Thực hiện các Chương trình MTQG: Quan trọng là khơi dậy ý thức muốn thoát nghèo của người dân
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Thực hiện các Chương trình MTQG: Quan trọng là khơi dậy ý thức muốn thoát nghèo của người dân

Shared facebook
Thứ Hai, ngày 30/10/2023 12:33

Ngày 30/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG).

Đời sống người dân được nâng lên

Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua chủ trương tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 có tổng kinh phí tối thiểu là 196.332 tỷ đồng. Ngoài chính sách chung, Chương trình còn có 6 chuyên đề trọng tâm và thực hiện trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố cả nước. Kế thừa và phát huy kết quả các giai đoạn trước, phong trào xây dựng NTM đã bám sát mục tiêu “gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững”.

Quốc hội thảo luận tại hội trường về thực hiện các Chương trình MTQG

Tính đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn NTM, 1.331 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 176 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 263/644 đơn vị cấp huyện (40,8%) được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng còn một số bất cập như: Hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện của Trung ương và địa phương ban hành chậm, chưa đồng bộ, còn có vướng mắc nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Tiến độ giải ngân vốn ngân sách Trung ương năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 còn chậm so với yêu cầu; kết quả xây dựng NTM chưa đồng đều, chưa thực sự bền vững; một số địa phương thiếu quyết liệt và có dấu hiệu chững lại trong chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM…

Về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho biết, kết quả triển khai thực hiện Chương trình đã cơ bản bám sát mục tiêu “thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững”; tuân thủ các nguyên tắc, giải pháp theo Nghị quyết số 24. Nhiều địa phương có mô hình hay, cách làm sáng tạo và đạt hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện. Đến tháng 9/2022, đây là Chương trình đầu tiên trong 3 Chương trình MTQG đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện ở cấp Trung ương. Các địa phương cũng đã cơ bản ban hành đầy đủ văn bản theo quy định. Việc lập, giao kế hoạch vốn thực hiện Chương trình tuân thủ theo quy định pháp luật. Đáng chú ý, đã cơ bản đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo DTTS hằng năm theo Nghị quyết số 24.

Vẫn tồn tại nghịch lý “thoát nghèo thì buồn”

Tuy nhiên, Báo cáo giám sát cũng nêu rõ tồn tại trong thực hiện các Chương trình như: Việc ban hành văn bản vẫn chậm so với quy định tại Nghị quyết số 24. Một số văn bản đã ban hành có khó khăn, vướng mắc, địa phương kiến nghị cần phải sửa đổi, bổ sung. Việc phân bổ ngân sách Trung ương còn chậm; một số địa phương bố trí nguồn vốn đối ứng thấp; việc lồng ghép vốn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc phát huy quyền làm chủ, sự tham gia của cộng đồng và người dân vào công tác giảm nghèo chưa thực chất. Tại các huyện nghèo mới chỉ quan tâm đánh giá việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, chưa đánh giá thực chất mức tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo chưa thực sự phản ánh đầy đủ các tác động của Chương trình...

Cơ bản đồng tình với Báo cáo của Đoàn giám sát, ĐB Trần Quốc Quân (Long An) khẳng định, việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG đã tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn; đời sống của người dân được nâng lên; thu nhập bình quân đầu người hằng năm đều tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm... Tuy nhiên, các bộ, ngành cần quan tâm tháo gỡ những bất cập trong quá trình triển khai, nhất là tiêu chí về y tế trong NTM quy định người dân tham gia BHYT đạt 93,2% dân số. Trong khi đó, diện bao phủ BHYT hiện chưa thực sự bền vững; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 93,2% còn nhiều khó khăn do việc hỗ trợ đối với các nhóm yếu thế ngày càng giảm.

ĐB Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) tranh luận tại hội trường về nguyên nhân tái nghèo

Tranh luận về nguyên nhân tái nghèo, ĐB Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) cho biết, bên cạnh những yếu tố khách quan như ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thiên tai… thì nguyên nhân dẫn nữa đến tình trạng giảm nghèo chưa bền vững là do thiết kế nội dung các dự án cấu thành của chương trình. Đơn cử, chúng ta có 7 dự án thành phần trong Chương trình MTQG giảm nghèo, nhưng chưa có dự án nào cụ thể nhằm nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc sức khỏe người dân ở những địa bàn khó khăn.

“Các bệnh lý phổ biến như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… cần điều trị thường xuyên. Nếu được dùng thuốc tốt, chăm sóc đúng cách, tỷ lệ bệnh trở nặng sẽ nhỏ và hoàn toàn khống chế được. Nhưng hiện nay, do nguồn lực cho y tế cơ sở hạn chế, nên việc điều trị có rất nhiều bất cập. Hiếm có cơ sở y tế xã nào có thể quản lý tốt các bệnh này”- ĐB Hiếu phản ánh thực tế.

Từ thực tế này, theo ĐB Nguyễn Lân Hiếu, còn dẫn đến một bất cập khác, đó là tỷ lệ bị biến chứng gặp rất cao ở các địa phương nghèo. Và, khi một người thân trong gia đình bị đột quỵ phải lên thành phố chữa bệnh, tất cả tiền dự trữ trong nhà “đội nón ra đi”, chưa kể phải vay mượn khắp nơi. Tới lúc ra viện, người bệnh về nhà kèm theo tàn phế, không còn khả năng lao động, lại cần người chăm sóc, đã tạo nên gánh nặng cho cả đại gia đình, khiến họ “nghèo càng nghèo thêm”.

Cần khơi dậy ý thức tự vươn lên của người dân

Nhấn mạnh Chương trình MTQG là chủ trương đúng đắn và quan trọng, ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, việc triển khai các Chương trình MTQG bước đầu đã đạt được những kết quả thiết thực, hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, hiện vẫn có tình trạng hộ nghèo, cận nghèo không muốn thoát nghèo vì "thoát thì không còn được hưởng chính sách của Nhà nước nên cứ cù cưa mãi".

Ngoài ra, còn do việc vay vốn để phát triển sản xuất hoặc xây dựng, sửa chữa nhà, cho con em học hành... bị sử dụng sai mục đích, không có khả năng hoàn vốn, khiến Nhà nước cứ phải bơm vốn mãi để đảm bảo an sinh xã hội. “Cần giáo dục nhận thức, tuyên truyền để mọi người có ý thức chung, cùng vươn lên thoát nghèo và không trông chờ, ỷ lại vào chính sách an sinh xã hội. Có như vậy, việc thoát nghèo mới bền vững, hạn chế nguy cơ tái nghèo”- ĐB Hòa chia sẻ.

ĐB Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) nêu ý kiến về việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo

Cũng liên quan đến việc giảm nghèo, ĐB Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) nhìn nhận, dù đã đạt được kết quả tích cực, song việc giảm nghèo bền vững đến nay vẫn là thách thức. Đơn cử, một gia đình đang bình thường nhưng có người bệnh nặng cũng trở thành người nghèo. Do đó, quan trọng nhất trong giảm nghèo là ý chí vươn lên, tự lực cánh sinh thoát nghèo và ứng phó mọi hoàn cảnh có thể xảy đến.

“Sự hỗ trợ của cộng đồng, chương trình mục tiêu mãi mãi chỉ là sự hỗ trợ, có ý nghĩa khi chủ thể có ý thức vươn lên. Tại sao cùng một hoàn cảnh mà có người vươn lên thoát nghèo mà có người cứ khó khăn mãi và mong được là hộ nghèo? Vì sao có người thoát nghèo thì buồn, mà trở lại hộ nghèo thì vui? Chính vì vậy, cần có thay đổi về mặt nhận thức rất cơ bản của đối tượng, chủ thể được hưởng thụ các chính sách. Truyền thông xóa đói giảm nghèo rất quan trọng. Tại sao gia đình khá giả ở nông thôn họ làm việc quần quật, tiết kiệm từng giờ, nhưng cũng còn người nghèo, mặc dù không nhiều, vẫn rất thong thả, chờ đợi?”- ĐB Nghĩa băn khoăn.

Dưới góc độ khác, ĐB Trần Quang Minh (Quảng Bình) cho biết, từ nay đến cuối năm 2025 chỉ còn hơn 2 năm, nhưng nhiều tiêu chí rất quan trọng lại khó về đích, còn cách xa chỉ tiêu đặt ra như: Tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; tiêu chí về thu nhập; tiêu chí giảm nghèo đa chiều; tiêu chí về y tế; tiêu chí về môi trường, an toàn thực phẩm. Trong đó, có 3 tiêu chí liên quan mật thiết với nhau đồng thời cũng là các tiêu chí hết sức quan trọng liên quan đến đời sống nhân dân cần phải được ưu tiên đầu tư, chú trọng- đó là sản xuất, thu nhập và giảm nghèo.

Đặc biệt, đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, cần xem lại các nội dung như đào tạo nghề cho người nghèo, tránh lãng phí và kém hiệu quả như Đề án 1956 đào tạo nghề cho lao động nông thôn trước đây đã làm và đã có bài học kinh nghiệm; đồng thời sớm thống nhất đối tượng cụ thể được hỗ trợ đào tạo nghề. Việc hỗ trợ tạo sinh kế cho người nghèo cũng cần được chú trọng hơn, vì đây là cách giúp thoát nghèo bền vững. Cần đánh giá đúng thực trạng việc giảm nghèo hiện nay đã thực chất hay chưa, nhiều địa phương vì chỉ tiêu phấn đấu theo nghị quyết, theo kế hoạch hằng năm… nên đã vận động, thậm chí có nhiều cách làm với mục tiêu giảm được số lượng trong khi chất lượng giảm nghèo và hộ thoát nghèo một cách bền vững chưa được đánh giá thực chất…

Vũ Thu



PortalCatRight

Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho bà con đồng bào Cadong

BHXH Việt Nam đối thoại với các doanh nghiệp FDI Nhật Bản khu vực phía Bắc năm 2023

BHXH Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp FDI Nhật Bản

BHXH tỉnh Cà Mau tập cần trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm

Nỗ lực đảm bảo an sinh cho người dân Thủ đô

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam làm việc tại BHXH tỉnh Phú Thọ

Nhận diện và đưa ra kịch bản điều hành phù hợp với thực tế

Không gian xanh an sinh: Mang chính sách BHXH, BHYT đến với người dân

BHXH Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo Sửa đổi, bổ sung Luật BHXH

Bắc Ninh trở thành “điểm sáng” trong hỗ trợ người dân tham gia BHXH, BHYT

Hà Nội: Nhiều "điểm sáng" trong phát triển BHYT HSSV

Toàn ngành BHXH Việt Nam đảm bảo tốt quyền lợi BHXH, BHYT cho người tham gia

Tiềm năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Tạo động lực mới phát triển BHXH tự nguyện

Xây dựng Dự án Luật BHXH (sửa đổi) đã cầu thị, đồng thuận, thống nhất cao

Tiếp tục nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tổ chức cán bộ

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH: Hơn 3,3 triệu người hưởng theo mức mới

Quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong những tháng cuối năm 2023

Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh Hà Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Quỹ BHYT chi trả tiền tỷ cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

Hà Nam vào cuộc xác minh hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT do báo chí phản ánh

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh kiểm tra công tác phục vụ người dân, thực hiện chức năng tra cứu thông tin đóng BHXH tự nguyện, BHYT

Tăng cường kiểm tra, giám sát, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu

Nâng cao chất lượng giám định để đảm bảo quỹ BHYT sử dụng hiệu quả

Chung tay bảo vệ quyền lợi người lao động

Dấu ấn tuổi trẻ BHXH Việt Nam với Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2023

Hành trình về “miền đất lửa”

Đề án 06 mang lại những thay đổi lớn trong hoạt động của Ngành BHXH Việt Nam

Công đoàn cơ quan BHXH Việt Nam: Đổi mới, khơi dậy và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ đoàn viên, CCVC

BHXH Việt Nam thực hiện Đề án 06: Nâng chất lượng phục vụ, tăng hiệu quả quản lý

PortalCatRight

BHXH tự nguyện ngày càng khẳng định được vai trò của mình

Vun đắp quan hệ Việt Nam- Nhật Bản lên tầm cao mới

Thu hút DN FDI đầu tư phát triển bền vững và lâu dài

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài cuối)

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài 2)

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài 1)

Phát triển BHXH tự nguyện tại Bắc Giang: Đột phá mạnh mẽ từ một chỉ thị

Ấn tượng mô hình “1 sổ + 1 sổ” ở xã Tân Hải

Thực hiện Đề án 06 và dấu ấn ngành BHXH Việt Nam

Đột phá trong thực hiện Đề án 06, nâng tầm phục vụ người dân và DN

Sửa đổi Luật BHXH nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NLĐ

Phát huy vai trò cấp ủy, chính quyền địa phương

Độc đáo không gian an sinh giữa lòng Thủ đô

Chính sách BHYT HSSV: Góp phần giáo dục toàn diện

BHYT giúp viết tiếp ước mơ đến trường

Hiệu ứng từ phong trào “thi đua nước rút” ở Kiên Giang

Bộ GD-ĐT và BHXH Việt Nam: Tăng cường phối hợp phát triển BHYT HSSV

BHYT HSSV góp phần thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân

BHYT toàn dân góp phần giữ vững an sinh

Bệnh nhân cần BHYT như “cây cần nhựa sống”

Kỳ vọng từ những “cánh tay nối dài”

“Ngôi nhà tiết kiệm” phát triển mạnh

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nga: Luôn tận tâm với sự nghiệp trồng người

Điều diệu kỳ từ tấm thẻ BHYT

Có lương hưu, cuộc sống an nhiên

Lắng nghe ý kiến, việc gì tốt cho người dân thì phải làm

“Bộ tứ” ở Đồng Tháp: Mô hình hay cần nhân rộng

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

PortalCatRight

Hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT

11 nội dung lớn trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Bổ sung thêm đối tượng được hưởng BHYT 100% và 95%

Hợp tác an sinh xã hội Việt Nam- Nhật Bản: Đồng hành và phát triển

Đảm bảo quyền lợi về thuốc BHYT

Điểm sáng BHYT HSSV

Cải cách thủ tục hành chính: Nỗ lực vì Nhân dân

Ngành BHXH Việt Nam: Chuyển đổi số toàn diện

Ngành BHXH Việt Nam: Dấu ấn triển khai Đề án 06-CP

Dấu ấn nổi bật trong thực hiện BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2022

Liên thông đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi

Hướng dẫn đóng, nộp BHXH tự nguyện trực tuyến

Chế độ hưu trí cho NLĐ

Cách lấy lại mật khẩu VssID

Thúc đẩy chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Trách nhiệm thực hiện BHXH, BHYT của công chức Văn hóa-Xã hội cấp xã

Hiệu quả triển khai chính sách BH thất nghiệp

Xây dựng ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới Chính phủ số

Phát triển BHYT hộ gia đình giai đoạn 2015-2022

Bước đột phá phát triển BHXH tự nguyện giai đoạn 2016-2022

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Tra cứu thông tin đóng BHXH, BHYT trực tuyến

Dấu ấn thực hiện Luật BHYT

BHXH Việt Nam tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến

Lợi ích từ ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc trong BHXH, BHYT

Chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam: Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân

BHYT HSSV- Những điều cần biết

7 dịch vụ công dành cho cá nhân trên ứng dụng VssID

BHYT chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Mức tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

Đẩy mạnh việc tích hợp sổ BHXH trên VNeID

BHXH Việt Nam đối thoại với các doanh nghiệp FDI Nhật Bản khu vực phía Bắc năm 2023

BHXH tự nguyện ngày càng khẳng định được vai trò của mình

Hơn 1,6 triệu NKT nặng và rất nặng đã được cấp BHYT

Kịp thời đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT theo Nghị định số 75/2023/NĐ-CP

BHXH Việt Nam: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, cải cách thủ tục hành chính kịp thời, hiệu quả

BHXH Việt Nam: Nỗ lực đảm bảo quyền tham gia và thụ hưởng BHYT cho mọi người dân

11 nội dung lớn trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Huyện Lộc Ninh (Bình Phước): 6/15 xã, thị trấn thuộc xã ATK, vùng ATK được ngân sách Nhà nước đóng BHYT

Thực hiện các Chương trình MTQG: Quan trọng là khơi dậy ý thức muốn thoát nghèo của người dân

Podcast tin nhanh, bản tin số 21

Đề nghị Bộ Y tế làm rõ một số vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 75/2023/NĐ-CP

Nga: Nhu cầu tuyển dụng lao động không tăng

Tăng cường hợp tác giữa BHXH Việt Nam và WHO trong lĩnh vực BHYT

Ngành BHXH Việt Nam sẵn sàng triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP, đảm bảo mọi quyền lợi của người tham gia BHYT

Cần giải pháp đột phá, đặc thù để thực hiện 3 Chương trình MTQG

Chậm lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH có phải nộp tiền lãi đóng BHXH?

Bình Định: Tập trung chỉ đạo, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu BHXH, BHYT những tháng cuối năm

Tổng kết công tác phòng, chống dịch Covid-19 trực tuyến với các địa phương

Hà Nội: Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho 350 nhân viên thu BHXH, BHYT

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444