Mục tiêu của Ngân hàng thế giới (WB) cũng giống như Mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ (SDG) là giảm tỷ lệ nghèo cùng cực vào năm 2030. 1,90 USD, 3,20 USD và 5,50 USD được tính là chuẩn nghèo quốc tế, tuy nhiên, khi các quốc gia thiết lập chuẩn nghèo quốc gia của riêng mình, có xu hướng thường nâng chuẩn này khi nền kinh tế có bước phát triển mới.
Việc nâng chuẩn nghèo một quốc gia nhìn chung phản ánh các nhu cầu cơ bản của người dân quốc gia đó thay đổi khi nền kinh tế khởi sắc. Liên minh châu Âu (The European Union, EU) sử dụng 60% thu nhập trung bình người dân để dự đoán phần dân số có nguy cơ nghèo đói; cũng như theo dõi tỷ lệ dân số đang có thu nhập dưới 50% thu nhập trung bình.
Năm 2018, WB đưa ra Chuẩn nghèo xã hội (SPL), dựa trên nghiên cứu cơ bản của Dean Jolliffe- Espen Prydz, để nắm bắt các khía cạnh tương đối của đói nghèo và đáp ứng khuyến nghị của Ủy ban về Nghèo đói Toàn cầu. Theo đó, SPL kết hợp chuẩn nghèo tuyệt đối 1,90 USD/ngày với một khoản được dự đoán tương đối tăng khi tiêu dùng hoặc thu nhập trung bình của một nền kinh tế tăng lên. SPL khác nhau giữa các quốc gia và khác nhau ngay trong nội tại một quốc gia. Về mặt hình thức, có thể hiểu là thu nhập trung bình hàng ngày hoặc tiêu dùng bình quân đầu người trong một hộ gia đình và được giới hạn dưới chuẩn nghèo quốc tế là 1,90 USD/ngày.
Báo cáo Nghèo đói và Thịnh vượng chung năm 2020 công bố gần đây cho thấy, ước tính mới nhất về nghèo đói xã hội toàn cầu và khu vực. SPL trung bình toàn cầu, được biểu thị bằng USD không đổi tăng từ 6,90 USD (năm 2015) lên 7,20 USD (năm 2017). Nguyên nhân một phần do các quốc gia có xu hướng nâng chuẩn nghèo, ví dụ, SPL của Trung Quốc là 1,90 USD cho đến giữa những năm 1990 và chỉ bắt đầu phân hóa mạnh vào những năm 2000, tương ứng với sự phân hóa ngày càng rõ rệt trên toàn cầu. Vào năm 2017, vẫn có 2 tỷ người sống dưới mức SPL tương ứng của quốc gia họ. Tình trạng nghèo đói tiếp tục giảm với số người nghèo năm 2015 ít hơn 14 triệu người so với năm 2017.
SPL tăng lên khi thu nhập trung bình của người dân tăng lên, tuy nhiên, phân bố theo địa lý của người nghèo đói trên thế giới là khác nhau. Châu Phi cận Sahara và Nam Á chiếm gần 90% số người nghèo cùng cực và hơn 2/3 số người nghèo ở mức tuyệt đối. Các khu vực giàu có hơn như Châu Âu, Trung Á hoặc các nền kinh tế có thu nhập cao khác thuộc nhóm còn lại trên thế giới chiếm tỷ lệ nghèo toàn cầu lớn hơn. Ở các nền kinh tế có thu nhập cao nằm trong nhóm còn lại của thế giới, 15% dân số sống dưới mức SPL khoảng 24 USD/ngày. Nghèo đói xã hội đang gia tăng ở Trung Đông và Bắc Phi, đồng thời với sự gia tăng nghèo cùng cực trong khu vực. Đông Á và Thái Bình Dương cho thấy tiến bộ lớn nhất trong việc xóa đói giảm nghèo xã hội, trong khi châu Mỹ Latinh và Caribe vẫn trì trệ.
Tùng Anh (Theo World Bank)