính trị thiết lập Đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP); Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

Để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh bao trùm gắn với năng lực chống chịu BĐKH và PTRO, Việt Nam cần huy động được nguồn lực tài chính rất lớn. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2022) cho thấy, Việt Nam cần khoản đầu tư khoảng 6,8% GDP mỗi năm, tương đương 368 tỷ USD cho đến năm 2040. Điều này đòi hỏi phải có các cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển thị trường tài chính xanh, khuyến khích dòng vốn tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực của kính tế xanh.

Theo đánh giá, đến nay, thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đã định hình nền tảng và phát triển với 3 cấu phần gồm: Thị trường tín dụng xanh; thị trường cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh. Mặc dù vậy, hệ thống pháp luật về tài chính xanh của Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện, đồng bộ. Các quy định cụ thể về triển khai, vận hành thị trường vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, chưa được ban hành, điển hình như chính sách đối với trái phiếu xanh mới vẫn đang ở mức thử nghiệm.

Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, bắt đầu từ năm 2017 đến nay, thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh của Việt Nam đã có tốc độ phát triển hơn 20%/năm, cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế; một số trái phiếu xanh chính quyền địa phương, trái phiếu xanh DN được phát hành thí điểm, đặc biệt phát hành trái phiếu cho các dự án xanh có quy mô lớn như năng lượng tái tạo, vận tải xanh, bất động sản xanh. Trong giai đoạn 2019-2023, Việt Nam đã phát hành khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh.

Tuy nhiên, thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh của Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và với nhu cầu huy động vốn cho chuyển đổi xanh. “Tín dụng xanh mới chiếm khoảng 4,4% tổng dự nợ toàn nền kinh tế; con số 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh phát hành trong 5 năm qua vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu vốn khoảng 20 tỷ USD trung bình mỗi năm để thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh, dự án xanh…”- TS.Bùi Thị Quỳnh Thơ- Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam- TS.Nguyễn Bá Hùng cũng chia sẻ, qua quá trình theo dõi phát triển thị trường tài chính xanh, ADB thấy rằng, trong việc triển khai tín dụng xanh, thách thức hiện hữu nhất là rào cản về lượng vốn lớn, thời gian đầu tư lâu dài, hiệu quả tài chính chưa cao, các dự án đầu tư xanh luôn tiềm ẩn rủi ro... dẫn đến khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện quy trình lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát hoạt động tín dụng xanh.

Một loạt rào cản trong phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam cũng được các chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo chỉ ra như: Khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều nút thắt, rào cản, nhất là còn thiếu các quy định, tiêu chí môi trường, danh mục phân loại dự án xanh; việc ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với tín dụng xanh, trái phiếu xanh còn chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành, do đó còn nhiều hạn chế trong việc xác định trình tự, thủ tục, vai trò, trách nhiệm của các bên có liên quan...

Theo các chuyên gia, một số thị trường khác như Indonesia, Trung Quốc đặt ra mục tiêu Net-zero vào năm 2060. Mục tiêu của Việt Nam lại sớm hơn 10 năm, nên thời gian để chuẩn bị sẽ gấp gáp hơn. Trong khi đó, khá nhiều nước đã làm rất bài bản, còn Việt Nam vẫn đang dừng lại ở bước thể chế pháp lý và “đây là bài toán cần phải sớm giải quyết”- TS.Lê Xuân Sang- Phó Viện trưởng Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh.

Gợi ý hoàn thiện khung pháp lý về kinh tế xanh và tài chính xanh cho Việt Nam, TS.Nguyễn Bá Hùng cho rằng, Việt Nam cần xác định mục tiêu định lượng cụ thể phù hợp với cam kết quốc tế và tạo động lực phát triển tài chính xanh. Cùng với đó, chủ động tiếp cận các nguồn vốn quốc tế thông qua hợp tác song phương và các tổ chức tài chính quốc tế để thu hút nguồn vốn; đẩy nhanh tiến độ thực hiện xác nhận chứng chỉ carbon, hình thành thị trường carbon trong nước và kết nối với thị trường carbon quốc tế. Ngoài ra, Chính phủ có thể có những bước đi tiên phong trong việc phát hành trái phiếu xanh, trên cơ sở hệ thống quản lý chi ngân sách cho các hạng mục xanh.

Thái An



PortalCatRight

Hoàn thiện quy định về thanh toán chi phí KCB BHYT

Xem xét toàn diện, tiếp tục hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT

Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT: Đánh giá tác động, rà soát những nội dung còn nhiều ý kiến để tạo đồng thuận

BHXH Việt Nam: Trao 1.202 sổ BHXH và 9.260 thẻ BHYT tới người dân có hoàn cảnh khó khăn

Tăng cường tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT cho người tham gia lực lượng BVANTT ở cơ sở

Trường trung học cơ sở Yên Hòa: “Điểm sáng” trong thực hiện BHYT học sinh

Trung tâm Điều hành hệ thống CNTT ngành BHXH Việt Nam có gì?

Tăng tốc thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT trong các tháng cuối năm

Hội thảo khoa học lấy ý kiến chuyên gia về Dự thảo Sách Kỷ yếu 30 năm thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT

Dấu ấn phát triển hạ tầng số ngành BHXH Việt Nam

Ngành BHXH Việt Nam: Quyết liệt triển khai các giải pháp phát triển BHXH, BHYT

Trường Tiểu học Trung Yên chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh thông qua chính sách BHYT

BHXH tỉnh Hải Dương: Chuyển đổi số để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn

Ủy ban Xã hội thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT

Cần trang bị kiến thức về BHXH cho sinh viên

BHXH Hải Dương: Tiếp tục giữ vững tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT

Cần đánh giá tác động đến khả năng cân đối quỹ BHYT khi mở rộng đối tượng tham gia

Xây “gốc” BHXH tự nguyện từ cán bộ cơ sở

BHXH Việt Nam: Nhiều hoạt động hướng đến đồng bào vùng bão, lũ

Nhanh chóng khắc phục thiệt hại sau bão để đảm bảo hoạt động thông suốt

BHXH Việt Nam chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão, lũ

Quyết liệt triển khai các giải pháp phát triển BHXH, BHYT trong các tháng cuối năm

Lan tỏa giá trị lương hưu

Thoả thuận quốc tế về BHXH là xu hướng tất yếu

Chủ động thực hiện tốt BHYT HSSV

Chủ động các giải pháp ngăn ngừa phát sinh chậm đóng BHXH, BHYT

Nâng cao vai trò Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT các cấp

BHYT: Điểm tựa an sinh vững chắc cho người bệnh

Tiếp tục quyết liệt triển khai các nhiệm vụ phát triển BHXH, BHYT

PortalCatRight

“Mạch nguồn nhân ái” từ một Nghị quyết (Bài 2)

Chuyển đổi số tạo “bứt phá” trong công tác Thu- Sổ, Thẻ

Các tổ chức dịch vụ thu: “Tăng tốc” để về đích

“Mạch nguồn nhân ái” từ một nghị quyết (Bài 1)

Những món quà nặng tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Trốn đóng BHXH, BHYT- Án hình sự “lơ lửng” trên đầu (Bài cuối)

Hệ thống Thông tin giám định BHYT: Ngày càng hoàn thiện

Trốn đóng BHXH, BHYT- Án hình sự “lơ lửng” trên đầu (Bài 2)

Trốn đóng BHXH, BHYT- Án hình sự “lơ lửng” trên đầu (Bài 1)

Thúc đẩy cung cấp DVC trên môi trường số

Quảng Ngãi: Chung tay phát triển BHXH tự nguyện

Bình Phước: “Kim chỉ nam” phát triển BHXH, BHYT

Đảm bảo an ninh mạng để hệ thống hoạt động hiệu quả nhất

Cống hiến thầm lặng, an tâm lo tương lai

Ngành BHXH Việt Nam chủ động chuyển đổi số, cung cấp tiện ích tốt nhất phục vụ người dân và doanh nghiệp

Lấy người dân và DN làm trung tâm phục vụ

BHXH tỉnh Quảng Nam: Phát triển BHXH tự nguyện bền vững

Sóc Trăng: Vượt khó thực hiện tốt BHYT HSSV

Bất ngờ ở Sa Đéc

BHXH tỉnh Bắc Giang: Truyền thông “hướng đích” để phát triển BHXH tự nguyện (Bài cuối)

Bước tiến vững chắc trong nhận thức về BHYT HSSV

Gia Lai: Quyết tâm bao phủ 100% HSSV tham gia BHYT

BHXH tỉnh Bắc Giang: Truyền thông “hướng đích” để phát triển BHXH tự nguyện (Bài 1)

Trao quyền khởi kiện cho Công đoàn: Tăng hiệu quả bảo vệ người lao động

BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực phục vụ người dân vùng an toàn khu

Quận Thốt Nốt (TP.Cần Thơ): Bí quyết về đích sớm BHXH tự nguyện

Nghĩa tình BHXH đến với bà con vùng bão lũ

Linh hoạt giải quyết nhanh những phát sinh trong bão lũ, đảm bảo quyền lợi KCB BHYT

Lan tỏa giá trị nhân văn của BHYT đến thế hệ trẻ

Luật BHXH 2024: Mở rộng diện bao phủ, tăng quyền lợi

PortalCatRight

Đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu như thế nào?

Trách nhiệm UBND các cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật BHXH

Tăng sức hấp dẫn của BHXH tự nguyện

Làm rõ hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH, BH thất nghiệp

Trợ cấp hưu trí xã hội

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Ngăn ngừa chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT để bảo vệ quyền lợi NLĐ

Từng bước mở rộng, vững chắc tiến tới mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân

Tiếp tục thực hiện hiệu quả BH thất nghiệp

Gia tăng cơ hội được hưởng lương hưu

Hướng dẫn đăng ký tài khoản VssID-BHXH số cho con

Dấu ấn thực hiện Luật BHYT

Hướng dẫn tra cứu thời hạn thẻ BHYT

Thiết thực lo an sinh cho người dân bị thiệt hại bởi bão lũ

Bảo hiểm hưu trí bổ sung theo Luật BHXH năm 2024

Luật BHXH năm 2024: Bổ sung quy định nhằm gia tăng quyền lợi cho người tham gia

Hỗ trợ, tư vấn và giải đáp kịp thời thông tin về BHXH, BHYT

Ngành BHXH Việt Nam: Dấu ấn nổi bật trong chuyển đổi số

Ngành BHXH Việt Nam: Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT

Lấp đầy khoảng trống BHYT với người cao tuổi

Mức đóng, hưởng BHYT HSSV năm học 2024-2025

Tăng diện bao phủ BHYT HSSV

Luật BHXH năm 2024: 14 nội dung mới trọng tâm

Triển khai Đề án 06: Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân

BHYT học sinh, sinh viên: Chăm sóc, bảo vệ, vì thế hệ trẻ năng động, sáng tạo

Chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam: Những kết quả nổi bật

Thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình

Ngành BHXH Việt Nam chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức hưởng mới: Nhanh chóng, chính xác

Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ 1/7/2024

Những điểm mới trong Luật BHXH (sửa đổi)

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

Ngành BHXH Việt Nam mong muốn nhận được nhiều ý kiến phản hồi để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Nếu bỏ giấy chuyển tuyến, bệnh viện tuyến chuyên sâu sẽ “vỡ trận”

“Mạch nguồn nhân ái” từ một nghị quyết (Bài 1)

Đề nghị bổ sung quy định liên thông kết quả cận lâm sàng giữa các cơ sở y tế

Việc càng khó càng phải kiên trì, mới có thể đạt kết quả như mong muốn

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Bổ sung thêm nhiều nhóm lao động tham gia BH thất nghiệp

Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT

Phải có chính sách để cân đối quỹ BHYT và bổ sung nguồn quỹ khi giá KCB BHYT tăng

Cải cách chính sách an sinh xã hội để “không ai bị bỏ lại phía sau”

Hà Tĩnh: Lan tỏa BHYT trong các trường chuyên nghiệp

Chuyển đổi số tạo “bứt phá” trong công tác Thu- Sổ, Thẻ

Nhà báo Cảnh Chí Tuyên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam

Tối ưu hoá chi phí KCB BHYT: Ưu tiên hàng đầu là quyền lợi người bệnh

Triển khai các biện pháp mạnh kiểm soát tình trạng đầu cơ nhà đất

Triển khai đồng bộ, mạnh mẽ giải pháp thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Flick đưa Barcelona trở lại đỉnh cao

Ông Nguyễn Xuân Quỳnh được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc BHXH tỉnh Hà Tĩnh

Các tổ chức dịch vụ thu: “Tăng tốc” để về đích

Món Onigiri giản dị của Nhật Bản phổ biến trong bữa trưa trên toàn thế giới

Đắk Nông: “Lên dây cót” thực hiện chỉ tiêu BHXH, BHYT những tháng cuối năm

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444