Đảm bảo “3 chiều” của BHYT toàn dân
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Đảm bảo “3 chiều” của BHYT toàn dân

Shared facebook
Thứ Sáu, ngày 28/06/2024 09:22

Được coi là cơ chế tài chính công căn bản trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách BHYT tại Việt Nam đã đảm bảo cả 3 phương diện: Bao phủ về dân số; bao phủ về gói quyền lợi và giảm chi phí từ túi tiền người bệnh…

Tiệm cận BHYT toàn dân

Thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, sau 30 năm triển khai chính sách BHYT, hơn 15 năm thực hiện Luật BHYT, Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan về tỷ lệ bao phủ BHYT với số người tham gia tăng lên từng năm. Năm 2009 là năm đầu tiên thực hiện Luật BHYT, tỷ lệ bao phủ BHYT là 58% dân số, tăng 11% so với năm 2008. Năm 2015, năm đầu tiên thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT, cả nước có 68,5 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 74,9% dân số; đến năm 2019 đạt tỷ lệ bao phủ đạt 89,1% dân số.

Giai đoạn 2020- 2022 được đánh giá là có nhiều khó khăn trong việc mở rộng người tham gia BHYT do chịu tác động của dịch COVID-19, tuy nhiên, số người tham gia BHYT vẫn gia tăng và tỷ lệ bao phủ BHYT tiếp tục được mở rộng và đến năm 2022 đã đạt 92,4% dân số. Đến năm 2023, cả nước đã có hơn 93,3 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 93,35% dân số, tiệm cận với mục tiêu BHYT toàn dân. Đặc biệt, diện bao phủ đã tập trung vào các đối tượng yếu thế với tỷ lệ bao phủ đạt 100% ở các nhóm: Người nghèo, người DTTS, trẻ em dưới 6 tuổi; nhóm hưu trí, mất sức lao động, bảo trợ xã hội; nhóm được NSNN hỗ trợ như hộ cận nghèo, HSSV cũng đạt xấp xỉ 100%...

Từ khi thực hiện Luật BHYT, hầu hết các cơ sở y tế công lập có chức năng KCB đều tham gia ký kết hợp đồng KCB BHYT trực tiếp với cơ quan BHXH. Năm 2024, ngành BHXH Việt Nam đã ký hợp đồng KCB BHYT với 2.897 đầu mối trực tiếp (cả BV công lập và ngoài công lập, tăng 67 đầu mối so với năm 2023) và hơn 11.000 TYT cấp xã tham gia KCB BHYT thông qua hợp đồng do các BV huyện hoặc TTYT hoặc cơ sở y tế được Sở Y tế giao nhiệm vụ quản lý ký với cơ quan BHXH.

Về phạm vi quyền lợi, theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là một trong các quốc gia có dải quyền lợi BHYT rất rộng với danh mục DVKT, thuốc và vật tư y tế lớn. Trong đó, danh mục DVKT rất đầy đủ với gần 10.000 DVKT được BHYT chi trả, từ dịch vụ cao cấp nhất như PET/CT, mổ bằng robot đến dịch vụ đơn giản như xét nghiệm máu, nước tiểu, dịch vụ phục hồi chức năng, Đông y…

Bên cạnh đó, quyền lợi về thuốc ở Việt Nam cũng được đảm bảo tốt. Trong đó tân dược hiện có 1.030 thuốc hóa dược, sinh phẩm; 59 thuốc phóng xạ, chất đánh dấu với 25 hoạt chất quy định tỷ lệ thanh toán và 31 hợp chất quy định cả điều kiện thanh toán và tỷ lệ thanh toán… Ngoài ra, còn có danh mục thuốc Đông y với 349 vị thuốc y học cổ truyền và 229 thuốc cổ truyền được Quỹ BHYT thanh toán... Các danh mục thuốc này đủ để điều trị hầu hết các loại bệnh (bao gồm cả thuốc điều trị đích). “Nếu so sánh với các nước Thái Lan, Indonesia, Philippines danh mục thuốc thuộc BHYT chi trả chỉ khoảng 600 loại thì có thể thấy người dân Việt Nam được tiếp cận thuốc tốt, với danh mục rộng, kể cả thuốc mới, thuốc biệt dược gốc cũng rất rộng. Chúng ta đang chi trả cả những loại thuốc ung thư đang được chỉ định trong khi nhiều nước không chi trả hoặc chi trả rất hạn chế”- ông Lê Văn Phúc- Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) đánh giá. Danh mục DVKT thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT cũng có đầy đủ các DVKT theo 28 chuyên khoa/chuyên ngành, bao gồm cả các kỹ thuật y học hiện đại và y học cổ truyền từ tuyến xã đến tuyến Trung ương...

Số lượt người có thẻ BHYT đi KCB cũng tăng nhanh qua từng năm. Năm 2015, có 130,2 triệu lượt người KCB BHYT; năm 2018 là 176,1 triệu lượt; năm 2019 là 184 triệu lượt. Dù số lượt KCB bị giảm trong giai đoạn 2020- 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng năm 2022 khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đã ổn định hơn, số lượt KCB BHYT tăng lên 150,4 triệu lượt, tăng 24 triệu lượt so với năm 2021. Ước tính năm 2023 cả nước đã có 174,8 triệu lượt KCB BHYT với số tiền chi trả khoảng 124.300 tỷ đồng... Đặc biệt, quỹ BHYT đã chi “không giới hạn” cho rất nhiều bệnh nhân chi phí lớn lên tới hàng chục tỷ đồng như một số bệnh nhân Hemophilia (rối loạn đông máu di truyền) với thời gian điều trị bệnh kéo dài hàng chục năm; chi phí 3-4 tỷ đồng/năm cho nhiều ca bệnh đặc biệt như ung thư, rối loạn một số yếu tố di truyền...

Bên cạnh đó, hằng năm, cơ quan BHXH đã thực hiện trích, chuyển, quyết toán kinh phí CSSKBĐ theo quy định và tạo điều kiện tốt nhất để cơ quan, đơn vị, nhà trường được sử dụng khoản kinh phí CSSKBĐ để chăm sóc sức khỏe cho HSSV và NLĐ. Các năm gần đây, mỗi năm quỹ BHYT đã trích hơn 1.000 tỷ đồng cho các đơn vị đủ điều kiện theo quy định...

Tháo gỡ vướng mắc

Bên cạnh những thành tựu đạt được, chính sách BHYT cũng đang bộc lộ nhiều bất cập cần được tháo gỡ. BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc, nhưng chưa có quy định, chế tài cụ thể đối với đối tượng tự đóng BHYT nhưng không tham gia (HSSV, hộ gia đình). Chính sách có xu hướng thu hẹp số người được NSNN đóng (từ năm 2014-2021 số người tham gia BHYT thuộc nhóm NSNN đóng và hỗ trợ đóng chiếm từ 60-70%, nhưng đến năm 2021 thay đổi chính sách về khu vực kinh tế- xã hội khó khăn, ĐBKK nên số người được NSNN hỗ trợ đã giảm đáng kể).

Công tác quản lý, sử dụng quỹ BHYT cũng đang bộc lộ nhiều khó khăn khi tần suất KCB tăng, tỷ lệ chỉ định nhập viện nội trú tăng, số lượng dịch vụ cung ứng cũng tăng... Chính sách thông tuyến tỉnh và tuyến huyện đã phá vỡ nguyên tắc quản lý KCB ban đầu và nguyên tắc chuyển tuyến. Phương thức thanh toán theo giá dịch vụ bộc lộ nhiều bất cập tạo cơ chế “khuyến khích” cơ sở y tế chỉ định quá mức DVKT... Trong khi số chi KCB BHYT tăng hàng năm nhưng mức đóng BHYT lại khó điều chỉnh tăng lên. Cơ quan BHXH hiện vẫn thiếu “công cụ” kiểm soát chi phí do tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị chưa được Bộ Y tế ban hành đầy đủ hoặc hướng dẫn theo hướng mở… Đặc biệt, sự khuyết thiếu cơ chế bảo vệ quyền lợi người tham gia BHYT, khi chưa có chế tài xử phạt đủ mạnh đối với trường hợp không đảm bảo cung ứng thuốc, VTYT cho người bệnh BHYT; các trường hợp chỉ định DVYT không hợp lý/gây lãng phí nguồn lực y tế không đủ mạnh; giá DVYT chưa được tính đủ, người bệnh phải chi trả chênh lệch giá...

Từ thực trạng trên, các chuyên gia về BHYT cho rằng: Việt Nam cần duy trì và phát triển bền vững người tham gia BHYT, đảm bảo mọi đối tượng đều phải tham gia BHYT. Đồng thời sự hỗ trợ từ NSNN cần được duy trì và tăng cường (tiếp tục hỗ trợ người mới thoát nghèo, mới thoát khỏi vùng kinh tế- xã hội khó khăn, người có mức sống trung bình...). Việt Nam cũng cần xây dựng “Gói DVYT cơ bản do BHYT chi trả” phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT và “Gói DVYT cơ bản do Nhà nước chi trả” phù hợp với khả năng của NSNN... Các gói quyền lợi BHYT cũng cần được rà soát, điều chỉnh dựa trên kết quả đánh giá tính chi phí hiệu quả của thuốc, VTYT, DVYT; loại bỏ các DVKT, thuốc, VTYT chi phí-hiệu quả thấp. Đảm bảo công bằng trong KCB BHYT, phát triển hệ thống y tế cơ sở... Đặc biệt, cần có các quy định để giảm chi tiền túi từ người bệnh BHYT như: tính đủ các cấu phần chi phí của giá KCB BHYT; yêu cầu cơ sở KCB BHYT phải đảm bảo cung ứng thuốc VTYT cho người bệnh BHYT, không để người bệnh phải tự mua; không được thu thêm chi phí của người bệnh BHYT... Quy định rõ trách nhiệm các bên tham gia thực hiện chính sách BHYT (cơ quan BHXH, Bộ Y tế, cơ sở KCB)...

Ngọc Thảo



PortalCatRight

Người hưởng lương hưu phấn khởi trước thông tin hưởng mức lương mới dự kiến từ 1/7

Phát huy hiệu quả các hình thức truyền thông trực tuyến về BHXH, BHYT

Đảm bảo quyền lợi BHYT tại các địa bàn ATK

Kiểm soát chi phí KCB BHYT: Đề cao trách nhiệm, sự minh bạch

Đồng hành, hỗ trợ người dân khó khăn xã Linh Thông vươn lên thoát nghèo

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh: Báo chí góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh: Đảm bảo an toàn thông tin ngành BHXH Việt Nam là ưu tiên hàng đầu

Thúc đẩy đà phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Đảm bảo nguồn quỹ BHYT được sử dụng tối ưu, không lãng phí

Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ sở KCB BHYT và cơ quan BHXH

BHXH Việt Nam thực hiện nhiệm vụ 5 tháng đầu năm: Nhiều tín hiệu tích cực

Bắc Ninh: Đẩy mạnh các giải pháp tăng số người hưởng BHXH qua thẻ ATM

Quận Thanh Xuân: Đã có 85% người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản

Phát huy hiệu quả cơ chế hỗ trợ người dân tham gia BHYT

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Chính sách BHXH phát triển nhanh và có kết quả tốt

Nâng cao nhận thức của người dân về chính sách BHXH

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Đưa chính sách BHXH đến gần với sinh viên

NLĐ nhận BHXH một lần: Cân nhắc để tránh rủi ro khi hết tuổi lao động

BHXH TP.Hà Nội: Vận động người dân hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Sẽ sớm giải quyết chính sách BHXH đối với chủ hộ kinh doanh cá thể

Ứng dụng CSDL quốc gia về dân cư để chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt

Tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT

BHXH các địa phương: Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng Vận động, triển khai BHXH toàn dân

BHXH Việt Nam giao ban tháng 5/2024: Triển khai mạnh các giải pháp phát triển BHXH, BHYT

Nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM: Người dân đồng tình hưởng ứng

Hành trình tri ân tại các tỉnh miền núi phía Bắc của Đoàn công tác BHXH Việt Nam

Hiệu quả triển khai BH thất nghiệp

Khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo liên quan đến chính sách BHXH

Cần thêm cơ chế hỗ trợ người khuyết tật tham gia BHXH

PortalCatRight

Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính: Có “nới” thời gian tái khám?

NLĐ đừng tự đưa mình vào thế khó

NLĐ đừng tự đưa mình vào thế khó

NLĐ đừng tự đưa mình vào thế khó

“Bất ngờ” Cù Lao Dung

Nguyễn Công Nhân- Anh bảo vệ “tay ngang”

Mở quyền lợi, tăng tiếp cận dịch vụ KCB BHYT cho người dân

Đồng lòng phục vụ nhân dân

Chuyện hạnh phúc ở một doanh nghiệp

“Lưới an sinh” cho lao động phi chính thức: Cách hóa giải vướng mắc

Luật BHXH (sửa đổi): Hướng đến bảo vệ mọi người lao động

Chính sách BHXH, BHYT: Tiếng nói của cử tri công nhân lao động

Thực hiện chính sách BHXH tự nguyện ở Quảng Nam: Sức lan tỏa từ Nghị quyết 41

Phú Thọ- Hướng đến an sinh bền vững

Điện Biên- Viên ngọc sáng nơi cực Tây Tổ quốc

Chuyện an sinh ở Ấp Bắc

Phú Thọ: Tăng cường hiệu quả của tổ chức dịch vụ thu

Chị Ngô Ngọc Bích- Nữ cán bộ phường tận tụy

Triển khai mô hình xã có 100% người dân tham gia BHYT: Khi quyết tâm chính trị được công nghệ số “tiếp sức”

Chính sách BHXH: Điểm tựa cho lao động nữ

Bắt buộc bệnh nhân mạn tính khám định kỳ mỗi tháng là không cần thiết

“Cao thủ” dệt lưới an sinh ở Phú Thạnh

Mở rộng quyền lợi BHYT: Cần đánh giá rõ tác động tài chính

Những người phụ nữ lo an sinh

Ngành BHXH Việt Nam đã tạo nên đột phá, góp phần kiến tạo an sinh xã hội

Vượt qua áp lực càng yêu nghề

Không ngừng mở rộng quyền lợi người tham gia

Nâng tầm vươn xa

Tinh thần trách nhiệm- Một giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Như loài hoa Tớ dày

PortalCatRight

Thành tựu BHYT toàn dân

Dự kiến 10 khoản trợ cấp BHXH tăng theo mức lương cơ sở mới từ 1/7/2024

Thông điệp Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam

Trình tự đăng ký cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi

Danh mục dịch vụ công toàn trình ngành BHXH Việt Nam

4 thay đổi quan trọng về BHYT có hiệu lực từ 1/7/2024

Người dân và doanh nghiệp thụ hưởng tiện ích từ Đề án 06

Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng

Người dân được thụ hưởng tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Quyền lợi khi tham gia BHXH

Chính sách BHXH, BHYT: Điểm tựa an sinh vững chắc

Chính sách BHXH- Đồng hành vì chất lượng cuộc sống người lao động

Nội dung và hình thức Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp

Chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam- Những kết quả nổi bật

Thông điệp truyền thông Tháng Vận động, triển khai BHXH toàn dân

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách BHYT theo Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư

3 cách thay thế thẻ BHYT giấy trong khám chữa bệnh

Nhiều lợi ích khi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM

Bộ Y tế chấn chỉnh việc không tiếp nhận thủ tục BHYT bằng CCCD gắn chip

Nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng ngành BHXH Việt Nam

Kết quả nổi bật thực hiện BHXH, BHYT Quý I/2024

Mục tiêu bảo đảm an toàn thông tin mạng

Hướng dẫn tra cứu thông tin thẻ BHYT

Ứng dụng CNTT trong công tác thanh tra, kiểm tra BHXH, BHYT

Mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2030

Chính sách BHXH đảm bảo an sinh cho lao động nữ

Mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2025

Nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành BHXH Việt Nam

BHXH Việt Nam: Triển khai 6 giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

BHXH Việt Nam sẵn sàng các nguồn lực thực hiện điều chỉnh và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức hưởng mới dự kiến từ 1/7/2024

Tăng lương hưu và trợ cấp BHXH: Đảm bảo công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách

NLĐ đừng tự đưa mình vào thế khó

NLĐ đừng tự đưa mình vào thế khó

Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính: Có “nới” thời gian tái khám?

Tăng 30% lương cơ sở từ ngày 1/7 là giải pháp trước mắt tốt nhất

Lời cảm ơn của Tạp chí BHXH

Quỹ BHYT chi trả 688 triệu đồng cho ca bệnh hiếm gặp

NLĐ đừng tự đưa mình vào thế khó

Người hưởng lương hưu phấn khởi trước thông tin hưởng mức lương mới dự kiến từ 1/7

Đảm bảo nguồn lực thực hiện tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2024

“Bất ngờ” Cù Lao Dung

Tiền công đức, tài trợ đóng góp tích cực cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Các thuốc có Iod thông dụng hiện nay

Đảm bảo “3 chiều” của BHYT toàn dân

Dự kiến 10 khoản trợ cấp BHXH tăng theo mức lương cơ sở mới từ 1/7/2024

Nguyễn Đức Hùng- Anh công nhân Điện lực trung thực “nhặt được của rơi, tìm người đánh mất”

Bình Dương: Hội thi Tuyên truyền viên BHXH, BHYT có sức lan tỏa mạnh mẽ

BHYT - cứu cánh cho những ca bệnh hiểm nghèo

Bóng đá châu Âu bước vào kỷ nguyên mới: Euro 2024 hay VCK U23 châu Âu?

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444