Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Shared facebook
Thứ Tư, ngày 05/06/2024 15:35

Tiếp tục Chương trình chất vấn và trả lời chất vấn, chiều 5/6/2024, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Đầu tư cho các thiết chế văn hóa

Tại phiên chất vấn, các ĐBQH đã tập trung hỏi về giải pháp đột phá nhằm thu hút đầu tư cho các thiết chế văn hóa cơ sở, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi; hiện tượng thương mại hóa làm mai một nét đẹp văn hóa của đồng bào DTTS vùng cao; giải pháp với hiện tượng lai căng, sao chép trong công trình văn hóa tại một số điểm du lịch...

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, ĐB Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) cho biết, hiện tượng thương mại hóa, lạm dụng trẻ em tại các phiên chợ vùng cao đã làm mai một và biến tướng nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề trên, đồng thời có chính sách và khuyến cáo gì để vừa bảo tồn, phát huy được nét đẹp vừa giúp văn hóa ĐB Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, văn hóa của mỗi đồng bào có phong tục, tập quán và nét đẹp riêng. Vấn đề mà ĐB nêu có thể là lợi dụng việc này, cố ý làm sai. Còn thực tế chợ tình đó không phải như vậy. Những ai lợi dụng nó để làm biến tướng thì cần phải xử lý. Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề xuất giải pháp là cần tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là người dân vùng đồng bào dân tộc đó là chủ thể văn hóa biết tôn trọng, phát huy và bảo tồn văn hóa của chính dân tộc mình từ phong tục, tập quán đến cách ứng xử. Đồng thời, cần có chế tài để xử lý nghiêm minh việc lợi dụng vấn đề này để đưa vào khuôn khổ. Như vậy mới hạn chế, khắc phục được tình trạng lợi dụng trẻ em như ĐB đề cập.

Trả lời ĐB Trần Thị Thanh Hương (An Giang) về giải pháp đột phá thu hút nguồn lực đầu tư du lịch vùng đồng bào DTTS, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, điều ĐB phản ánh rất đúng, các thiết chế được đầu tư, xây dựng ở đồng bào dân tộc không xây thì đang thiếu, nhưng xây thì sử dụng thế nào cho hiệu quả? Những bất cập này và đề xuất thời gian tới cần có giải pháp mang tính chất căn cơ. Đó là cần nhận thức những bất cập thuộc về thể chế. “Ví dụ, thiết chế văn hóa thuộc về tài sản công, Luật Quản lý tài sản công được thể hiện như thế nào, được khai thác ra sao thì cần được bàn rõ, liên kết cái gì để triển khai hoạt động? Vì vậy, cần phải tính toán”- Bộ trưởng nêu dẫn chứng.

Qua đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội rà soát lại để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để có điều kiện tổ chức thực hiện, nhất là phát huy đầu tư công của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Bởi vì thiết chế văn hóa là điều kiện cần và đủ để hình thành môi trường văn hóa. Nếu không có thiết chế văn hóa thì sẽ rất khó khăn. Do đó, thời gian tới các cấp ủy, chính quyền địa phương vận dụng linh hoạt, sáng tạo, tập trung các nguồn lực, ngoài nguồn lực Nhà nước thì huy động thêm các nguồn lực khác để xây dựng, trong đó có nguồn lực nhân dân đồng thuận, điều này trở thành tài sản của nhân dân. Có như vậy mới phát huy được tác dụng.

Nghiên cứu chính sách hỗ trợ vận động viên

ĐB Trần Quang Minh (Quảng Bình) đặt vấn đề đa số các vận động viên thường chung nỗi lo làm gì sau khi giã từ sự nghiệp thi đấu bởi thời gian thi đấu đỉnh cao thường ngắn. Sau khi giải nghệ, chỉ có số ít vận động viên được chuyển sang công tác huấn luyện. Chính vì nỗi lo tương lai hậu thi đấu, nhiều vận động viên đành từ bỏ đam mê thể thao. ĐB đề nghị Bộ trưởng nêu giải pháp đảm bảo tương lai cho vận động viên sau giải nghệ, đặc biệt là các vận động viên gặp chấn thương.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

Trả lời câu hỏi của ĐB, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến thể thao nên Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đã tập trung lãnh đạo công tác thể thao, sau đó Chính phủ đã có chiến lược, đề án thực hiện. Chính phủ đã ban hành 8 chính sách bao gồm 7 chính sách Trung ương và 1 chính sách ở địa phương để hỗ trợ vận động viên, ưu tiên giải quyết việc làm, tiền thưởng trong thi đấu. Các chính sách đã được triển khai và được áp dụng toàn quốc, qua đó góp phần động viên đội ngũ vận động viên đạt thành tích cao. “Tuy nhiên, đúng như ĐB chia sẻ, để giải pháp việc làm có tính chất căn cơ cho vận động viên sau thi đấu đỉnh cao còn nhiều khó khăn”- ông Hùng thừa nhận.

Theo Bộ trưởng, trình độ đào tạo và nghề nghiệp của nhiều vận động viên chưa được chuyển đổi sau khi hết thời gian hoặc nghề nghiệp đó cũng chưa hẳn thích hợp với nhiều vận động viên. Về lâu dài, không phải tất cả vận động viên đều được trở về để làm huấn luyện trong các đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước quản lý. Vì vậy, phải nhận thức tiếp tục đổi mới hơn cách tiếp cận, để giải quyết việc làm bằng nhiều cách khác nhau. “Chúng tôi đang đề xuất Chính phủ phối hợp với bộ ngành để tập trung đánh giá tổng thể tác động hệ thống chính sách vừa qua, từ đó đề xuất Chính phủ ban hành chính sách mới, sửa đổi theo hướng tạo thuận lợi cho vận động viên để tập trung, yên tâm thi đấu, sau đó được phát triển ngành nghề theo đúng sở trường của mình. Theo đó, phương án đề xuất bao gồm các chính sách về tiền lương, phụ cấp đặc thù, nhất là chính sách về nhà ở, đào tạo nghề sau quá trình thi đấu”- ông Hùng cho biết.

Liên quan đến những tiêu cực trong lĩnh vực thể thao như việc vận động viên tố huấn luyện viên “cắt phế” tiền thưởng của ĐB Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình), Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng thừa nhận đây là điều nhức nhối của ngành, dù chỉ là 2 sự việc cá biệt. Đó là vấn đề tiền ăn của đội tuyển bóng bàn khi tham gia tập huấn tại Trung tâm Thể thao Hà Nội được tổ chức tại khu Mỹ Đình và vấn đề tiền thưởng của đội thể dục dụng cụ. Khi phát hiện đã kiên quyết xử lý và làm nghiêm theo quy định, với tinh thần không có ngoại lệ. “Chúng tôi cũng thông tin, cung cấp cho cơ quan chức năng khác để xem xét, điều tra khi có dấu hiệu tội phạm”- ông Hùng khẳng định.

“Báo cáo thật” trước Quốc hội, tư lệnh ngành văn hóa thừa nhận “việc này chúng tôi biết hơi chậm, có thể nói là chậm nắm vấn đề và không biết”. Theo ông Hùng, khi thành lập quỹ với mục đích tốt đẹp để góp tiền thăm hỏi nhau khi ốm đau, cho việc cưới hỏi, ma chay; dù theo quy định là trái phép nhưng nếu quản lý chặt chẽ thì không có tiêu cực. Song thực tế, vì có tình trạng lạm dụng nên đã xuất hiện tiêu cực và Bộ Văn hóa đã cho rà soát tình trạng này. Để không còn tình trạng này, Bộ đã yêu cầu bổ sung quy định về quản lý đội tuyển, trong đó có từng điều khoản từ tập luyện đến công tác quản lý; tăng cường thanh kiểm tra để xử lý nghiêm (lâu nay chỉ kiểm tra chất lượng đào tạo chứ ít kiểm tra về chế độ chính sách); công khai, minh bạch ngay từ đầu, thông báo các em được bao nhiêu tiền ăn, tiền thưởng để các em biết và quản lý, nghiêm cấm lập quỹ dù có mục đích tốt đẹp.

V.Thu



PortalCatRight

Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ sở KCB BHYT và cơ quan BHXH

BHXH Việt Nam thực hiện nhiệm vụ 5 tháng đầu năm: Nhiều tín hiệu tích cực

Bắc Ninh: Đẩy mạnh các giải pháp tăng số người hưởng BHXH qua thẻ ATM

Quận Thanh Xuân: Đã có 85% người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản

Phát huy hiệu quả cơ chế hỗ trợ người dân tham gia BHYT

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Chính sách BHXH phát triển nhanh và có kết quả tốt

Nâng cao nhận thức của người dân về chính sách BHXH

Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Đưa chính sách BHXH đến gần với sinh viên

NLĐ nhận BHXH một lần: Cân nhắc để tránh rủi ro khi hết tuổi lao động

BHXH TP.Hà Nội: Vận động người dân hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Sẽ sớm giải quyết chính sách BHXH đối với chủ hộ kinh doanh cá thể

Ứng dụng CSDL quốc gia về dân cư để chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt

Tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT

BHXH các địa phương: Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng Vận động, triển khai BHXH toàn dân

BHXH Việt Nam giao ban tháng 5/2024: Triển khai mạnh các giải pháp phát triển BHXH, BHYT

Nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM: Người dân đồng tình hưởng ứng

Hành trình tri ân tại các tỉnh miền núi phía Bắc của Đoàn công tác BHXH Việt Nam

Hiệu quả triển khai BH thất nghiệp

Khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo liên quan đến chính sách BHXH

Cần thêm cơ chế hỗ trợ người khuyết tật tham gia BHXH

15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW: Nhiều chuyển biến tích cực

Quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam

Thị trường lao động quý I/2024 và tác động đến phát triển BHXH, BHYT

Ngành BHXH Việt Nam: Phát huy tối đa nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ

BHXH một lần tại Dự án Luật BHXH (sửa đổi): Chọn phương án nào cũng cần giải pháp đảm bảo quyền lợi cho NLĐ

Thỏa nguyện an sinh

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban tháng 2 và triển khai nhiệm vụ tháng 3/2024

Ra mắt Thanh tra BHXH Việt Nam

Hội nghị trực tuyến toàn Ngành về công tác thu và phát triển người tham gia BHXH, BHYT năm 2024

PortalCatRight

Đồng lòng phục vụ nhân dân

Chuyện hạnh phúc ở một doanh nghiệp

“Lưới an sinh” cho lao động phi chính thức: Cách hóa giải vướng mắc

Luật BHXH (sửa đổi): Hướng đến bảo vệ mọi người lao động

Chính sách BHXH, BHYT: Tiếng nói của cử tri công nhân lao động

Thực hiện chính sách BHXH tự nguyện ở Quảng Nam: Sức lan tỏa từ Nghị quyết 41

Phú Thọ- Hướng đến an sinh bền vững

Điện Biên- Viên ngọc sáng nơi cực Tây Tổ quốc

Chuyện an sinh ở Ấp Bắc

Phú Thọ: Tăng cường hiệu quả của tổ chức dịch vụ thu

Chị Ngô Ngọc Bích- Nữ cán bộ phường tận tụy

Triển khai mô hình xã có 100% người dân tham gia BHYT: Khi quyết tâm chính trị được công nghệ số “tiếp sức”

Chính sách BHXH: Điểm tựa cho lao động nữ

Bắt buộc bệnh nhân mạn tính khám định kỳ mỗi tháng là không cần thiết

“Cao thủ” dệt lưới an sinh ở Phú Thạnh

Mở rộng quyền lợi BHYT: Cần đánh giá rõ tác động tài chính

Những người phụ nữ lo an sinh

Ngành BHXH Việt Nam đã tạo nên đột phá, góp phần kiến tạo an sinh xã hội

Vượt qua áp lực càng yêu nghề

Không ngừng mở rộng quyền lợi người tham gia

Nâng tầm vươn xa

Tinh thần trách nhiệm- Một giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Như loài hoa Tớ dày

Xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, bền vững và hiệu quả

Càng gian khó, càng rõ tinh thần phục vụ

Vì an sinh đất nước vững bền

Hạnh phúc là người phục vụ

Đồng lòng kiến tạo an sinh

Kỳ vọng vào những quyết sách

NLĐ cần cân nhắc việc rút BHXH một lần

PortalCatRight

4 thay đổi quan trọng về BHYT có hiệu lực từ 1/7/2024

Người dân và doanh nghiệp thụ hưởng tiện ích từ Đề án 06

Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng

Người dân được thụ hưởng tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Quyền lợi khi tham gia BHXH

Chính sách BHXH, BHYT: Điểm tựa an sinh vững chắc

Chính sách BHXH- Đồng hành vì chất lượng cuộc sống người lao động

Nội dung và hình thức Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp

Chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam- Những kết quả nổi bật

Thông điệp truyền thông Tháng Vận động, triển khai BHXH toàn dân

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách BHYT theo Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư

3 cách thay thế thẻ BHYT giấy trong khám chữa bệnh

Nhiều lợi ích khi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM

Bộ Y tế chấn chỉnh việc không tiếp nhận thủ tục BHYT bằng CCCD gắn chip

Nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng ngành BHXH Việt Nam

Kết quả nổi bật thực hiện BHXH, BHYT Quý I/2024

Mục tiêu bảo đảm an toàn thông tin mạng

Hướng dẫn tra cứu thông tin thẻ BHYT

Ứng dụng CNTT trong công tác thanh tra, kiểm tra BHXH, BHYT

Mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2030

Chính sách BHXH đảm bảo an sinh cho lao động nữ

Mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2025

Nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành BHXH Việt Nam

BHXH Việt Nam: Triển khai 6 giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh

BHXH Việt Nam: Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024

29 năm xây dựng và phát triển ngành BHXH Việt Nam

Các kênh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp về BHXH, BHYT

Quỹ BHXH, BHYT được quản lý, sử dụng an toàn, bền vững và hiệu quả

Năm 2023, BHXH Việt Nam đã chi 124,3 nghìn tỷ đồng cho hơn 174,8 triệu lượt người KCB BHYT

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

“Lưới an sinh” cho lao động phi chính thức: Cách hóa giải vướng mắc

Giới thiệu sách Trạm Y tế xã

Chuyện hạnh phúc ở một doanh nghiệp

Chính phủ đề nghị Bộ Y tế tiếp thu, giải trình đầy đủ đề xuất thay khái niệm về giám định BHYT

Phát huy hiệu quả cơ chế hỗ trợ người dân tham gia BHYT

BHXH Việt Nam: Nhiều tín hiệu tích cực trong thực hiện nhiệm vụ 5 tháng đầu năm

BHXH Việt Nam thực hiện nhiệm vụ 5 tháng đầu năm: Nhiều tín hiệu tích cực

BHXH Việt Nam: Chủ động phát hiện "từ sớm, từ xa" vi phạm, kiểm soát hiệu quả chi phí KCB BHYT

Đồng lòng phục vụ nhân dân

Quận Thanh Xuân: Đã có 85% người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua tài khoản

Hoàn thiện Sổ tay nghiệp vụ chăm sóc khách hàng ngành BHXH Việt Nam

Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ sở KCB BHYT và cơ quan BHXH

Giới thiệu bộ tem “Truyện cổ tích Việt Nam: Cây tre trăm đốt”

Quận Hà Đông: 93,64% người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng đăng ký nhận chế độ qua tài khoản cá nhân

Châu Âu: Cải thiện chất lượng không khí giúp giảm mạnh tỷ lệ tử vong do bệnh tim

Đoàn công tác BHXH Việt Nam thăm và làm việc với Cơ quan BHXH Quốc gia Lào

Đề nghị làm rõ tình hình thu- chi, sử dụng 2% kinh phí Công đoàn

Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Vui khám phá di sản các nước tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật là vấn đề nhức nhối trong cộng đồng

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444