Agribank đồng hành, chung tay phát triển kinh tế tập thể
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Agribank đồng hành, chung tay phát triển kinh tế tập thể

Shared facebook
Chủ nhật, ngày 05/11/2023 22:40

Sau hơn 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa IX, kinh tế tập thể, hợp tác xã đang trở thành một trong những thành phần kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Với sứ mệnh đầu tư phát triển “Tam nông”, Agribank đã và đang có những đóng góp quan trọng vào những thành quả này.

Xu thế tất yếu, khách quan

Từ năm 2013 đến năm 2022, số lượng hợp tác xã trong nông nghiệp có xu hướng tăng, với tốc độ bình quân khoảng 4,8%/năm. Đặc biệt, từ khi Nghị quyết số 20-NQ/TW được ban hành, số lượng hợp tác xã (HTX) tăng mạnh. Theo đó, đến nay cả nước có khoảng 31.700 HTX, 158 liên hiệp HTX và 73 nghìn tổ hợp tác. Trong số đó có 20.357 HTX nông nghiệp và 11.343 HTX phi nông nghiệp. Doanh thu bình quân hằng năm của mỗi HTX đạt trên 5,5 tỷ đồng (lợi nhuận đạt 350 triệu đồng/HTX).

Agribank đã và đang có những đóng góp quan trọng vào thành tựu của kinh tế tập thể

Mới đây, tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 8, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã nhấn mạnh, kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước, trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Khẳng định phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu, khách quan, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Đảng và Nhà nước cũng xác định rõ và coi kinh tế tập thể là một trong 4 thành phần kinh tế không thể thiếu, tạo nên sự ưu việt của nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN ở nước ta.

Nhiều HTX, tổ hợp tác đã làm ăn có lãi, tạo thêm nhiều công ăn việc làm và sản phẩm nông sản chất lượng, an toàn, xây dựng được các thương hiệu sản phẩm OCOP; các mô hình HTX nông nghiệp tổ chức sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị ngày càng tăng, nhiều HTX đã đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn VietGAP.

Những đóng góp to lớn của Agribank

Trong thời gian qua, Agribank luôn đồng hành, sát cánh cùng nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Theo đó, đã chủ động, sáng tạo đề xuất nhiều sáng kiến, giải pháp, chính sách nhằm đổi mới tài chính nông nghiệp, nông thôn. Đáng chú ý, Agribank là ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị phần tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn với dư nợ cho lĩnh vực này luôn chiếm 65-70% trong tổng dư nợ tín dụng; đồng thời là ngân hàng đi đầu trong triển khai các chương trình tín dụng chính sách và Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Ông Lê Hồng Phúc- Phó Tổng Giám đốc Agribank chia sẻ tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 8 về những đóng góp của Agribank cho kinh tế tập thể

Với mạng lưới bao phủ rộng khắp toàn quốc, Agribank đang nỗ lực từng bước mang các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại đến khu vực nông thôn. Đơn cử: Đã xây dựng được 59 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại 345 xã, phục vụ người dân ở vùng sâu, vùng xa vay vốn được thuận lợi. Hay như thông qua nguồn vốn cho vay giúp nhiều chủ trang trại, chủ đầu tư những mô hình sản xuất quy mô lớn hơn, tạo ra nhiều việc làm với thu nhập cao hơn cho NLĐ ở khu vực nông thôn. Ngoài ra, còn phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam và nhiều tổ chức, đoàn thể ở nông thôn cung ứng vốn tín dụng thương mại và tín dụng ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước phục vụ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

Chia sẻ tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 8, ông Lê Hồng Phúc- Phó Tổng Giám đốc Agribank cũng cho biết, trong 1.200 HTX có quan hệ tín dụng với ngân hàng, có tới 653 HTX có quan hệ tín dụng qua hệ thống của Agribank, chiếm 1/3 dư nợ trong toàn hệ thống ngân hàng. Dư nợ HTX tại Agribank được trải đều khắp các vùng miền của Tổ quốc, đặc biệt các khu vực có dư nợ cao phải kể đến như: Khu vực miền núi cao biên giới, khu vực Trung du Bắc Bộ và Hà Nội. “Agribank luôn nỗ lực đẩy mạnh tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, khẳng định vai trò chủ lực đầu tư phát triển lĩnh vực này. Hiện, gần 70% vốn của Agribank nằm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và đây là thị trường nòng cốt của Agribank”- ông Phúc thông tin.

Tại Agribank, mức tín dụng không đảm bảo tài sản đối với các tổ chức, HTX được quy định rất rõ: Tối đa 1 tỷ đồng đối với HTX hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; tối đa 2 tỷ đồng đối với HTX nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; tối đa 3 tỷ đồng đối với liên hiệp HTX nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ… Có thể khẳng định, với vai trò trung gian tín dụng, Agribank đã có những đóng góp nhất định vào sự thành công của công tác phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, cải thiện đời sống nhân dân ở khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc cấp tín dụng cho các HTX, phát triển mô hình kinh tế tập thể còn gặp nhiều khó khăn, cần sự chung tay tháo gỡ của Chính phủ và các bộ, ngành. Trong đó đáng chú ý như: Vốn đối ứng của các HTX chưa đáp ứng yêu cầu để đảm bảo các điều kiện vay vốn; hệ thống báo cáo tài chính minh bạch, bài bản, thẩm định cũng chưa hoàn thiện; nhiều HTX có nhà lưới, nhà xưởng nhưng tài sản đó đi đồng bộ với giấy tờ đất, kể cả đất thuê bị thế chấp chưa đảm bảo tính pháp lý; tính trách nhiệm của các thành viên trong DN, HTX chưa cao, chưa chặt chẽ… Thực tế này đòi hỏi cần sớm được tháo gỡ, nhất là các HTX cần được tiếp cận nhiều hơn nữa với vốn tín dụng để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

K.Ngân

Agribank có chính sách cho vay theo từng sản phẩm riêng biệt, theo từng lĩnh vực, ngành hàng phù hợp với quá trình sản xuất, chế biến từng loại cây trồng, vật nuôi; từng bước chuyển dần sang đầu tư theo mô hình khép kín, trọn gói từ khâu sản xuất, nuôi trồng đến khâu thu mua, chế biến, xuất khẩu. Agribank cũng hỗ trợ về vốn, tạo điều kiện cho nhiều DN phát triển các khu sản xuất tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại, gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản có giá trị xuất khẩu cao. Nguồn vốn cho vay của Agribank đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các địa phương hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa lớn như: Vùng cây ăn quả ở Bắc Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp; vùng lúa xuất khẩu ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long; vùng cây cao su, cây điều, cây cà phê ở Tây Nguyên…

 



PortalCatRight

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Bước thay đổi căn bản, có tính chất cách mạng về chính sách BHXH

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành tháng 11/2023

Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội về Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho bà con đồng bào Cadong

BHXH Việt Nam đối thoại với các doanh nghiệp FDI Nhật Bản khu vực phía Bắc năm 2023

BHXH Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp FDI Nhật Bản

BHXH tỉnh Cà Mau tập cần trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm

Nỗ lực đảm bảo an sinh cho người dân Thủ đô

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam làm việc tại BHXH tỉnh Phú Thọ

Nhận diện và đưa ra kịch bản điều hành phù hợp với thực tế

Không gian xanh an sinh: Mang chính sách BHXH, BHYT đến với người dân

BHXH Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo Sửa đổi, bổ sung Luật BHXH

Bắc Ninh trở thành “điểm sáng” trong hỗ trợ người dân tham gia BHXH, BHYT

Hà Nội: Nhiều "điểm sáng" trong phát triển BHYT HSSV

Toàn ngành BHXH Việt Nam đảm bảo tốt quyền lợi BHXH, BHYT cho người tham gia

Tiềm năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Tạo động lực mới phát triển BHXH tự nguyện

Xây dựng Dự án Luật BHXH (sửa đổi) đã cầu thị, đồng thuận, thống nhất cao

Tiếp tục nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tổ chức cán bộ

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH: Hơn 3,3 triệu người hưởng theo mức mới

Quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong những tháng cuối năm 2023

Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh Hà Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Quỹ BHYT chi trả tiền tỷ cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

Hà Nam vào cuộc xác minh hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT do báo chí phản ánh

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh kiểm tra công tác phục vụ người dân, thực hiện chức năng tra cứu thông tin đóng BHXH tự nguyện, BHYT

Tăng cường kiểm tra, giám sát, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu

Nâng cao chất lượng giám định để đảm bảo quỹ BHYT sử dụng hiệu quả

Chung tay bảo vệ quyền lợi người lao động

Dấu ấn tuổi trẻ BHXH Việt Nam với Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2023

Hành trình về “miền đất lửa”

PortalCatRight

BHXH tự nguyện ngày càng khẳng định được vai trò của mình

Vun đắp quan hệ Việt Nam- Nhật Bản lên tầm cao mới

Thu hút DN FDI đầu tư phát triển bền vững và lâu dài

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài cuối)

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài 2)

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài 1)

Phát triển BHXH tự nguyện tại Bắc Giang: Đột phá mạnh mẽ từ một chỉ thị

Ấn tượng mô hình “1 sổ + 1 sổ” ở xã Tân Hải

Thực hiện Đề án 06 và dấu ấn ngành BHXH Việt Nam

Đột phá trong thực hiện Đề án 06, nâng tầm phục vụ người dân và DN

Sửa đổi Luật BHXH nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NLĐ

Phát huy vai trò cấp ủy, chính quyền địa phương

Độc đáo không gian an sinh giữa lòng Thủ đô

Chính sách BHYT HSSV: Góp phần giáo dục toàn diện

BHYT giúp viết tiếp ước mơ đến trường

Hiệu ứng từ phong trào “thi đua nước rút” ở Kiên Giang

Bộ GD-ĐT và BHXH Việt Nam: Tăng cường phối hợp phát triển BHYT HSSV

BHYT HSSV góp phần thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân

BHYT toàn dân góp phần giữ vững an sinh

Bệnh nhân cần BHYT như “cây cần nhựa sống”

Kỳ vọng từ những “cánh tay nối dài”

“Ngôi nhà tiết kiệm” phát triển mạnh

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nga: Luôn tận tâm với sự nghiệp trồng người

Điều diệu kỳ từ tấm thẻ BHYT

Có lương hưu, cuộc sống an nhiên

Lắng nghe ý kiến, việc gì tốt cho người dân thì phải làm

“Bộ tứ” ở Đồng Tháp: Mô hình hay cần nhân rộng

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

PortalCatRight

Mô hình truyền thông phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Bổ sung 5 nhóm lao động tham gia BHXH bắt buộc

Nâng cấp, hoàn thiện các tiện ích của ứng dụng VssID-BHXH số

Hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT

Bổ sung thêm đối tượng được hưởng BHYT 100% và 95%

11 nội dung lớn trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Hợp tác an sinh xã hội Việt Nam- Nhật Bản: Đồng hành và phát triển

Đảm bảo quyền lợi về thuốc BHYT

Điểm sáng BHYT HSSV

Cải cách thủ tục hành chính: Nỗ lực vì Nhân dân

Ngành BHXH Việt Nam: Chuyển đổi số toàn diện

Ngành BHXH Việt Nam: Dấu ấn triển khai Đề án 06-CP

Dấu ấn nổi bật trong thực hiện BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2022

Liên thông đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi

Hướng dẫn đóng, nộp BHXH tự nguyện trực tuyến

Chế độ hưu trí cho NLĐ

Cách lấy lại mật khẩu VssID

Thúc đẩy chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Trách nhiệm thực hiện BHXH, BHYT của công chức Văn hóa-Xã hội cấp xã

Hiệu quả triển khai chính sách BH thất nghiệp

Xây dựng ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới Chính phủ số

Phát triển BHYT hộ gia đình giai đoạn 2015-2022

Bước đột phá phát triển BHXH tự nguyện giai đoạn 2016-2022

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Tra cứu thông tin đóng BHXH, BHYT trực tuyến

Dấu ấn thực hiện Luật BHYT

BHXH Việt Nam tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến

Lợi ích từ ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc trong BHXH, BHYT

Chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam: Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân

BHYT HSSV- Những điều cần biết

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Các đại biểu cùng hiến kế để thiết kế chính sách BHXH tối ưu nhất

Quốc hội nghe báo cáo về Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

BHXH một lần- Lịch sử và góc nhìn từ chính sách

TP.HCM: Một trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp mức cao nhất hơn 23 triệu đồng/tháng

Hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT

ĐBQH thảo luận nhiều vấn đề “nóng” lĩnh vực việc làm và y tế

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói hỗ trợ phục hồi kinh tế- xã hội

Nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT

Toàn ngành BHXH Việt Nam quyết liệt triển khai nhiệm vụ 2 tháng cuối năm

Đề nghị Bộ Y tế làm rõ một số vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 75/2023/NĐ-CP

Lại xuất hiện đối tượng lừa đảo khi người dân lấy lại mật khẩu VssID

Podcast tin nhanh, bản tin số 22

Chính sách BHXH một lần: Kinh nghiệm từ một số quốc gia

Ngành BHXH Việt Nam: Tập trung rà soát tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao năm 2023 trong Đề án 06

Tăng cường hợp tác giữa BHXH Việt Nam và WHO trong lĩnh vực BHYT

Agribank đồng hành, chung tay phát triển kinh tế tập thể

Phải khắc phục bằng được việc thiếu thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế và làm tốt công tác an sinh xã hội

Ưu tiên xếp lương cho giáo viên cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp

Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Bước thay đổi căn bản, có tính chất cách mạng về chính sách BHXH

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444