Hàn Quốc sẽ cần thêm lao động nước ngoài có chuyên môn cao
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Hàn Quốc sẽ cần thêm lao động nước ngoài có chuyên môn cao

Shared facebook
Thứ Ba, ngày 30/04/2024 18:12

Trong bối cảnh dân số đang già hóa nhanh, các nhà chức trách Hàn Quốc xác định nước này sẽ ngày càng cần thêm nhiều lao động nước ngoài có chuyên môn trong nhiều lĩnh vực.

Kim Young-Jung- Tổng Giám đốc Dịch vụ Thông tin việc làm Hàn Quốc (KEIS) - một tổ chức bán công trực thuộc Bộ Lao động chuyên cung cấp thông tin việc làm và hướng nghiệp cho biết, trong tương lai, nước này cần thêm nhiều kỹ sư, nhà khoa học, giáo viên, nhà quản lý, chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) đến từ nước ngoài. Do dân số già trong khi tỷ lệ sinh thấp, Hàn Quốc không có lựa chọn nào khác là chuyển sang sử dụng lao động nước ngoài cho những vị trí quan trọng.

Cho đến nay, do người trẻ Hàn Quốc không muốn làm những công việc chân tay nên nước này chủ yếu tuyển dụng lao động ngoại quốc làm những công việc phổ thông lương thấp. Tuy nhiên, trong tương lai điều đó sẽ thay đổi. Theo ông Kim Young-Jung, tình trạng thiếu hụt lao động ở nước này không chỉ giới hạn ở lao động phổ thông hoặc không chuyên mà cả ở những khu vực cần trình độ học vấn cao. Với xu hướng như vậy, Hàn Quốc phải chuẩn bị cho việc tiếp nhận người nhập cư.

Ông Kim từng là một chuyên gia cấp cao về hoạch định chính sách của Bộ Lao động Hàn Quốc. Ông nhận định, trong vài năm tới, xứ sở kim chi vẫn có thể dựa vào việc khai thác lực lượng lao động tiềm năng từ nhóm dân số không hoạt động kinh tế, bao gồm cả những người về hưu và cha mẹ nội trợ. Tuy nhiên, từ năm 2028 trở đi, dân số hoạt động kinh tế vốn ổn định trong nhiều năm sẽ bắt đầu sụt giảm, đẩy Hàn Quốc vào cảnh thiếu lao động chưa từng có. Tình trạng này sẽ khiến Hàn Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào lực lượng lao động nhập khẩu, đồng thời phải đẩy mạnh tận dụng nguồn lao động chưa tham gia hoạt động kinh tế trong nước.

Tổng giám đốc KEIS dự đoán sẽ có những thay đổi mạnh hơn nữa trong hệ thống dịch vụ thông tin việc làm, đặc biệt tập trung cho người lao động nhập cư. Hiện tại, số lượng lao động nhập cư còn ít so với số dân Hàn Quốc nên chưa có hệ thống dịch vụ việc làm riêng biệt được tối ưu hóa cho nhóm đối tượng này. Trong thời gian tới, KEIS sẽ tập trung kết hợp công nghệ mới vào dịch vụ việc làm.

Hàn Quốc không chỉ có nền công nghệ phát triển mà còn là cường quốc văn hóa sở hữu đủ loại nội dung như K-pop, K-drama và K-movie. Vì vậy, nước này cần nhiều nhân lực cho các lĩnh vực hết sức đa dạng. Đối với người nước ngoài, đây là cơ hội cho các lao động có chuyên môn cao đang tìm kiếm cơ hội làm việc chuyên nghiệp tại Hàn Quốc.

Hiện tại, KEIS tham gia hệ thống cấp phép lao động của chính phủ (EPS) cho phép các công ty Hàn Quốc không tìm được lao động trong nước được tuyển dụng lao động nước ngoài. KEIS vận hành 14 hệ thống thông tin việc làm, bao gồm cổng thông tin WorkNet, cũng như các hệ thống bảo hiểm việc làm và phát triển nguồn nhân lực (HRD-Net). Khi người Hàn Quốc muốn tìm việc, họ có thể truy cập WorkNet để kiểm tra các tin tuyển dụng và trên HRD-Net, người lao động có thể kiểm tra danh sách các lớp đào tạo nghề do chính phủ cung cấp để củng cố năng lực chuyên môn. KEIS cũng sử dụng dữ liệu việc làm và lao động để đóng góp khuyến nghị chính sách về xu hướng việc làm, nhu cầu thị trường lao động, dịch vụ việc làm, hướng nghiệp, đánh giá việc làm, chính sách đối với thanh niên và xây dựng chính sách việc làm.

Hoàng Dương



PortalCatRight

Hành trình tri ân tại các tỉnh miền núi phía Bắc của Đoàn công tác BHXH Việt Nam

Hiệu quả triển khai BH thất nghiệp

Khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo liên quan đến chính sách BHXH

Cần thêm cơ chế hỗ trợ người khuyết tật tham gia BHXH

15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW: Nhiều chuyển biến tích cực

Quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam

Thị trường lao động quý I/2024 và tác động đến phát triển BHXH, BHYT

Ngành BHXH Việt Nam: Phát huy tối đa nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ

BHXH một lần tại Dự án Luật BHXH (sửa đổi): Chọn phương án nào cũng cần giải pháp đảm bảo quyền lợi cho NLĐ

Thỏa nguyện an sinh

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban tháng 2 và triển khai nhiệm vụ tháng 3/2024

Ra mắt Thanh tra BHXH Việt Nam

Hội nghị trực tuyến toàn Ngành về công tác thu và phát triển người tham gia BHXH, BHYT năm 2024

Hội nghị đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam và BHXH Việt Nam giai đoạn 2022-2025

Ngành BHXH Việt Nam: Cụ thể hoá các kế hoạch, nhiệm vụ trong tâm năm 2024

Tiếp nối hành trình mang “Tết ấm” tới bệnh nhân nghèo- Xuân Giáp Thìn 2024

Lan toả hoạt động an sinh tại TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

VSS và CCIFV ký Biên bản trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và BHYT giai đoạn 2024-2026

BHXH huyện Thanh Trì (TP.Hà Nội): Vun đắp niềm tin, tăng cường tuyên truyền hạn chế rút BHXH một lần

BHYT giúp nhiều người an tâm khám chữa bệnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái: Năm 2023, ngành BHXH Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật

Tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn và chúc Tết người có công ở Sơn La

Toàn ngành BHXH Việt Nam tập trung tổng lực triển khai các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ năm 2023

Hàng chục cán bộ Bệnh viện Giao thông vận tải Yên Bái kêu cứu vì bị nợ lương và BHXH

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành tháng 12/2023

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh đã làm việc với BHXH 11 tỉnh, thành khu vực phía Nam

Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh có buổi làm việc với 12 BHXH tỉnh, thành phố phía Bắc

Nâng cao chất lượng truyền thông chính sách BHXH, BHYT trên các kênh sóng của VTV

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành tháng 11/2023

PortalCatRight

Chuyện an sinh ở Ấp Bắc

Phú Thọ: Tăng cường hiệu quả của tổ chức dịch vụ thu

Chị Ngô Ngọc Bích- Nữ cán bộ phường tận tụy

Triển khai mô hình xã có 100% người dân tham gia BHYT: Khi quyết tâm chính trị được công nghệ số “tiếp sức”

Chính sách BHXH: Điểm tựa cho lao động nữ

Bắt buộc bệnh nhân mạn tính khám định kỳ mỗi tháng là không cần thiết

“Cao thủ” dệt lưới an sinh ở Phú Thạnh

Mở rộng quyền lợi BHYT: Cần đánh giá rõ tác động tài chính

Những người phụ nữ lo an sinh

Ngành BHXH Việt Nam đã tạo nên đột phá, góp phần kiến tạo an sinh xã hội

Vượt qua áp lực càng yêu nghề

Không ngừng mở rộng quyền lợi người tham gia

Nâng tầm vươn xa

Tinh thần trách nhiệm- Một giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Như loài hoa Tớ dày

Xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, bền vững và hiệu quả

Càng gian khó, càng rõ tinh thần phục vụ

Vì an sinh đất nước vững bền

Hạnh phúc là người phục vụ

Đồng lòng kiến tạo an sinh

Kỳ vọng vào những quyết sách

NLĐ cần cân nhắc việc rút BHXH một lần

BHXH tự nguyện ngày càng khẳng định được vai trò của mình

Vun đắp quan hệ Việt Nam- Nhật Bản lên tầm cao mới

Thu hút DN FDI đầu tư phát triển bền vững và lâu dài

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài cuối)

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài 2)

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài 1)

Phát triển BHXH tự nguyện tại Bắc Giang: Đột phá mạnh mẽ từ một chỉ thị

Ấn tượng mô hình “1 sổ + 1 sổ” ở xã Tân Hải

PortalCatRight

Thông điệp truyền thông Tháng Vận động, triển khai BHXH toàn dân

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách BHYT theo Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư

3 cách thay thế thẻ BHYT giấy trong khám chữa bệnh

Nhiều lợi ích khi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM

Bộ Y tế chấn chỉnh việc không tiếp nhận thủ tục BHYT bằng CCCD gắn chip

Nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng ngành BHXH Việt Nam

Kết quả nổi bật thực hiện BHXH, BHYT Quý I/2024

Mục tiêu bảo đảm an toàn thông tin mạng

Hướng dẫn tra cứu thông tin thẻ BHYT

Ứng dụng CNTT trong công tác thanh tra, kiểm tra BHXH, BHYT

Mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2030

Chính sách BHXH đảm bảo an sinh cho lao động nữ

Mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2025

Nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành BHXH Việt Nam

BHXH Việt Nam: Triển khai 6 giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh

BHXH Việt Nam: Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024

29 năm xây dựng và phát triển ngành BHXH Việt Nam

Các kênh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp về BHXH, BHYT

Quỹ BHXH, BHYT được quản lý, sử dụng an toàn, bền vững và hiệu quả

Năm 2023, BHXH Việt Nam đã chi 124,3 nghìn tỷ đồng cho hơn 174,8 triệu lượt người KCB BHYT

Vai trò then chốt của cấp ủy, chính quyền địa phương với phát triển BHXH, BHYT

10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2023

Công tác truyền thông tiếp tục được BHXH Việt Nam triển khai đồng bộ “từ sớm, từ xa”

VssID là bước đột phá trong chuyển đổi số của BHXH Việt Nam

BHXH Việt Nam tiếp tục đi đầu trong triển khai Đề án 06

BHXH Việt Nam triển khai nhiều giải pháp ứng dụng CNTT, chuyển đổi số

Ngành BHXH Việt Nam giữ vững an sinh

BHXH Việt Nam đối mới công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế

Ngành BHXH Việt Nam - Những con số ấn tượng

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead
PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444