Nhà văn Văn Lê: Khúc ca Long thành còn vang mãi
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Nhà văn Văn Lê: Khúc ca Long thành còn vang mãi

Shared facebook
Thứ Ba, ngày 13/10/2020 18:20

Cách đây 10 năm, nhà văn Văn Lê ghi dấu ấn với kịch bản “Long thành cầm giả ca” đoạt giải nhất trong cuộc thi viết về 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Kịch bản sau đó được dựng thành phim cùng tên gây được tiếng vang, là một trong những bộ phim lịch sử mang đến nhiều cảm xúc cho người xem. Năm 2020 này, Văn Lê lại một lần nữa làm “dậy sóng” văn đàn với tiểu thuyết “Cống nhân”. Đáng tiếc, đây lại là tiểu thuyết cuối cùng của ông. Con người tài hoa ấy đã ra đi, chỉ còn những khúc ca vẫn còn vọng mãi trong trái tim độc giả, những ngưởi yêu mến ông!

Người nghệ sĩ đa tài

Nhà văn Văn Lê tên thật là Lê Chí Thuỵ, sinh ngày 2/3/1949, quê ở Gia Thanh, Gia Viễn, Ninh Bình. Ông sớm đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, nhập ngũ năm 1966, vào chiến trường B2 năm 1967. Cuộc sống chiến đấu đã cho ông những kinh nghiệm quý báu, những chất liệu dồi dào, đa dạng cho các tác phẩm nghệ thuật sau này. Năm 1974, ông về Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. Sau 1975, ông công tác ở tuần báo Văn nghệ Giải phóng, tuần báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1977, ông tái ngũ chiến đấu ở Mặt trận 479, Campuchia, đến năm 1982 về công tác tại Hãng phim Giải Phóng cho tới năm 2010 nghỉ hưu.

Văn Lê là con người đa tài, xuất thân nhà thơ, rồi chuyển sang viết văn, viết kịch bản và đạo diễn phim. Ở lĩnh vực nào, ông cũng đạt nhiều thành tựu. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông xuất bản 3 tập thơ, 2 trường ca, 5 tập truyện và 12 tiểu thuyết. Đây là gia tài đồ sộ mà không phải cây bút nào cũng có được. Nhắc đến Văn Lê, độc giả không thể không nhắc đến các tác phẩm tiêu biểu như “Một miền đất, những con người” (tập thơ, 1976); “Bão đen” (truyện, 1980); “Đồng dao thời chiến tranh” (tiểu thuyết, 1999); “Phải lòng” (tập thơ, 1994); “Vé trở về” (tập thơ, 2013); “Thần thuyết của người chim” (tiểu thuyết, 2014); “Phượng hoàng” (tiểu thuyết, 2014)...

Tài năng của ông không chỉ được ghi dấu bằng những tác phẩm với những giải thưởng mà còn bằng sự yêu mến, trân quý những cống hiến cho nghệ thuật. Trong lĩnh vực văn học, Văn Lê từng nhận nhiều giải thưởng như: Giải A cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam (1975-1976); giải B thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1984; giải A thơ về đề tài Chiến tranh Cách mạng, Hội Nhà văn Việt Nam 1994, với tập thơ Phải lòng. Ông còn được tặng thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1994 với tiểu thuyết “Nếu anh còn được sống”. Tập trường ca “Những cánh đồng dưới lửa” nhận Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1999; Giải thưởng Văn học Quốc tế Mekong 2006.

Tiểu thuyết “Mùa Hè giá buốt” được trao giải B (không có giải A) về văn học chiến tranh của Bộ Quốc phòng (2004-2009). Ông cũng giành giải nhất Giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCM 5 năm lần thứ I (2006-2011). Tiểu thuyết “Phượng hoàng” của ông nhận giải A về văn học chiến tranh của Bộ Quốc phòng 5 năm (2009-2014) và giải nhì Giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCM 5 năm lần thứ II (2012-2017).

Không chỉ trong văn chương, ở lĩnh vực điện ảnh, ông cũng gặt hái không ít thành công. Tiêu biểu phải kể đến như kịch bản cho phim tài liệu “Đám mây không dừng lại” đoạt Cánh Diều Vàng 2008, kịch bản phim “Long thành cầm giả ca” đoạt Cánh Diều Vàng 2012. “Long thành cầm giả ca” cũng là bộ phim tiêu biểu dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, một bộ phim mà chất hào hoa của người quân tử thành Thăng Long được khắc họa đậm nét cũng như đặc sắc của văn hóa đất Kinh kỳ xưa với lối hát ả đào… Ngoài giải thưởng về kịch bản phim, Văn Lê còn có giải thưởng đạo diễn xuất sắc, một giải Bông sen vàng, 5 Bông sen bạc, một giải Galaxy của truyền hình Nhật Bản…

Tiểu thuyết cuối cùng

Tháng 6/2020, cuốn tiểu thuyết lịch sử “Cống nhân” của nhà văn Văn Lê ra mắt độc giả, do NXB Văn hóa- Văn nghệ TP.HCM phát hành. Đây là cuốn tiểu thuyết mà Văn Lê đã cầm bút với nhiệt tâm sôi nổi, lấy cảm hứng từ lịch sử đời Trần, giai đoạn nhà Trần suy vi đang đứng trước nguy cơ rơi vào tay Hồ Quý Ly. Thế nhưng, đáng tiếc, đây cũng là cuốn sách cuối cùng của Văn Lê khi ông đột ngột ra đi trong ngày đầu tháng 9 này, để lại niềm tiếc thương cho người thân, bạn bè và những người yêu mến tài năng của ông.

Ngooài “Cống nhân”, trước đó, nhà văn Văn Lê cũng giới thiệu tới công chúng một tiểu thuyết khác mang tên “Phượng hoàng”. Tác phẩm này vừa được trao giải thưởng Văn học Nghệ thuật TP.HCM lần 2 (5 năm một lần) năm 2019. Đây là tác phẩm về đề tài chiến tranh, được Văn Lê ấp ủ nhiều năm hậu chiến mới chấp bút.

Với tác phẩm cuối cùng “Cống nhân”, tiểu thuyết là câu chuyện về lịch sử mang nhiều ý nghĩa mà Văn Lê đã dành không ít tâm sức. “Cống nhân” viết về số phận đầy sóng gió của 2 cha con Hoàng giáp Đại sư Tuệ Quang, một vị thiền sư, một lương y tài năng. Người vợ yêu quý của ngài mất sớm, ngài xuất gia. Sau lần bất ngờ gặp lại người vợ đã mất- đã trở thành một mỹ nhân ngư- ít lâu sau, một bé gái được gửi đến chùa cho Tuệ Quang. Tin chắc đó là con gái ngài với người vợ đã mất, ngài đặt tên Duyên cho cô bé. Khi Duyên đã lớn thành một thiếu nữ xinh đẹp, cha con Tuệ Quang cùng nhiều người dân khác bị cống nạp cho người Bắc phương.

Trong một lần được trở về cố hương, đi ngang qua Chiết Giang, nhìn thấy bà con nơi đây bị bệnh đậu mùa, ông quyết định ở lại chữa trị. Cuối cùng, ông kiệt sức và qua đời, không kịp trở lại quê nhà. Trước lúc lâm chung, ông nói với xã trưởng: “Nếu có ai ở An Nam sang thì cho tôi về theo với”.

Khi con gái Thị Duyên biết chuyện, cô lại không muốn đưa xác cha về. Cô nói: “Cứ để nguyên hài cốt ông nằm đó cho người muôn đời sau nhìn thấy mà chiêm nghiệm. Người Đại Việt hậu thế đi qua đây sẽ tìm thấy trên tấm bia lời nhắn gửi của Đại sư về thân phận của người dân bị mất nước, bị lệ thuộc. Qua tấm bia, người Hoa Hạ cũng hiểu được sức mạnh tiềm ẩn và tình yêu quê hương cháy bỏng đến tận cùng của người Đại Việt”.

Nhà văn Văn Lê từng chia sẻ: “Tôi muốn gửi gắm tinh thần cao thượng của một lương y đã bay trên tất cả sự thù hằn, tinh thần kiên cường bất khuất của người Đại Việt xưa. Dù đất nước có lúc hưng thịnh, lúc suy lâm vào hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo nhưng luôn mang trong tim mình tinh thần của một người con nước Việt”.

Thông điệp này đã được nhà văn Văn Lê gửi gắm trong “Cống nhân”. Những tìm tòi cứ liệu lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán đời Trần một cách cặn kẽ, cộng với những kinh nghiệm phong phú, những hiểu biết về Đông dược của tác giả đã giúp cho tác phẩm thực sự chân thực, sống động. Nhà văn cũng rất chú trọng tìm hiểu để có thể sử dụng ngôn ngữ phù hợp thời đại trong tác phẩm. Các nhà nghiên cứu đánh giá, “Cống nhân” xứng đáng là một tác phẩm để đời của Văn Lê, nhiều tiềm năng vươn xa, trở thành một khúc sử ca Việt như tiếng ngân vang của “Long thành cầm giả ca”. Văn Lê dù đã trở về với thiên thu thì tác phẩm của ông vẫn ở lại, trong trái tim mỗi người.

Hương Xuân



PortalCatRight

Đoàn công tác BHXH Việt Nam làm việc với BHXH 5 tỉnh, thành phía Nam

Ngành BHXH Việt Nam: Nhận diện khó khăn, thách thức, kiên định với mục tiêu kế hoạch năm 2023

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Bảo đảm và nâng cao quyền lợi BHXH, kiên quyết xử lý chậm đóng, trốn đóng BHXH

Hoàn thiện chính sách BHXH, đảm bảo quyền lợi người tham gia và hướng tới BHXH toàn dân

BHXH Việt Nam giao ban tháng 6/2023: Kiên định với mục tiêu năm 2023

Quốc hội thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế-xã hội

Đoàn Thanh niên Cơ quan BHXH Việt Nam: Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ

Việt Nam- Lào: Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực an sinh xã hội

Ngành BHXH Việt Nam: Nắm chắc, bám sát thực tiễn để có phản ứng kịp thời

Đối thoại chính sách BHXH, BHYT cho CNLĐ trong các KCN

Việc thành lập cơ quan thanh tra ở BHXH Việt Nam là cần thiết

Khảo sát, đánh giá về tình hình triển khai 2 nhóm TTHC liên thông điện tử

Vận dụng kinh nghiệm quốc tế mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện

Tỉnh Quảng Ninh thu hút lao động tự do tham gia BHXH nhờ chính sách hỗ trợ

Linh hoạt các giải pháp phát triển BHXH, BHYT

Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng “Nền tảng số, dữ liệu số để thúc đẩy DVC trên môi trường số"

Sơn La giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT năm 2023

Hội Báo toàn quốc 2023: Đoàn kết- Chuyên nghiệp- Văn hóa- Sáng tạo

“Đi trước, đón đầu” trong thực hiện nhiệm vụ

Bộ Y tế và BHXH Việt Nam: Mục tiêu chung là đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT

Triển khai đồng bộ các giải pháp, thực hiện tốt công tác thu và phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Hướng dẫn đăng ký tham gia BHXH tự nguyện trực tuyến trên Cổng DVC Quốc gia

Hướng dẫn đăng ký tham gia BHXH tự nguyện trực tuyến trên Cổng DVC BHXH Việt Nam

Khẩn trương, nghiêm túc triển khai toàn diện các mặt công tác

Quy chế phối hợp giữa BHXH Việt Nam và Trung ương Đoàn góp phần đẩy nhanh mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân

Ngành BHXH Việt Nam: Tiếp tục lan toả thông điệp nhân văn

Ngành BHXH Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2023: Sẵn sàng "vượt sóng"

BHXH Việt Nam nỗ lực- đoàn kết- sáng tạo hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022

Những nỗ lực được ghi nhận

Tiếp tục lan tỏa chương trình “Tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn”

PortalCatRight

Điều diệu kỳ từ tấm thẻ BHYT

Có lương hưu, cuộc sống an nhiên

Lắng nghe ý kiến, việc gì tốt cho người dân thì phải làm

“Bộ tứ” ở Đồng Tháp: Mô hình hay cần nhân rộng

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động giám định BHYT

Những sáng kiến đem BHXH, BHYT đến cho phụ nữ nghèo

Nỗi lo người cao tuổi “2 không”

Vai trò và thực trạng của chế độ trợ cấp thai sản ở Việt Nam

Những điểm mới trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Càng rõ ý nghĩa, càng yêu nghề…

Thực hiện chính sách BHXH, BHYT: Thay đổi từ nhận thức

Duyên nghề

Chuyện ở Cần Giờ

“Tăng lượng, đổi chất” tổ chức dịch vụ thu

Niềm vui của người “ngoại đạo”

Phát triển thị trường lao động: Cần linh hoạt và bền vững

Chuyện “đảng viên đi trước”

“Đoàn kết là điểm mẹ...”

Khi BHXH, BHYT được nghệ thuật hóa

"Trái ngọt" đầu mùa

Sắc xuân ở Linh Thông

Tủa Chùa- một tình yêu

BHXH TP. Hà Nội: Tự tin bước vào năm mới

Thêm những điểm tựa

Đến với dân, dân thương, dân quý

Xuân ở Tràng An

“Xây” thành công từ những “viên gạch nhỏ”

PortalCatRight

Tham gia BHYT để được chia sẻ gánh nặng khi ốm đau, bệnh tật

Mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 1/7/2023

Ngành BHXH Việt Nam- Kết quả nổi bật trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ

BHYT hộ gia đình- Những điều cần biết

Quyền lợi BHXH của người dân luôn được đảm bảo

Hướng dẫn thay thế thẻ BHYT giấy trong KCB

Chính sách BHYT phát huy giá trị thiết thực

Nỗ lực thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Đẩy mạnh cải cách TTHC, chuyển đổi số Ngành BHXH Việt Nam

Thi đua đăng ký, cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID năm 2023

Hướng dẫn đóng, nộp BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình

Vai trò quan trọng của quỹ BH TNLĐ-BNN

Giá trị của lương hưu BHXH với người cao tuổi

Vai trò quan trọng của CSDL quốc gia về bảo hiểm

Tăng các mức hưởng BHXH, BHYT từ ngày 1/7/2023

Lợi ích thiết thực khi tham gia BHXH tự nguyện

Thúc đẩy các DVC trực tuyến lĩnh vực BHXH, BHYT

Đồng hành cùng BHXH vì một cuộc sống chất lượng hơn

Chủ động kiểm soát chi phí KCB BHYT

Hiệu quả thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT

NLĐ thiệt thòi khi nhận BHXH một lần

Hướng dẫn cấp lại thẻ BHYT qua ứng dụng VssID-BHXH số

Nâng cao hiệu quả truyền thông BHXH, BHYT

Kết quả chủ yếu thực hiện BHXH, BHYT quý I/2023

BHXH Việt Nam: 28 năm xây dựng và phát triển

BH thất nghiệp: "Bệ đỡ" của người lao động

Dấu ấn công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Tết ấm an sinh

Ngành BHXH Việt Nam triển khai Đề án 06: Kết quả nổi bật

190 DN đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện BHXH, BHYT được tôn vinh

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

Điều diệu kỳ từ tấm thẻ BHYT

Gỡ khó cho BHXH 5 tỉnh, thành trọng điểm phía Nam

Điều tra, khởi tố các hành vi trốn đóng BHXH, BH thất nghiệp

BHXH các tỉnh, thành phía Nam chia sẻ kinh nghiệm dệt lưới an sinh

Ngành BHXH Việt Nam sẽ kiên định, quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra

Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp đầu tư quỹ BHXH an toàn, bền vững và hiệu quả

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Đoàn công tác BHXH Việt Nam làm việc với BHXH 5 tỉnh, thành phía Nam

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Huyện Triệu Phong (Quảng Trị): Các Gian hàng an sinh xã hội thu hút nhiều người dân tham gia

Cần sửa đổi toàn diện Luật BHYT để tháo gỡ vướng mắc

Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ (BHXH Việt Nam) tổ chức sinh hoạt chuyên đề quý II/2023

Hơn 97% cơ sở KCB BHYT đã hỗ trợ người dân KCB BHYT bằng CCCD gắn chip

Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội): Chú trọng xây dựng các mô hình, giải pháp thực hiện chỉ tiêu BHXH, BHYT

Agribank lần thứ 6 liên tiếp giảm lãi suất cho vay

Linh hoạt, sáng tạo tuyên truyền về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

Để chính sách BHYT ngày càng hiệu quả, bền vững

Hướng dẫn mới về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm Covid-19

Xuất hiện nhiều ca sốt xuất huyết nguy hiểm ngay từ đầu mùa dịch

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444