Anh Birol, một hướng dẫn viên du lịch ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), coi trà đen là một phần không thể thiếu trong thói quen hàng ngày của mình. Thực ra, ở Thổ Nhĩ Kỳ, việc mỗi người, mỗi gia đình ngày nào cũng pha trà bằng ấm trà đặc biệt có tên "çaydanlık" là truyền thống lâu đời.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, trà có lịch sử phong phú kéo dài hơn 2 thế kỷ và trở thành một phần quan trọng của văn hóa địa phương, ăn sâu vào cuộc sống hàng ngày. Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một trong những quốc gia tiêu thụ trà đầu thế giới. Trà là thức uống không thể thiếu đối với người dân nơi đây, từ bữa sáng đến bữa tối và là thức uống truyền thống dùng để thiết đãi khách khứa trong các cuộc hội họp hay tiệc tùng. Tầm quan trọng của trà đối với Thổ Nhĩ Kỳ càng được nâng cao hơn nữa thông qua việc quốc gia này tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI); từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại và giao lưu văn hóa dọc theo Con đường Tơ lụa.
Phục dựng cảnh vận chuyện trà bằng những đoàn ngựa thồ trên các tuyến đường Trà Mã Cổ Đạo xưa
Kể từ khi Trung Quốc đề xuất Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) vào năm 2013, thương mại và đầu tư của các quốc gia thông qua Sáng kiến có sự tăng trưởng ổn định. Tính đến năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu nhập khẩu giữa Trung Quốc và các quốc gia BRI khác đạt 19,1 tỷ lệ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 6,4%. Riêng Trung Quốc, năm 2022 đã xuất khẩu 375.300 tấn trà, tăng trưởng 1,59% so với năm trước; trong đó, xuất khẩu trà xanh là 313.900 tấn, chiếm 83,6% tổng lượng trà xuất khẩu của cả nước và trà đen là 8,9%. Các quốc gia tham gia BRI khác cũng ghi nhận kết quả khả quan. Ví dụ, Kenya sản xuất hơn 450 triệu kg trà/năm; xuất khẩu trà chiếm khoảng 23% tổng thu nhập ngoại hối của quốc gia này và mang lại sinh kế cho 5 triệu người.
Một tuyến đường Trà Mã Cổ Đạo ngày nay
Trong suốt chiều dài lịch sử, trà và văn hóa trà Trung Quốc đã gắn liền với Con đường Tơ lụa. Gọi là “con đường” song đây là một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng đã từ hàng nghìn năm trước, nối châu Á với châu Âu, kết liền phương Đông và phương Tây). Bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh, Trường An (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận toàn châu Âu, Con đường Tơ lụa có chiều dài khoảng 4.000 dặm, tương đương 6.437 km. Bên cạnh đó, còn có một số tuyến đường Trà Mã Cổ Đạo- con đường người xưa sử dụng để trao đổi trà và ngựa, hay để vận chuyển buôn bán trà bằng những đoàn ngựa thồ. Chẳng hạn, tuyến đường bắt đầu ở tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam nằm ở phía Tây Nam Trung Quốc, leo dọc theo sườn phía Đông của dãy núi Hoành Đoạn- một trong những “cái nôi” của trà; kéo dài đến phía nam dãy Himalaya, Ấn Độ. Hay tuyến đường bắt nguồn từ dãy núi Vũ Di nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), kéo dài khoảng 13.000 km, xuyên suốt Trung Quốc đến Châu Âu, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá trà Trung Quốc sang các quốc gia khác.
Trà và văn hóa trà có lịch sử lâu đời ở nhiều quốc gia trên thế giới
Ngày nay, gắn chặt với tuyến đường phía Bắc của vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa (Trung Quốc) và là một phần quan trọng của BRI, các tuyến đường Trà Mã Cổ Đạo giúp thúc đẩy sự đa dạng về kinh tế, khuyến khích trao đổi đa chiều về giao thương, ổn định đời sống người dân ở miền Bắc- Nam Trung Quốc, Nga và châu Âu. Đồng thời, trong quá trình trồng trọt, chế biến, buôn bán, tiêu thụ trà, người dân từ nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau dọc theo các tuyến đường đã cùng nhau xây dựng, phát huy nền văn hóa đa dạng và phong phú.
Tùng Anh (Theo CGTN)