Bảo tồn di sản tại TP.HCM: Mai sau còn một chút này
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Bảo tồn di sản tại TP.HCM: Mai sau còn một chút này

Shared facebook
Thứ Ba, ngày 23/02/2021 14:07

Trong một hội thảo khoa học về di sản đô thị tại TP.HCM, TS.Nguyễn Minh Hòa- Ủy viên Hội đồng Quy hoạch-Kiến trúc TP.HCM đã “gây sốc” khi đưa ra một danh sách gồm 18 công trình đã biến mất trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố… 

“Không thể cứ muốn là đập” 

Theo TS.Hòa, Thương xá Tax, cầu Ba Cẳng độc nhất vô nhị Đông Nam Á ở kênh Hàng Bàng, Tháp quan sát PCCC đầu tiên của TP.HCM trong Sở Cảnh sát PCCC, Nhà đèn Chợ Quán hay Công viên Chi Lăng… đã biến mất không còn một dấu vết nào, giống như chúng chưa hề có mặt ở thành phố này. TS.Hòa dẫn thêm, kiến trúc sư danh tiếng của thế kỷ XX là Le Corbusier (người Thụy Sĩ và Pháp) có một câu nói đại ý: “Diện mạo của một thành phố lâu đời giống như khuôn mặt người lớn tuổi, mà đã là khuôn mặt người lớn tuổi thì không thể không có nếp nhăn, có vết nám, thậm chí là cả những vết sẹo. Nếu không có chúng, thì đó là khuôn mặt của ma-nơ-canh, bóng mịn nhưng vô hồn. Những di sản văn hoá- lịch sử- kiến trúc cũng chính là những nếp nhăn của khuôn mặt thành phố vậy”. 

Tòa nhà Hỏa xa Đông Dương (số 136 Hàm Nghi, quận 1) gắn với lịch sử phát triển ngành Đường sắt 

So với Hà Nội và nhiều thành phố lớn khác ở Đông Nam Á như Bangkok, Jakarta… thì TP.HCM không có nhiều di sản và di tích hoành tráng. Đáng ra, không nhiều thì phải chắt chiu, nhưng đáng tiếc là một loạt di sản lịch sử-kiến trúc bị biến mất lại diễn ra vào thời kỳ đô thị hoá nhanh của TP.HCM từ sau năm 1990. Có một ý nghĩ mặc định rất lạ là nhiều người đều “tâm niệm” rằng, đến TP.HCM chỉ là để kiếm tiền, để làm kinh tế. Điều đó vô hình trung dẫn đến ý thức về văn hoá, về giá trị của lịch sử phần nào giảm đi… Đơn cử, trước đây người Pháp xây dựng Tháp quan sát PCCC của Sài Gòn vào năm 1867, nhưng thế hệ sau đã phá bỏ di sản gần 200 năm tuổi này. Người ta phá xong rồi mới thông báo và sau đó xây lên một cái mới hoàn toàn. 

Một “lỗi” rất lớn là qua nhiều thập niên, TP.HCM đã không kiểm kê toàn bộ di sản để phân loại bảo vệ. Hay như nhà thờ Đức Bà, Bưu điện, Nhà hát… đều được thừa nhận về giá trị nhưng lại không được công nhận di sản do vướng chuyện chủ sở hữu, rồi các loại thủ tục…

Thời gian qua, tại các kỳ họp của HĐND TP.HCM, nhiều ý kiến về vấn đề bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị đã được nêu. Theo ông Phan Nguyễn Như Khuê (Ban Tuyên giáo Thành ủy), cơ quan này đã nhận được nhiều đơn thư kiến nghị, phản ánh, nhưng do hiểu biết hạn chế và quản lý chưa đi vào nề nếp, nên còn xảy ra những chuyện xót xa về cách hành xử với di sản. “Di sản là phần hồn của thành phố. Không có xưa thì không có nay. Nếu nhìn di sản như phần cần tháo dỡ, thì chúng ta đã đánh mất chúng ta”- ông Khuê nhận định. 

Đi tìm tiếng nói để xã hội hóa 

Theo TS.Nguyễn Thị Hậu- Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử TP.HCM, TP.HCM nằm trong số ít đô thị mới đang ở giai đoạn khởi đầu phát triển, bởi vì ít nhất thành phố cũng còn giữ lại nhiều di sản kiến trúc từ thời Pháp… Việc bảo tồn và giữ nguyên các kiến trúc cổ này giúp thành phố giữ được chút ít “hồn đô thị” như Hà Nội, Hội An, Huế… Thế nhưng, các lợi thế này cũng đang có dấu hiệu bị xói mòn, bởi quy hoạch ồ ạt cho hạ tầng cao tầng. 

Dinh Thượng thư (tòa nhà 59-61 Lý Tự Trọng) 130 năm tuổi, có kiến trúc độc đáo của Sài Gòn xưa 

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ- Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cảnh báo, quá trình vận động du lịch ồ ạt thiếu kiểm soát ở nhiều nơi đang gieo rắc không ít tác động tiêu cực tới di sản văn hóa, dẫn tới những hệ lụy phải trả giá đắt. Ngoài vấn đề quy hoạch, việc khai thác thương mại quá mức, quá tải về khách, sự lạm dụng các công trình kiến trúc, di sản, phục dựng sai quy cách, làm mới di sản… đã làm cho di sản nhanh chóng xuống cấp, méo mó, nhạt nhòa giá trị… Có thể thấy rõ, sự mất dần các công trình di sản kiến trúc, điển hình là các biệt thự cổ, đang là hồi chuông báo động cho sự mất cân đối của đô thị. 

Đáng nói, do chưa được quan tâm đúng mức, nên nhiều năm nay, một số công trình di sản bị xâm lấn, tranh chấp hoặc xuống cấp, chưa được trùng tu, bảo vệ. Điển hình như, đã có 560/1.400 biệt thự biến mất, không còn giữ nguyên hiện trạng mà xây thành nhà phố, dù trên giấy tờ đất vẫn ghi nguồn gốc đất là biệt thự. 

Đừng để quá muộn 

Đầu tháng 10/2020, UBND TP.HCM đã giao Sở Xây dựng quản lý chặt chẽ, kịp thời ngăn chặn chủ đầu tư các biệt thự cũ có giá trị về lịch sử, kiến trúc, văn hóa được xây dựng trước năm 1975 trên địa bàn tự ý phá dỡ, chia cắt biệt thự trái pháp luật. Đồng thời, giao UBND các quận, huyện có trách nhiệm tiếp tục rà soát, phân loại tất cả biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1975, hạn chế tối đa tình trạng bỏ sót các biệt thự cũ có giá trị về lịch sử, kiến trúc, văn hóa trên địa bàn. Bên cạnh đó, các đơn vị thực hiện phân loại bước đầu theo quy định về tiêu chí đánh giá và phân loại.

Hiện, TP.HCM có khoảng 1.300 căn biệt thự được xây dựng trước năm 1975 có giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, cảnh quan, lịch sử, văn hóa cao nhưng đang dần xuống cấp. Phần lớn các biệt thự này tập trung ở các quận 1, 3, 5, 6, Bình Thạnh, Phú Nhuận và Gò Vấp. Ông Trương Kim Quân- Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích TP.HCM đề xuất 3 giải pháp bảo tồn di tích. Đầu tiên là hoàn thiện cơ bản hệ thống văn bản pháp lý về phân cấp quản lý di tích, quy chế quản lý đầu tư tu bổ di tích; đẩy nhanh chương trình bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố. Thứ hai là xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn di tích của thành phố đến năm 2030, từ đó chọn danh mục di tích có giá trị cao về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, khảo cổ, truyền thống… để có kế hoạch ưu tiên đầu tư. Và, cuối cùng là giải quyết hài hòa lợi ích chung của toàn xã hội và lợi ích riêng của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng công trình di tích. 

Quốc Định



PortalCatRight

Đoàn công tác BHXH Việt Nam làm việc với BHXH 5 tỉnh, thành phía Nam

Ngành BHXH Việt Nam: Nhận diện khó khăn, thách thức, kiên định với mục tiêu kế hoạch năm 2023

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Bảo đảm và nâng cao quyền lợi BHXH, kiên quyết xử lý chậm đóng, trốn đóng BHXH

Hoàn thiện chính sách BHXH, đảm bảo quyền lợi người tham gia và hướng tới BHXH toàn dân

BHXH Việt Nam giao ban tháng 6/2023: Kiên định với mục tiêu năm 2023

Quốc hội thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế-xã hội

Đoàn Thanh niên Cơ quan BHXH Việt Nam: Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ

Việt Nam- Lào: Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực an sinh xã hội

Ngành BHXH Việt Nam: Nắm chắc, bám sát thực tiễn để có phản ứng kịp thời

Đối thoại chính sách BHXH, BHYT cho CNLĐ trong các KCN

Việc thành lập cơ quan thanh tra ở BHXH Việt Nam là cần thiết

Khảo sát, đánh giá về tình hình triển khai 2 nhóm TTHC liên thông điện tử

Vận dụng kinh nghiệm quốc tế mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện

Tỉnh Quảng Ninh thu hút lao động tự do tham gia BHXH nhờ chính sách hỗ trợ

Linh hoạt các giải pháp phát triển BHXH, BHYT

Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng “Nền tảng số, dữ liệu số để thúc đẩy DVC trên môi trường số"

Sơn La giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT năm 2023

Hội Báo toàn quốc 2023: Đoàn kết- Chuyên nghiệp- Văn hóa- Sáng tạo

“Đi trước, đón đầu” trong thực hiện nhiệm vụ

Bộ Y tế và BHXH Việt Nam: Mục tiêu chung là đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT

Triển khai đồng bộ các giải pháp, thực hiện tốt công tác thu và phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Hướng dẫn đăng ký tham gia BHXH tự nguyện trực tuyến trên Cổng DVC Quốc gia

Hướng dẫn đăng ký tham gia BHXH tự nguyện trực tuyến trên Cổng DVC BHXH Việt Nam

Khẩn trương, nghiêm túc triển khai toàn diện các mặt công tác

Quy chế phối hợp giữa BHXH Việt Nam và Trung ương Đoàn góp phần đẩy nhanh mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân

Ngành BHXH Việt Nam: Tiếp tục lan toả thông điệp nhân văn

Ngành BHXH Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2023: Sẵn sàng "vượt sóng"

BHXH Việt Nam nỗ lực- đoàn kết- sáng tạo hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022

Những nỗ lực được ghi nhận

Tiếp tục lan tỏa chương trình “Tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn”

PortalCatRight

Điều diệu kỳ từ tấm thẻ BHYT

Có lương hưu, cuộc sống an nhiên

Lắng nghe ý kiến, việc gì tốt cho người dân thì phải làm

“Bộ tứ” ở Đồng Tháp: Mô hình hay cần nhân rộng

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động giám định BHYT

Những sáng kiến đem BHXH, BHYT đến cho phụ nữ nghèo

Nỗi lo người cao tuổi “2 không”

Vai trò và thực trạng của chế độ trợ cấp thai sản ở Việt Nam

Những điểm mới trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Càng rõ ý nghĩa, càng yêu nghề…

Thực hiện chính sách BHXH, BHYT: Thay đổi từ nhận thức

Duyên nghề

Chuyện ở Cần Giờ

“Tăng lượng, đổi chất” tổ chức dịch vụ thu

Niềm vui của người “ngoại đạo”

Phát triển thị trường lao động: Cần linh hoạt và bền vững

Chuyện “đảng viên đi trước”

“Đoàn kết là điểm mẹ...”

Khi BHXH, BHYT được nghệ thuật hóa

"Trái ngọt" đầu mùa

Sắc xuân ở Linh Thông

Tủa Chùa- một tình yêu

BHXH TP. Hà Nội: Tự tin bước vào năm mới

Thêm những điểm tựa

Đến với dân, dân thương, dân quý

Xuân ở Tràng An

“Xây” thành công từ những “viên gạch nhỏ”

PortalCatRight

Tham gia BHYT để được chia sẻ gánh nặng khi ốm đau, bệnh tật

Mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 1/7/2023

Ngành BHXH Việt Nam- Kết quả nổi bật trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ

BHYT hộ gia đình- Những điều cần biết

Quyền lợi BHXH của người dân luôn được đảm bảo

Hướng dẫn thay thế thẻ BHYT giấy trong KCB

Chính sách BHYT phát huy giá trị thiết thực

Nỗ lực thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Đẩy mạnh cải cách TTHC, chuyển đổi số Ngành BHXH Việt Nam

Thi đua đăng ký, cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID năm 2023

Hướng dẫn đóng, nộp BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình

Vai trò quan trọng của quỹ BH TNLĐ-BNN

Giá trị của lương hưu BHXH với người cao tuổi

Vai trò quan trọng của CSDL quốc gia về bảo hiểm

Tăng các mức hưởng BHXH, BHYT từ ngày 1/7/2023

Lợi ích thiết thực khi tham gia BHXH tự nguyện

Thúc đẩy các DVC trực tuyến lĩnh vực BHXH, BHYT

Đồng hành cùng BHXH vì một cuộc sống chất lượng hơn

Chủ động kiểm soát chi phí KCB BHYT

Hiệu quả thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT

NLĐ thiệt thòi khi nhận BHXH một lần

Hướng dẫn cấp lại thẻ BHYT qua ứng dụng VssID-BHXH số

Nâng cao hiệu quả truyền thông BHXH, BHYT

Kết quả chủ yếu thực hiện BHXH, BHYT quý I/2023

BHXH Việt Nam: 28 năm xây dựng và phát triển

BH thất nghiệp: "Bệ đỡ" của người lao động

Dấu ấn công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Tết ấm an sinh

Ngành BHXH Việt Nam triển khai Đề án 06: Kết quả nổi bật

190 DN đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện BHXH, BHYT được tôn vinh

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

Điều diệu kỳ từ tấm thẻ BHYT

Gỡ khó cho BHXH 5 tỉnh, thành trọng điểm phía Nam

Điều tra, khởi tố các hành vi trốn đóng BHXH, BH thất nghiệp

BHXH các tỉnh, thành phía Nam chia sẻ kinh nghiệm dệt lưới an sinh

Ngành BHXH Việt Nam sẽ kiên định, quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra

Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp đầu tư quỹ BHXH an toàn, bền vững và hiệu quả

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Đoàn công tác BHXH Việt Nam làm việc với BHXH 5 tỉnh, thành phía Nam

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Đằng sau hành trình 30 năm của Tập đoàn Geleximco

BHXH TP.Hải Phòng ra quân hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam 1/7

Bản tin Podcast tổng hợp tuần 4 tháng 6/2023 (19/6/2023-3/6/2023)

Huyện Triệu Phong (Quảng Trị): Các Gian hàng an sinh xã hội thu hút nhiều người dân tham gia

Bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Cần sửa đổi toàn diện Luật BHYT để tháo gỡ vướng mắc

Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ (BHXH Việt Nam) tổ chức sinh hoạt chuyên đề quý II/2023

Hơn 97% cơ sở KCB BHYT đã hỗ trợ người dân KCB BHYT bằng CCCD gắn chip

Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội): Chú trọng xây dựng các mô hình, giải pháp thực hiện chỉ tiêu BHXH, BHYT

Agribank lần thứ 6 liên tiếp giảm lãi suất cho vay

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444