Cần giải pháp đột phá, đặc thù để thực hiện 3 Chương trình MTQG
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Cần giải pháp đột phá, đặc thù để thực hiện 3 Chương trình MTQG

Shared facebook
Thứ Hai, ngày 30/10/2023 18:17

Chiều nay (30/10), Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về việc thực hiện 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG). Nêu ý kiến tại phiên thảo luận, các ĐBQH thống nhất đề nghị, cần tiếp tục kiên định mục tiêu với cách làm mới; có giải pháp đột phá và cơ chế đặc thù để phân cấp trong thực hiện.

Điểm sáng giảm nghèo

Phát biểu giải trình về 3 Chương trình MTQG diễn ra chiều 30/10, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đánh giá cao kết quả giám sát khách quan, toàn diện về quá trình triển khai các nội dung. Đồng thời cho rằng, việc giám sát đã tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành.

Quốc hội thảo luận về việc thực hiện 3 Chương trình MTQG

Theo Bộ trưởng Dung, đây là nhiệm kỳ thứ 2 cả nước thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, các phần việc ở nhiệm kỳ này đòi hỏi cao hơn, nhiệm vụ giảm nghèo trước đây đã khó, giờ còn khó hơn. Bởi, yêu cầu đặt ra không chỉ giảm nghèo về thu nhập, mà đòi hỏi giảm nghèo đa chiều, cao hơn, toàn diện hơn, bao trùm hơn và đòi hỏi sự bền vững.

Đặc biệt, trong 2 năm qua, việc thực hiện chương trình giảm nghèo còn chịu sự tác động, ảnh hưởng nặng nề bởi những điều kiện khách quan, nhất là do đại dịch Covid-19. Ngoài ra, tình trạng thiên tai, lũ bão, sạt lở cũng tập trung chủ yếu các vùng khó khăn, gây thêm ảnh hưởng nặng nề. Do đó, các khu vực này "đã khó càng khó hơn, đã nghèo lại bị tác động nhiều hơn".

Cũng theo Bộ trưởng Dung, cả hệ thống chính trị đã rất cố gắng, hiện đang tập trung giải quyết những vùng lõi nghèo. Các cơ quan xác định vùng khó khăn nhất là vùng đồng bào DTTS, miền núi, vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn. Kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo vừa qua còn nhiều điểm hạn chế, chưa đạt mong muốn về tỷ lệ hộ nghèo, chất lượng giảm nghèo, tính bền vững của giảm nghèo. Tuy nhiên, những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt các địa phương và của bản thân các hộ nghèo, hộ cận nghèo rất đáng ghi nhận.

Chính vì vậy, kết quả là các chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết số 24 của Quốc hội cơ bản đều đạt, được cộng đồng quốc tế ghi nhận là điểm sáng. Đáng chú ý, Việt Nam là nước duy nhất ở Châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bền vững. “Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo và không ai không muốn thoát nghèo, chỉ là vì chưa có khả năng và thực tế, nếu còn trong danh sách hộ nghèo, ít nhất được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ”- Bộ trưởng Dung khẳng định.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung báo cáo giải trình về việc thực hiện 3 Chương trình MTQG

Về định hướng thực hiện chương trình trong thời gian tới, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phân tích: Chương trình giảm nghèo hiện không còn chính sách cho không, mà đã chuyển hoàn toàn sang hỗ trợ có điều kiện. Thời gian qua, nhiều địa phương có hàng trăm hộ nghèo tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo và chủ động nhường quyền lợi hỗ trợ cho người khác. Người dân cũng e ngại, băn khoăn khi nhận là "hộ nghèo" và tự mình muốn vươn lên. Đối với các hộ nghèo không có khả năng lao động, không có khả năng thoát nghèo, Bộ LĐ-TB&XH đang phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ đưa ra các tiêu chí để những người này có cuộc sống tốt hơn hoặc không thấp hơn hộ nghèo.

Về việc hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, tinh thần Quyết định số 90 và Nghị quyết số 24 của Quốc hội là phấn đấu trong nhiệm kỳ này xóa được khoảng 100.000 căn hộ dột nát cho các hộ nghèo ở 74 huyện nghèo. Đặt trong tổng thể 3 Chương trình MTQG, có thể thấy, việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững đang triển khai tương đối tốt. Hiện chỉ còn Chương trình phát triển kinh tế-xã hội đồng bào DTTS và miền núi gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, cả 3 Chương trình đang tồn tại 4 vấn đề. Cụ thể, các cơ quan chức năng phải ban hành quá nhiều văn bản, bình quân mỗi Chương trình 60-70 văn bản khác nhau. Hơn nữa, việc phân cấp, phân quyền chưa rõ, dẫn đến tình trạng dưới chờ trên, trên bảo dưới cứ làm nhưng dưới sợ. Điều đó dẫn đến hiện tượng thông tư đã hướng dẫn, nhưng cấp dưới tiếp tục đề nghị... hướng dẫn của hướng dẫn. Ngoài ra, việc phân bổ các dự án nhỏ lẻ, manh mún; giao vốn chậm, nhỏ giọt. Riêng khâu tổ chức thực hiện cũng có vấn đề, 4-5 nguyên nhân dồn lại thành những nút thắt không dễ gỡ”- Bộ trưởng Dung khẳng định.

Nên ban hành bộ tiêu chí định hướng chung, dài hơi hơn

Tại phiên thảo luận, các ĐBQH nhấn mạnh, việc giám sát 3 Chương trình MTQG là rất cần thiết, nhằm nhận diện đầy đủ những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, thúc đẩy nhận thức, trách nhiệm cũng như sự vào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; từ đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình MTQG.

Từ thực tiễn tại địa phương, ĐB Vũ Xuân Hùng (Thanh Hóa) thẳng thắn chỉ rõ, Trung ương giao vốn chậm, đến quý II/2022 mới giao vốn xong. Các nội dung phân bổ vốn chưa sát tình hình, nhu cầu thực tế của địa phương. Có những dự án, tiểu dự án, đối tượng, nhu cầu ít, nhưng phân bổ vốn lại quá nhiều. Việc giao vốn sự nghiệp bất cập, chưa thống nhất giữa 3 Chương trình: Chương trình MTQG xây dựng NTM giao tổng số vốn sự nghiệp; Chương trình MTQG giảm nghèo và Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giao chi tiết đến từng dự án thành phần.

ĐB Hoàng Thị Đôi (Sơn La) nêu ý kiến tại phiên thảo luận

Liên quan đến Chương trình MTQG xây dựng NTM, ĐB Hoàng Thị Đôi (Sơn La) nêu vấn đề, một số tiêu chí như thu nhập, nghèo đa chiều vẫn quy định khá cao, trong khi tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của các xã khó bắt kịp so với chỉ tiêu bộ tiêu chí; một số chỉ tiêu khi áp dụng thực tiễn khó triển khai như chỉ tiêu “xã phải có vùng nguyên liệu tập trung để truy xuất nguồn gốc sản phẩm” trong khi nhiều xã vùng III của các tỉnh không có vùng nguyên liệu tập trung, các sản phẩm nông lâm sản và thủy sản quy mô nhỏ, chủ yếu theo mùa vụ; hoặc chỉ tiêu quy định diện tích sân bóng đá, thể thao; chỉ tiêu quy định tỷ lệ phần trăm phải hỏa táng chưa phù hợp với vùng, miền, dân tộc.

“Cần rà soát, đánh giá và có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, chỉ tiêu cho phù hợp tình hình thực tiễn, để triển khai có hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra. Cùng với đó, xem xét, chấp thuận cho các địa phương trong kế hoạch hằng năm, địa phương được điều chỉnh nguồn kinh phí giữa các nội dung trong cùng một dự án không cùng lĩnh vực chi, để nâng cao tính chủ động, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, hạn chế việc nộp trả ngân sách cho Trung ương”- ĐB Đôi đề nghị.

Liên quan đến vấn đề này, ĐB Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) cũng nêu thực tế, việc duy trì NTM của các xã đã được công nhận ở giai đoạn trước khi áp theo bộ tiêu chí ở giai đoạn này khó đạt được. Bên cạnh đó, một số tiêu chí khó đánh giá ở thời điểm hiện tại như: Tỷ lệ người có sức khỏe, tỷ lệ người dân có Sổ Sức khỏe điện tử và tham gia sử dụng ứng dụng KCB từ xa, do điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, không có điện thoại thông minh, một số nơi chưa có hoặc còn hạn chế trong tiếp cận dịch vụ internet; một số chỉ tiêu, tiêu chí chưa phù hợp với điều kiện thực tế như quy định tỷ lệ nghèo đa chiều đạt dưới 13% là bài toán khó, thách thức đối với những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cao…

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, các ĐBQH đánh giá cao việc Quốc hội quyết định giám sát ngay trong quá trình thực hiện, nhằm nhận diện đúng kết quả và khó khăn, để tập trung tháo gỡ, tạo chuyển biến. Đồng thời, đánh giá cao sự nỗ lực, trách nhiệm, quyết tâm của Đoàn giám sát để khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao; sự phối hợp của Chính phủ, các cơ quan Chính phủ, sự tham gia tích cực, hiệu quả của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, UBND, HĐND các tỉnh, thành phố… góp phần nâng cao chất lượng giám sát tối cao của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, quá trình giám sát đã tác động, tạo chuyển biến trong nhận thức, hành động của các cấp, các ngành. Do đó, đề nghị Chính phủ đẩy mạnh tổ chức phong trào thi đua thực chất hơn, nhất là phong trào tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, phát huy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta. Chính phủ cũng cần rà soát mô hình tổ chức của các Ban Chỉ đạo, văn phòng, bộ phận giúp việc của các cơ quan từ Trung ương tới cơ sở, nhất là cán bộ ở cấp cơ sở xã, phường; ban hành các loại sổ tay hướng dẫn tổ chức tốt hoạt động truyền thông, xây dựng ý thức tự vươn lên thoát nghèo của người dân.

Nguyệt Hà



PortalCatRight

BHXH Việt Nam đối thoại với các doanh nghiệp FDI Nhật Bản khu vực phía Bắc năm 2023

BHXH Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp FDI Nhật Bản

BHXH tỉnh Cà Mau tập cần trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm

Nỗ lực đảm bảo an sinh cho người dân Thủ đô

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam làm việc tại BHXH tỉnh Phú Thọ

Nhận diện và đưa ra kịch bản điều hành phù hợp với thực tế

Không gian xanh an sinh: Mang chính sách BHXH, BHYT đến với người dân

BHXH Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo Sửa đổi, bổ sung Luật BHXH

Bắc Ninh trở thành “điểm sáng” trong hỗ trợ người dân tham gia BHXH, BHYT

Hà Nội: Nhiều "điểm sáng" trong phát triển BHYT HSSV

Toàn ngành BHXH Việt Nam đảm bảo tốt quyền lợi BHXH, BHYT cho người tham gia

Tiềm năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Tạo động lực mới phát triển BHXH tự nguyện

Xây dựng Dự án Luật BHXH (sửa đổi) đã cầu thị, đồng thuận, thống nhất cao

Tiếp tục nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tổ chức cán bộ

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH: Hơn 3,3 triệu người hưởng theo mức mới

Quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong những tháng cuối năm 2023

Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh Hà Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Quỹ BHYT chi trả tiền tỷ cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

Hà Nam vào cuộc xác minh hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT do báo chí phản ánh

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh kiểm tra công tác phục vụ người dân, thực hiện chức năng tra cứu thông tin đóng BHXH tự nguyện, BHYT

Tăng cường kiểm tra, giám sát, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu

Nâng cao chất lượng giám định để đảm bảo quỹ BHYT sử dụng hiệu quả

Chung tay bảo vệ quyền lợi người lao động

Dấu ấn tuổi trẻ BHXH Việt Nam với Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2023

Hành trình về “miền đất lửa”

Đề án 06 mang lại những thay đổi lớn trong hoạt động của Ngành BHXH Việt Nam

Công đoàn cơ quan BHXH Việt Nam: Đổi mới, khơi dậy và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ đoàn viên, CCVC

BHXH Việt Nam thực hiện Đề án 06: Nâng chất lượng phục vụ, tăng hiệu quả quản lý

Ngành BHXH Việt Nam: Dốc sức cho nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023

PortalCatRight

BHXH tự nguyện ngày càng khẳng định được vai trò của mình

Vun đắp quan hệ Việt Nam- Nhật Bản lên tầm cao mới

Thu hút DN FDI đầu tư phát triển bền vững và lâu dài

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài cuối)

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài 2)

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài 1)

Phát triển BHXH tự nguyện tại Bắc Giang: Đột phá mạnh mẽ từ một chỉ thị

Ấn tượng mô hình “1 sổ + 1 sổ” ở xã Tân Hải

Thực hiện Đề án 06 và dấu ấn ngành BHXH Việt Nam

Đột phá trong thực hiện Đề án 06, nâng tầm phục vụ người dân và DN

Sửa đổi Luật BHXH nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NLĐ

Phát huy vai trò cấp ủy, chính quyền địa phương

Độc đáo không gian an sinh giữa lòng Thủ đô

Chính sách BHYT HSSV: Góp phần giáo dục toàn diện

BHYT giúp viết tiếp ước mơ đến trường

Hiệu ứng từ phong trào “thi đua nước rút” ở Kiên Giang

Bộ GD-ĐT và BHXH Việt Nam: Tăng cường phối hợp phát triển BHYT HSSV

BHYT HSSV góp phần thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân

BHYT toàn dân góp phần giữ vững an sinh

Bệnh nhân cần BHYT như “cây cần nhựa sống”

Kỳ vọng từ những “cánh tay nối dài”

“Ngôi nhà tiết kiệm” phát triển mạnh

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nga: Luôn tận tâm với sự nghiệp trồng người

Điều diệu kỳ từ tấm thẻ BHYT

Có lương hưu, cuộc sống an nhiên

Lắng nghe ý kiến, việc gì tốt cho người dân thì phải làm

“Bộ tứ” ở Đồng Tháp: Mô hình hay cần nhân rộng

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

PortalCatRight

11 nội dung lớn trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Hợp tác an sinh xã hội Việt Nam- Nhật Bản: Đồng hành và phát triển

Đảm bảo quyền lợi về thuốc BHYT

Điểm sáng BHYT HSSV

Cải cách thủ tục hành chính: Nỗ lực vì Nhân dân

Ngành BHXH Việt Nam: Chuyển đổi số toàn diện

Ngành BHXH Việt Nam: Dấu ấn triển khai Đề án 06-CP

Dấu ấn nổi bật trong thực hiện BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2022

Liên thông đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi

Hướng dẫn đóng, nộp BHXH tự nguyện trực tuyến

Chế độ hưu trí cho NLĐ

Cách lấy lại mật khẩu VssID

Thúc đẩy chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Trách nhiệm thực hiện BHXH, BHYT của công chức Văn hóa-Xã hội cấp xã

Hiệu quả triển khai chính sách BH thất nghiệp

Xây dựng ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới Chính phủ số

Phát triển BHYT hộ gia đình giai đoạn 2015-2022

Bước đột phá phát triển BHXH tự nguyện giai đoạn 2016-2022

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Tra cứu thông tin đóng BHXH, BHYT trực tuyến

Dấu ấn thực hiện Luật BHYT

BHXH Việt Nam tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến

Lợi ích từ ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc trong BHXH, BHYT

Chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam: Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân

BHYT HSSV- Những điều cần biết

7 dịch vụ công dành cho cá nhân trên ứng dụng VssID

BHYT chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Mức tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng

Tham gia BHYT để được chia sẻ gánh nặng khi ốm đau, bệnh tật

Mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 1/7/2023

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

BHXH Việt Nam đối thoại với các doanh nghiệp FDI Nhật Bản khu vực phía Bắc năm 2023

Việt Nam và Nhật Bản hợp tác trong lĩnh vực An sinh xã hội: Đồng hành hướng tới tương lai

BHXH Việt Nam khai trương ứng dụng VssID-BHXH số nâng cấp phiên bản tiếng Nhật

Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực an sinh xã hội sẽ được nâng lên một tầm cao mới (*)

BHXH tự nguyện ngày càng khẳng định được vai trò của mình

Hà Tĩnh: Phát động Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về BHXH, BHYT

Tạo sự gắn kết, đồng thuận, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa BHXH Việt Nam và các DN Nhật Bản (*)

BHXH Việt Nam: Nỗ lực đảm bảo quyền tham gia và thụ hưởng BHYT cho mọi người dân

Nhiều vấn đề về chính sách BHXH, BHYT được giải đáp thoả đáng

11 nội dung lớn trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Huyện Lộc Ninh (Bình Phước): 6/15 xã, thị trấn thuộc xã ATK, vùng ATK được ngân sách Nhà nước đóng BHYT

Đăng nhập ứng dụng VssID bằng tài khoản định danh điện tử (VNeID)

Tăng cường hợp tác an sinh xã hội giữa Việt Nam- Nhật Bản

Podcast tin nhanh, bản tin số 21

Nga: Nhu cầu tuyển dụng lao động không tăng

BHXH Việt Nam: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, cải cách thủ tục hành chính kịp thời, hiệu quả

Cần giải pháp đột phá, đặc thù để thực hiện 3 Chương trình MTQG

Thực hiện các Chương trình MTQG: Quan trọng là khơi dậy ý thức muốn thoát nghèo của người dân

Bình Định: Tập trung chỉ đạo, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu BHXH, BHYT những tháng cuối năm

Tổng kết công tác phòng, chống dịch Covid-19 trực tuyến với các địa phương

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444