Cuộc khảo sát của Công ty Tuyển dụng Headhunter được tiến hành trong bối cảnh thị trường lao động Nga đang có nhiều biến động.
Tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục trong 3 quý đầu năm 2023 là bằng chứng cho thấy kinh tế của Nga chưa thực sự khởi sắc; các DN, công ty vẫn phải thu hẹp hoạt động và nhu tuyển dụng không tăng.
Người đi bộ đi ngang qua một bảng điện tử hiển thị tỷ giá hối đoái của USD, Euro so với đồng Rúp Nga ở Moscow (Nga)
Theo thông tin của Ngân hàng Trung ương Nga (RCB), trong quý đầu năm 2023, các DN Nga ghi nhận tình trạng thiếu lao động nhiều nhất kể từ khi dữ liệu này bắt đầu được thu thập vào năm 1998. Số liệu ghi nhận hồi cuối năm 2022 cho thấy, số lượng NLĐ dưới 35 tuổi ở Nga đã giảm 1,3 triệu người, xuống mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1990 và “việc mất đi người lao động có trình độ học vấn, lành nghề sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng kinh tế của Nga trong nhiều năm tới”. Trong khi đó, sự yếu đi của đồng Rúp làm tăng thêm áp lực lạm phát. Lãi suất, vốn đã ở mức 13%, dự kiến sẽ tăng hơn nữa để giải quyết lạm phát dự kiến vào cuối năm ở mức khoảng 7%- đây là tỷ lệ cao hơn nhiều so với mục tiêu 4% của Ngân hàng Trung ương Nga (RCB).
Số liệu thống kê của Rosstat cho thấy, mức lương cơ bản trung bình hằng tháng mà NLĐ Nga kiếm được vào khoảng 71.419 Rúp, tương đương756 USD (số liệu tháng 7/2023). Tiền lương thực tế ở Nga hiện đang tăng nhanh khi các công ty Quốc phòng gấp rút đáp ứng các yêu cầu của Chính phủ. Các ngành, nghề khác cũng đang nỗ lực giữ chân NLĐ bằng nhiều hình thức, chứ không trông chờ vào tăng lương.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 2,1%, cùng lạm phát 2 con số vào năm 2022 đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân Nga nói chung, NLĐ Nga nói riêng. Mặc dù nền kinh tế Nga được dự kiến sẽ phục hồi cơ bản trong năm nay, song triển vọng dài hạn vẫn rất mờ mịt. IMF và và các nhà phân tích cho rằng, Nga có thể không đạt được mục tiêu thu ngân sách năm 2024; buộc phải tăng thuế kinh doanh nếu đồng Rúp mạnh hơn dự kiến và các giả định, chỉ số về tăng trưởng kinh tế lạc quan không đạt được. Hiện theo tỷ giá hối đoái, 1 USD đang bằng 93,48 Rúp.
Tùng Anh (Theo IMF)