Thúc đẩy chuyển đổi kinh tế tuần hoàn để đạt mục tiêu phát triển bền vững
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Thúc đẩy chuyển đổi kinh tế tuần hoàn để đạt mục tiêu phát triển bền vững

Shared facebook
Thứ Năm, ngày 16/11/2023 14:18

Ngày 16/11, tại Hà Nội, Bộ TN-MT tổ chức Diễn đàn “Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023: Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn”. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.

Thời gian qua, vấn đề môi trường, khí hậu luôn được đặt ở vị trí ưu tiên cao nhất trong chương trình nghị sự và kế hoạch phát triển của đất nước, với mục tiêu bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng khẳng định: “Phát triển kinh tế xanh, ít chất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, carbon thấp, khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất”.

Theo Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân, các sáng kiến về kinh tế xanh, kinh tế biển xanh, kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn… là những nỗ lực của cộng đồng quốc tế để ứng phó với thách thức về cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng đe dọa đến sự phát triển bền vững. Trong đó, kinh tế tuần hoàn đang được cộng đồng quốc tế đánh giá là cách tiếp cận phù hợp, giúp nhân loại giải quyết được những thách thức đang đặt ra và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

“Kinh tế tuần hoàn có thể giữ cho dòng vật chất được sử dụng lâu nhất có thể, khôi phục và tái tạo các sản phẩm, vật liệu ở cuối mỗi vòng sản xuất hay tiêu dùng. Phát triển kinh tế tuần hoàn là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm sản xuất và tiêu dùng bền vững, góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường”- Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết.

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ rõ: Câu chuyện của kinh tế tuần hoàn cách đây 5 năm là một điều rất xa, chỉ nằm trên nghiên cứu, nhưng nay là giải pháp, là bước tiến trên chặng đường phát triển bền vững. "Chúng ta phải chuyển lý luận thành chính sách và khuôn khổ pháp lý, đặt ra mục tiêu cụ thể cho mỗi bên liên quan. Mọi chi phí, kết quả kinh tế phải được hạch toán, để thấy rằng tiếp cận kinh tế tuần hoàn mang lại lợi ích như thế nào"- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Cũng theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, chúng ta cần phải có một hành lang pháp lý cho việc hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn gắn với trách nhiệm của các thành phần trong nền kinh tế. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, DN là động lực trung tâm, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện. “Những chính sách cụ thể sẽ là bệ đỡ, bệ phóng cho các DN, khu công nghiệp thực hành kinh doanh tuần hoàn một cách hiệu quả nhất”- Phó Thủ tướng lưu ý.

Hiện, Bộ TN-MT đã xây dựng Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn và đang gửi lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng DN. Dự thảo đã xác định 5 quan điểm chính, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2025 và năm 2030 cho thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, để thúc đẩy tiến trình chuyển dịch mô hình kinh tế theo hướng bền vững, đưa chất thải thành tài nguyên, trung hòa carbon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Trên cơ sở đó, Dự thảo đề xuất áp dụng 16 chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện kinh tế tuần hoàn ở cấp độ quốc gia, phân theo 3 nhóm gồm: Nhóm chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên, vật liệu, tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo; nhóm chỉ tiêu về kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường; nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế-xã hội, đổi mới sáng tạo và bền vững.

Theo Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh, việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia sẽ cung cấp một chiến lược cụ thể trong giai đoạn ngắn hạn cũng như dài hạn, để chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững. Do đó, Diễn đàn là cơ hội để trao đổi và thảo luận cách tiếp cận phù hợp và cơ chế tài chính để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại các ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương, nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm môi trường.

Tại Diễn đàn, các đối tác trong nước và quốc tế đã cùng nhau thảo luận về Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn và lộ trình triển khai. Cụ thể, đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) chia sẻ tham luận về thúc đẩy các giải pháp kinh tế tuần hoàn để thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì mục tiêu phát triển bền vững. Các tổ chức như Ellen MacArthur Foundation và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cũng có các trao đổi, thảo luận về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Ngoài ra, Diễn đàn cũng dành thời gian thảo luận chuyên sâu thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các ngành, lĩnh vực. Đồng thời, các mô hình kinh tế tuần hoàn được triển khai trong thực tiễn thông qua cách tiếp cận môi trường- xã hội- quản trị (ESG) sẽ được Tập đoàn SCG giới thiệu. Đây là những điển hình minh chứng tính hiệu quả trong giải quyết các thách thức toàn cầu mà Việt Nam đang phải đối mặt.

Là một trong những tổ chức tiên phong trong sáng kiến xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa thông qua mô hình hợp tác công tư (PPC) tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bích Vân- Chủ tịch Unilever Việt Nam cho biết: "Sáng kiến nhằm quản lý vòng đời sản phẩm và mong muốn nâng cao nguồn cung nguyên liệu bền vững, nâng cao nhận thức của cộng đồng và thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trên quy mô của toàn quốc".

Theo đó, sáng kiến này được khởi nguồn từ việc Unilever cùng các đối tác quan sát thấy, hằng năm Việt Nam tiêu thụ 3 triệu tấn nhựa, nhưng mới thu gom và tái chế 33% lượng nhựa này. "Xét về mặt kinh tế, chúng ta đang mất gần 70% giá trị của vật liệu nhựa, tương đương với gần 3 tỷ USD/năm; đồng thời thải ra môi trường rác thải nhựa và gây ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng"- bà Vân chỉ rõ. Do đó, theo bà Vân, để giải quyết vấn đề này, Việt Nam phải "bẻ hướng" dòng chảy của nhựa theo hướng tuần hoàn và quay lại để phục vụ đời sống con người thay vì bị thải bỏ.

Phát biểu bên lề Diễn đàn, bà Ramla Khalidi- Đại diện thường trú UNDP cũng nhấn mạnh: "Việc xây dựng một thế giới bền vững, bao trùm và thịnh vượng vào năm 2030 không chỉ là cần thiết, mà còn khả thi. Thông qua thúc đẩy chuyển dịch sang một nền kinh tế carbon thấp và kinh tế tuần hoàn, Việt Nam có thể dẫn dắt cũng như định hướng con đường phát triển, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về phát triển kinh tế tuần hoàn...".

Cũng trong ngày, Diễn đàn tiếp tục với 3 phiên chuyên đề: Lộ trình triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về thực hiện kinh tế tuần hoàn; phương pháp tiếp cận ESG để thực hiện kinh tế tuần hoàn trong DN; cơ chế tài chính cho kinh tế tuần hoàn.

Thái An



PortalCatRight

Nâng cao chất lượng truyền thông chính sách BHXH, BHYT trên các kênh sóng của VTV

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành tháng 11/2023

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Bước thay đổi căn bản, có tính chất cách mạng về chính sách BHXH

Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội về Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho bà con đồng bào Cadong

BHXH Việt Nam đối thoại với các doanh nghiệp FDI Nhật Bản khu vực phía Bắc năm 2023

BHXH Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp FDI Nhật Bản

BHXH tỉnh Cà Mau tập cần trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm

Nỗ lực đảm bảo an sinh cho người dân Thủ đô

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam làm việc tại BHXH tỉnh Phú Thọ

Nhận diện và đưa ra kịch bản điều hành phù hợp với thực tế

Không gian xanh an sinh: Mang chính sách BHXH, BHYT đến với người dân

BHXH Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo Sửa đổi, bổ sung Luật BHXH

Bắc Ninh trở thành “điểm sáng” trong hỗ trợ người dân tham gia BHXH, BHYT

Hà Nội: Nhiều "điểm sáng" trong phát triển BHYT HSSV

Toàn ngành BHXH Việt Nam đảm bảo tốt quyền lợi BHXH, BHYT cho người tham gia

Tiềm năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Tạo động lực mới phát triển BHXH tự nguyện

Xây dựng Dự án Luật BHXH (sửa đổi) đã cầu thị, đồng thuận, thống nhất cao

Tiếp tục nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tổ chức cán bộ

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH: Hơn 3,3 triệu người hưởng theo mức mới

Quyết liệt thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong những tháng cuối năm 2023

Ban chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh Hà Nam triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Quỹ BHYT chi trả tiền tỷ cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

Hà Nam vào cuộc xác minh hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT do báo chí phản ánh

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh kiểm tra công tác phục vụ người dân, thực hiện chức năng tra cứu thông tin đóng BHXH tự nguyện, BHYT

Tăng cường kiểm tra, giám sát, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu

Nâng cao chất lượng giám định để đảm bảo quỹ BHYT sử dụng hiệu quả

Chung tay bảo vệ quyền lợi người lao động

Dấu ấn tuổi trẻ BHXH Việt Nam với Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2023

PortalCatRight

BHXH tự nguyện ngày càng khẳng định được vai trò của mình

Vun đắp quan hệ Việt Nam- Nhật Bản lên tầm cao mới

Thu hút DN FDI đầu tư phát triển bền vững và lâu dài

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài cuối)

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài 2)

Cả hệ thống chính trị vào cuộc- Vì sự bền vững trụ cột an sinh (Bài 1)

Phát triển BHXH tự nguyện tại Bắc Giang: Đột phá mạnh mẽ từ một chỉ thị

Ấn tượng mô hình “1 sổ + 1 sổ” ở xã Tân Hải

Thực hiện Đề án 06 và dấu ấn ngành BHXH Việt Nam

Đột phá trong thực hiện Đề án 06, nâng tầm phục vụ người dân và DN

Sửa đổi Luật BHXH nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NLĐ

Phát huy vai trò cấp ủy, chính quyền địa phương

Độc đáo không gian an sinh giữa lòng Thủ đô

Chính sách BHYT HSSV: Góp phần giáo dục toàn diện

BHYT giúp viết tiếp ước mơ đến trường

Hiệu ứng từ phong trào “thi đua nước rút” ở Kiên Giang

Bộ GD-ĐT và BHXH Việt Nam: Tăng cường phối hợp phát triển BHYT HSSV

BHYT HSSV góp phần thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân

BHYT toàn dân góp phần giữ vững an sinh

Bệnh nhân cần BHYT như “cây cần nhựa sống”

Kỳ vọng từ những “cánh tay nối dài”

“Ngôi nhà tiết kiệm” phát triển mạnh

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nga: Luôn tận tâm với sự nghiệp trồng người

Điều diệu kỳ từ tấm thẻ BHYT

Có lương hưu, cuộc sống an nhiên

Lắng nghe ý kiến, việc gì tốt cho người dân thì phải làm

“Bộ tứ” ở Đồng Tháp: Mô hình hay cần nhân rộng

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

PortalCatRight

Nghị định 75/2023/NĐ-CP: Tăng quyền lợi thụ hưởng chính sách BHYT

Mô hình truyền thông phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Bổ sung 5 nhóm lao động tham gia BHXH bắt buộc

Nâng cấp, hoàn thiện các tiện ích của ứng dụng VssID-BHXH số

Hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT

Bổ sung thêm đối tượng được hưởng BHYT 100% và 95%

11 nội dung lớn trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Hợp tác an sinh xã hội Việt Nam- Nhật Bản: Đồng hành và phát triển

Đảm bảo quyền lợi về thuốc BHYT

Điểm sáng BHYT HSSV

Cải cách thủ tục hành chính: Nỗ lực vì Nhân dân

Ngành BHXH Việt Nam: Chuyển đổi số toàn diện

Ngành BHXH Việt Nam: Dấu ấn triển khai Đề án 06-CP

Dấu ấn nổi bật trong thực hiện BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2022

Liên thông đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi

Hướng dẫn đóng, nộp BHXH tự nguyện trực tuyến

Chế độ hưu trí cho NLĐ

Cách lấy lại mật khẩu VssID

Thúc đẩy chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

Trách nhiệm thực hiện BHXH, BHYT của công chức Văn hóa-Xã hội cấp xã

Hiệu quả triển khai chính sách BH thất nghiệp

Xây dựng ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới Chính phủ số

Phát triển BHYT hộ gia đình giai đoạn 2015-2022

Bước đột phá phát triển BHXH tự nguyện giai đoạn 2016-2022

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Tra cứu thông tin đóng BHXH, BHYT trực tuyến

Dấu ấn thực hiện Luật BHYT

BHXH Việt Nam tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến

Lợi ích từ ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc trong BHXH, BHYT

Chuyển đổi số ngành BHXH Việt Nam: Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

BHXH Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2023 - 2026

Rà soát, hoàn thiện chính sách tiền lương, BHXH, BH thất nghiệp

Đoàn công tác BHXH Việt Nam trao đổi, nghiên cứu kinh nghiệm tại Pháp và Bồ Đào Nha

Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương

Hải Dương: Giám sát để nâng cao chất lượng KCB BHYT từ tuyến y tế cơ sở

Nghị định 75/2023/NĐ-CP: Tăng quyền lợi thụ hưởng chính sách BHYT

Đôn đốc đơn vị SDLĐ đảm bảo chế độ BHXH cho công nhân mắc bụi phổi silic

Podcast tổng hợp tuần 2 tháng 11/2023

Nâng cao chất lượng truyền thông chính sách BHXH, BHYT trên các kênh sóng của VTV

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia

Tập trung triển khai hiệu quả Nghị định 75/2023/NĐ-CP, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT

Bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Tuấn giữ chức Hiệu trưởng Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH

Cảnh báo giả mạo số Tổng đài tư vấn và chăm sóc khách hàng của cơ quan BHXH

BHXH tỉnh Hà Nam ký Quy chế phối hợp với Tỉnh đoàn và LĐLĐ tỉnh

Sớm nâng mức chuẩn trợ cấp, hưu trí xã hội và bao phủ BHYT cho người cao tuổi

Đẩy mạnh tuyên truyền cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ông Nguyễn Văn Sỹ được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng

Tuyển Việt Nam sang Philippines: Cuộc vui bắt đầu

Tìm hiểu về bệnh nam khoa thường gặp và dự phòng vô sinh ở nam giới

Bắc Ninh: Xem xét tạm dừng hoặc chấm dứt hợp đồng với cơ sở có hành vi gian lận BHYT

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444