Giai đoạn năm 2000- 2020: Tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai và sinh con giảm 34,3%
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Giai đoạn năm 2000- 2020: Tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang thai và sinh con giảm 34,3%

Shared facebook
Thứ Sáu, ngày 28/04/2023 11:49

LHQ vừa công bố một báo cáo mới với tiêu đề Xu hướng tử vong phụ nữ mang thai và sinh con từ năm 2000 đến năm 2020 (Trends in maternal mortality 2000 to 2020).

Báo cáo là sự nỗ lực phối hợp của một số cơ quan thuộc LHQ, thu thập thông tin từ 185 quốc gia và vùng lãnh thổ- hầu hết là các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), về sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con trong 2 thập kỷ qua.

Theo số liệu, “mỗi ngày có khoảng 800 phụ nữ tử vong do các nguyên nhân có thể phòng, ngừa liên quan đến mang thai và sinh con”. Đáng chú ý, tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai và sinh con có xu hướng tăng tại một số khu vực trong vài năm qua. Năm 2020, tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai và sinh con ở các quốc gia có thu nhập thấp là 430/10.000 ca sinh; trong khi đó, tỷ lệ này ở các quốc gia có điều kiện kinh tế tốt hơn là 12/10.000 ca. Mặc dù chỉ có 13% dân số toàn cầu sống tại các quốc gia kém phát triển nhất nhưng phụ nữ ở các quốc gia này chiếm tới 42% số ca tử vong ở phụ nữ mang thai và sinh con trên toàn thế giới vào năm 2020.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở phụ nữ mang thai và sinh con, theo WHO, là băng huyết, nhiễm trùng, huyết áp cao khi mang thai, phá thai không an toàn và các biến chứng liên quan đến sinh con. Hầu hết những nguyên nhân này có thể hạn chế, tránh được thông qua chăm sóc sức khỏe và chăm sóc y tế đơn giản. Tuy nhiên, theo TS.Natalia Kanem- Giám đốc điều hành UNFPA, thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu 900.000 nữ hộ sinh và “khoảng 1/3 phụ nữ không có điều kiện thực hiện phân nửa trong số 8 lần khám thai được khuyến nghị hoặc nhận được sự chăm sóc thiết yếu sau khi sinh”.

Đáng chú ý, nghèo đói có tác động đáng kể đến sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con toàn cầu. Các khu vực nghèo thường thiếu nguồn lực y tế, nhân viên y tế có trình độ để chăm sóc đầy đủ cho phụ nữ trong thời kỳ thai sản. Theo Tổ chức Y tế Pan American, tỷ lệ tử vong phụ nữ mang thai và sinh con cao nhất là ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi nghèo đói và xung đột. Ví dụ, 70% số ca tử vong mẹ trên toàn cầu vào năm 2020 xảy ra ở vùng cận Saharan châu Phi (tương đương với 202.000/287.000 ca tử vong phụ nữ mang thai và sinh con xảy ra ở khu vực này). Các quốc gia như Nam Sudan, Chad và Nigeria có tỷ lệ tử vong mẹ rất cao, trong đó Nigeria ghi nhận nhiều ca tử vong phụ nữ mang thai và sinh con nhất vào năm 2020. Trung và Nam Á cũng vậy, khu vực này có 47.000 ca tử vong phụ nữ mang thai và sinh con vào năm 2020, cao thứ 2 thế giới.

Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận, thế giới đã đạt được một số tiến bộ nhất định trong việc giảm tử vong phụ nữ mang thai và sinh con từ năm 2000 đến năm 2015, khi các quốc gia thành viên LHQ thông qua các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals, MDGs). Kết quả là tỷ lệ tử vong phụ nữ mang thai và sinh con đã giảm 34,3%. Các khu vực từng có số ca tử vong phụ nữ mang thai và sinh con cao nhất ghi nhận nhiều tiến bộ nhất kể từ năm 2000. Trong đó, tỷ lệ tử vong phụ nữ mang thai và sinh con giảm 33,1% ở châu Phi cận Sahara từ năm 2000 đến 2020; Bắc Phi và Tây Á giảm 46,8%; Trung và Nam Châu Á giảm 67,5%. Theo báo cáo của LHQ, ngay cả những quốc gia kém phát triển nhất cũng giảm 47,4%.

Như chúng ta đã biết, các quốc gia thành viên LHQ đã thông qua MDGs vào năm 2015. Trong đó, mục tiêu thứ 3 nhằm mục đích “đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy hạnh phúc cho mọi người ở mọi lứa tuổi”; đặc biệt, trong đó “giảm tỷ lệ tử vong phụ nữ mang thai và sinh con xuống dưới 70 trên 100.000 ca sinh” vào năm 2030. LHQ, cũng như nhiều tổ chức đang nỗ lực để đạt được mục tiêu này.

WHO điều hành Dự án Sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con (Maternal Health Unit) nhằm cải thiện sức khỏe và phúc lợi của bà mẹ, trẻ sơ sinh, cũng như chấm dứt tử vong phụ nữ mang thai và sinh con có thể phòng, ngừa được” thông qua giáo dục, giám sát và vận động chính sách.

UNFPA, UNICEF, WHO và Liên đoàn Nữ hộ sinh Quốc tế (ICM) tạo ra Khung Hành động nhằm tăng cường giáo dục hộ sinh, ra mắt vào năm 2019, tại Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 72. Khung Hành động bao gồm các kế hoạch chi tiết, toàn diện để xây dựng hệ thống giáo dục hộ sinh chất lượng cao.

WHO phát triển Bộ Công cụ giáo dục hộ sinh để cung cấp cho “nữ hộ sinh tất cả các khóa đào tạo cần thiết để chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, ngăn chặn các can thiệp không cần thiết trong khi đảm bảo các hành động cứu sinh và cho phép các chuyên gia y tế làm việc hiệu quả trong một nhóm đa ngành”.

Ngoài ra, WHO là đối tác của Quỹ Muskoka (Pháp). Được Chính phủ Pháp khởi xướng vào năm 2010, quỹ nhằm cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở 9 quốc gia châu Phi. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ, quỹ cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc men và chuyên gia thiết yếu. Chính phủ Pháp đã gia hạn cam kết với quỹ 2 lần kể từ năm 2015 và Đan Mạch cam kết hỗ trợ quỹ vào năm 2018. Năm 2021, Chính phủ Pháp công bố cam kết tài trợ 10 triệu euro hàng năm cho Quỹ Muskoka đến năm 2026.

Như vậy, để đạt được mục tiêu thứ 3 của MDGs, cần có nỗ lực toàn cầu, đầu tư vào chăm sóc sức khỏe, cơ sở vật chất, giáo dục và vận động chính sách sẽ giúp hiệu quả giảm tỷ lệ tử vong phụ nữ mang thai và sinh con trên toàn thế giới.

Tùng Anh (Theo ICM)



PortalCatRight

Ngành BHXH Việt Nam: Nhận diện khó khăn, thách thức, kiên định với mục tiêu kế hoạch năm 2023

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Bảo đảm và nâng cao quyền lợi BHXH, kiên quyết xử lý chậm đóng, trốn đóng BHXH

Hoàn thiện chính sách BHXH, đảm bảo quyền lợi người tham gia và hướng tới BHXH toàn dân

BHXH Việt Nam giao ban tháng 6/2023: Kiên định với mục tiêu năm 2023

Quốc hội thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế-xã hội

Đoàn Thanh niên Cơ quan BHXH Việt Nam: Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ

Việt Nam- Lào: Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực an sinh xã hội

Ngành BHXH Việt Nam: Nắm chắc, bám sát thực tiễn để có phản ứng kịp thời

Đối thoại chính sách BHXH, BHYT cho CNLĐ trong các KCN

Việc thành lập cơ quan thanh tra ở BHXH Việt Nam là cần thiết

Khảo sát, đánh giá về tình hình triển khai 2 nhóm TTHC liên thông điện tử

Vận dụng kinh nghiệm quốc tế mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện

Tỉnh Quảng Ninh thu hút lao động tự do tham gia BHXH nhờ chính sách hỗ trợ

Linh hoạt các giải pháp phát triển BHXH, BHYT

Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng “Nền tảng số, dữ liệu số để thúc đẩy DVC trên môi trường số"

Sơn La giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT năm 2023

Hội Báo toàn quốc 2023: Đoàn kết- Chuyên nghiệp- Văn hóa- Sáng tạo

“Đi trước, đón đầu” trong thực hiện nhiệm vụ

Bộ Y tế và BHXH Việt Nam: Mục tiêu chung là đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT

Triển khai đồng bộ các giải pháp, thực hiện tốt công tác thu và phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Hướng dẫn đăng ký tham gia BHXH tự nguyện trực tuyến trên Cổng DVC Quốc gia

Hướng dẫn đăng ký tham gia BHXH tự nguyện trực tuyến trên Cổng DVC BHXH Việt Nam

Khẩn trương, nghiêm túc triển khai toàn diện các mặt công tác

Quy chế phối hợp giữa BHXH Việt Nam và Trung ương Đoàn góp phần đẩy nhanh mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân

Ngành BHXH Việt Nam: Tiếp tục lan toả thông điệp nhân văn

Ngành BHXH Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2023: Sẵn sàng "vượt sóng"

BHXH Việt Nam nỗ lực- đoàn kết- sáng tạo hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022

Những nỗ lực được ghi nhận

Tiếp tục lan tỏa chương trình “Tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn”

Mở rộng diện bao phủ BHXH, BHYT, bảo đảm vững an sinh xã hội

PortalCatRight

Điều diệu kỳ từ tấm thẻ BHYT

Có lương hưu, cuộc sống an nhiên

Lắng nghe ý kiến, việc gì tốt cho người dân thì phải làm

“Bộ tứ” ở Đồng Tháp: Mô hình hay cần nhân rộng

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động giám định BHYT

Những sáng kiến đem BHXH, BHYT đến cho phụ nữ nghèo

Nỗi lo người cao tuổi “2 không”

Vai trò và thực trạng của chế độ trợ cấp thai sản ở Việt Nam

Những điểm mới trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Càng rõ ý nghĩa, càng yêu nghề…

Thực hiện chính sách BHXH, BHYT: Thay đổi từ nhận thức

Duyên nghề

Chuyện ở Cần Giờ

“Tăng lượng, đổi chất” tổ chức dịch vụ thu

Niềm vui của người “ngoại đạo”

Phát triển thị trường lao động: Cần linh hoạt và bền vững

Chuyện “đảng viên đi trước”

“Đoàn kết là điểm mẹ...”

Khi BHXH, BHYT được nghệ thuật hóa

"Trái ngọt" đầu mùa

Sắc xuân ở Linh Thông

Tủa Chùa- một tình yêu

BHXH TP. Hà Nội: Tự tin bước vào năm mới

Thêm những điểm tựa

Đến với dân, dân thương, dân quý

Xuân ở Tràng An

“Xây” thành công từ những “viên gạch nhỏ”

PortalCatRight

Mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 1/7/2023

Ngành BHXH Việt Nam- Kết quả nổi bật trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ

BHYT hộ gia đình- Những điều cần biết

Quyền lợi BHXH của người dân luôn được đảm bảo

Hướng dẫn thay thế thẻ BHYT giấy trong KCB

Chính sách BHYT phát huy giá trị thiết thực

Nỗ lực thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Đẩy mạnh cải cách TTHC, chuyển đổi số Ngành BHXH Việt Nam

Thi đua đăng ký, cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID năm 2023

Hướng dẫn đóng, nộp BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình

Vai trò quan trọng của quỹ BH TNLĐ-BNN

Giá trị của lương hưu BHXH với người cao tuổi

Vai trò quan trọng của CSDL quốc gia về bảo hiểm

Tăng các mức hưởng BHXH, BHYT từ ngày 1/7/2023

Lợi ích thiết thực khi tham gia BHXH tự nguyện

Thúc đẩy các DVC trực tuyến lĩnh vực BHXH, BHYT

Đồng hành cùng BHXH vì một cuộc sống chất lượng hơn

Chủ động kiểm soát chi phí KCB BHYT

Hiệu quả thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT

NLĐ thiệt thòi khi nhận BHXH một lần

Hướng dẫn cấp lại thẻ BHYT qua ứng dụng VssID-BHXH số

Nâng cao hiệu quả truyền thông BHXH, BHYT

Kết quả chủ yếu thực hiện BHXH, BHYT quý I/2023

BHXH Việt Nam: 28 năm xây dựng và phát triển

BH thất nghiệp: "Bệ đỡ" của người lao động

Dấu ấn công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Tết ấm an sinh

Ngành BHXH Việt Nam triển khai Đề án 06: Kết quả nổi bật

190 DN đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện BHXH, BHYT được tôn vinh

Tìm hiểu sơ đồ phát triển “hệ sinh thái số” ngành BHXH Việt Nam

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

Điều diệu kỳ từ tấm thẻ BHYT

Thường trực Ủy ban Xã hội nghe báo cáo Dự án Luật BHXH (sửa đổi)

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn Ngành triển khai 2 nhóm TTHC liên thông

HĐQL BHXH giám sát việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại Đồng Nai

Lời cảm ơn của Tạp chí BHXH

Nhiều người lao động đang có mức lương hưu trên 50 triệu đồng/tháng

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Bình Dương: Người tham gia BHXH đạt tỷ lệ cao trong lực lượng lao động

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Đằng sau hành trình 30 năm của Tập đoàn Geleximco

Khai mạc Triển lãm Hành trình theo dấu chân Bác Hồ qua sưu tập tem và bưu ảnh

BHXH TP.Hải Phòng ra quân hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam 1/7

Bản tin Podcast tổng hợp tuần 4 tháng 6/2023 (19/6/2023-3/6/2023)

Huyện Triệu Phong (Quảng Trị): Các Gian hàng an sinh xã hội thu hút nhiều người dân tham gia

Bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Cần sửa đổi toàn diện Luật BHYT để tháo gỡ vướng mắc

Ngành BHXH Việt Nam sẽ kiên định, quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra

Điều tra, khởi tố các hành vi trốn đóng BHXH, BH thất nghiệp

Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp đầu tư quỹ BHXH an toàn, bền vững và hiệu quả

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444