Giải pháp giảm tình trạng hưởng BHXH một lần ở Việt Nam
LoadFromCatche:0
PortalHeader
PortalNav
PortalView

Giải pháp giảm tình trạng hưởng BHXH một lần ở Việt Nam

Shared facebook
Thứ Sáu, ngày 25/03/2022 19:46

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Hội đồng Tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2020 (BHXH Việt Nam) đã họp tư vấn đánh giá, nghiệm thu Đề tài khoa học “Thực trạng và giải pháp nhằm giảm tình trạng hưởng BHXH một lần ở Việt Nam”. Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn- Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.

Trình bày các nội dung cơ bản của Đề tài, ThS.Lê Thị Quế- Phó Viện trưởng Viện Khoa học BHXH- Chủ nhiệm Đề tài cho biết, mục đích nghiên cứu của Đề tài là thu thập được những bằng chứng khoa học và thực tiễn. Trên cơ sở đó, đưa ra được những giải pháp giảm tình trạng hưởng BHXH một lần, góp phần đảm bảo mục tiêu bao phủ BHXH theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW và đảm bảo an sinh xã hội trong dài hạn.

Để đưa ra được các giải pháp nhằm giảm tình trạng nhận BHXH một lần, nhóm nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số kinh nghiệm quốc tế. Đơn cử: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Pháp... không cho hưởng BHXH một lần; một số hệ thống an sinh của Malaysia, Singgapore... chỉ cho hưởng tối đa một tỷ lệ nào đó trên số đóng góp khi NLĐ đạt độ tuổi nhất định. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng nêu bật những quy định pháp luật về BHXH một lần ở Việt Nam qua các thời kỳ; các yếu tố tác động đến tình trạng hưởng BHXH một lần.

Theo số liệu Ban Chủ nhiệm Đề tài đưa ra, chỉ tính riêng năm 2020, số người hưởng BHXH một lần gấp 2 lần số người tham gia BHXH tăng mới và độ tuổi hưởng BHXH một lần tăng dần qua các năm, phổ biến từ trên 20 tuổi đến đủ 40 tuổi (80,9%). “Nữ tham gia BHXH nhiều hơn nam ở độ tuổi dưới 35, sau đó lại giảm dần và cuối cùng là thấp hơn nam giới khi đến tuổi nghỉ hưu; nữ nghỉ hưởng BHXH một lần nhiều hơn và ở độ tuổi trẻ hơn nam”- ThS.Lê Thị Quế cho biết.

Cũng theo ThS.Lê Thị Quế, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng NLĐ nhận BHXH một lần, trong đó có yếu tố liên quan đến chính sách, pháp luật như: Điều kiện hưởng dễ dàng, chưa phù hợp, mức hưởng cao; thời gian đóng tối thiểu để hưởng lương hưu dài; tuổi nghỉ hưu cao; BHXH tự nguyện chưa đủ hấp dẫn. Bên cạnh đó, còn do điều kiện kinh tế-xã hội (việc làm, thu nhập, tâm lý sống dựa vào con cái, tâm lý đám đông). Đáng chú ý, dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến NLĐ, khiến tình trạng thất nghiệp tăng cao, dẫn đến người hưởng BHXH một lần năm 2020 tăng 6,65% so với năm 2019. Ngoài ra, còn do nhận thức, hiểu biết về chính sách, pháp luật BHXH và công tác truyền thông về chính sách BHXH nói chung, BHXH một lần nói riêng vẫn còn hạn chế.

Nhóm nghiên cứu chỉ rõ 5 thách thức của tình trạng gia tăng số người hưởng BHXH một lần. Đó là: Khó đạt được mục tiêu BHXH toàn dân theo Nghị quyết 28-NQ/TW; làm mất đi quyền an sinh cơ bản của con người đã được quy định trong Hiến pháp; tăng gánh nặng đối với Nhà nước, gia đình và xã hội; giảm tính bền vững của hệ thống hưu trí; gây khó khăn cho quá trình cải cách BHXH.

Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất, kiến nghị một số giải pháp. Đơn cử như: Xem xét đối tượng hưởng BHXH một lần là người ra nước ngoài định cư; NLĐ sau một năm nghỉ việc/dừng đóng BHXH; chỉ cho phép hưởng BHXH một lần bằng mức đóng góp thực tế của NLĐ; giảm thời gian tham gia BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng; hoàn thiện chính sách lao động, việc làm, BHXH tự nguyện; bổ sung chế độ trợ cấp cho NLĐ đang nuôi con nhỏ; bổ sung gói BHXH tự nguyện ngắn hạn linh hoạt; nâng mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện; xây dựng các chính sách dự phòng để hỗ trợ khi gặp thiên tai, dịch bệnh.

Về tổ chức thực hiện, theo nhóm nghiên cứu, cần đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách BHXH, trong đó xác định rõ các nội dung truyền thông và các phương pháp truyền thông phù hợp; nâng cao vai trò của cán bộ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hưởng BHXH một lần thông qua việc bổ dung chức năng tư vấn; tiếp tục cải cách TTHC, ứng dụng CNTT, nâng cao chất lượng phục vụ và khẳng định được hình ảnh cơ quan BHXH…

Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng nhất trí cao với kế cấu chặt chẽ, logic của Đề tài; đồng thời đánh giá Đề tài này được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng với nguồn dữ liệu phong phú, đầy đủ, là một nguồn dữ liệu quý phục vụ đắc lực cho những nghiên cứu về sau. Cùng với đó, Đề tài mang ý nghĩa thực tiễn cao, phục vụ thiết thực cho việc hoạch định và ban hành các chính sách trong tương lai.

Các thành viên Hội đồng cũng gợi mở một số nội dung để nhóm nghiên cứu có thể bổ sung, hoàn thiện Đề tài như: Trong phần thực trạng cần bổ sung thêm giai đoạn 1962-1994; đưa ra bằng chứng về những thiệt thòi đối với những NLĐ đã nhận chế độ một lần theo Quyết định số 176-HĐBT ngày 9/10/1989 của HĐBT quy định về chế độ thôi việc; hệ luỵ của nhận BHXH một lần khi trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đồng thời, mạnh dạn đề xuất thêm các giải pháp để góp phần giảm tình trạng hưởng BHXH một lần tại Việt Nam.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn ghi nhận và biểu dương tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học của Ban Chủ nhiệm Đề tài, khi BHXH một lần là một vấn đề lớn và “nóng” đang được dư luận quan tâm. Cũng theo Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn, đây là một đề tài khó, mới và phức tạp, nhưng Ban Chủ nhiệm đã thực hiện công phu, nghiêm túc, hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. “Mặc dù là nghiên cứu khoa học, nhưng mang ý nghĩa thực tiễn lớn, là cơ sở góp một phần tiếng nói trong hoàn thiện chính sách BHXH trong những năm tới”- Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn nhấn mạnh.

Cũng tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng đánh giá Đề tài đạt yêu cầu và thống nhất nghiệm thu thông qua Đề tài. “Ban Chủ nhiệm Đề tài tiếp thu các ý kiến đóng góp của thành viên Hội đồng để hoàn thiện Đề tài trong thời gian sớm nhất”- Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn đề nghị.

Thủy Hà



PortalCatRight

Ngành BHXH Việt Nam: Nhận diện khó khăn, thách thức, kiên định với mục tiêu kế hoạch năm 2023

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Bảo đảm và nâng cao quyền lợi BHXH, kiên quyết xử lý chậm đóng, trốn đóng BHXH

Hoàn thiện chính sách BHXH, đảm bảo quyền lợi người tham gia và hướng tới BHXH toàn dân

BHXH Việt Nam giao ban tháng 6/2023: Kiên định với mục tiêu năm 2023

Quốc hội thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế-xã hội

Đoàn Thanh niên Cơ quan BHXH Việt Nam: Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ

Việt Nam- Lào: Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực an sinh xã hội

Ngành BHXH Việt Nam: Nắm chắc, bám sát thực tiễn để có phản ứng kịp thời

Đối thoại chính sách BHXH, BHYT cho CNLĐ trong các KCN

Việc thành lập cơ quan thanh tra ở BHXH Việt Nam là cần thiết

Khảo sát, đánh giá về tình hình triển khai 2 nhóm TTHC liên thông điện tử

Vận dụng kinh nghiệm quốc tế mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện

Tỉnh Quảng Ninh thu hút lao động tự do tham gia BHXH nhờ chính sách hỗ trợ

Linh hoạt các giải pháp phát triển BHXH, BHYT

Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng “Nền tảng số, dữ liệu số để thúc đẩy DVC trên môi trường số"

Sơn La giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT năm 2023

Hội Báo toàn quốc 2023: Đoàn kết- Chuyên nghiệp- Văn hóa- Sáng tạo

“Đi trước, đón đầu” trong thực hiện nhiệm vụ

Bộ Y tế và BHXH Việt Nam: Mục tiêu chung là đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT

Triển khai đồng bộ các giải pháp, thực hiện tốt công tác thu và phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Hướng dẫn đăng ký tham gia BHXH tự nguyện trực tuyến trên Cổng DVC Quốc gia

Hướng dẫn đăng ký tham gia BHXH tự nguyện trực tuyến trên Cổng DVC BHXH Việt Nam

Khẩn trương, nghiêm túc triển khai toàn diện các mặt công tác

Quy chế phối hợp giữa BHXH Việt Nam và Trung ương Đoàn góp phần đẩy nhanh mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân

Ngành BHXH Việt Nam: Tiếp tục lan toả thông điệp nhân văn

Ngành BHXH Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2023: Sẵn sàng "vượt sóng"

BHXH Việt Nam nỗ lực- đoàn kết- sáng tạo hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022

Những nỗ lực được ghi nhận

Tiếp tục lan tỏa chương trình “Tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người có hoàn cảnh khó khăn”

Mở rộng diện bao phủ BHXH, BHYT, bảo đảm vững an sinh xã hội

PortalCatRight

Điều diệu kỳ từ tấm thẻ BHYT

Có lương hưu, cuộc sống an nhiên

Lắng nghe ý kiến, việc gì tốt cho người dân thì phải làm

“Bộ tứ” ở Đồng Tháp: Mô hình hay cần nhân rộng

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Vẫn nan giải tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH

Giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động giám định BHYT

Những sáng kiến đem BHXH, BHYT đến cho phụ nữ nghèo

Nỗi lo người cao tuổi “2 không”

Vai trò và thực trạng của chế độ trợ cấp thai sản ở Việt Nam

Những điểm mới trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi)

Càng rõ ý nghĩa, càng yêu nghề…

Thực hiện chính sách BHXH, BHYT: Thay đổi từ nhận thức

Duyên nghề

Chuyện ở Cần Giờ

“Tăng lượng, đổi chất” tổ chức dịch vụ thu

Niềm vui của người “ngoại đạo”

Phát triển thị trường lao động: Cần linh hoạt và bền vững

Chuyện “đảng viên đi trước”

“Đoàn kết là điểm mẹ...”

Khi BHXH, BHYT được nghệ thuật hóa

"Trái ngọt" đầu mùa

Sắc xuân ở Linh Thông

Tủa Chùa- một tình yêu

BHXH TP. Hà Nội: Tự tin bước vào năm mới

Thêm những điểm tựa

Đến với dân, dân thương, dân quý

Xuân ở Tràng An

“Xây” thành công từ những “viên gạch nhỏ”

PortalCatRight

Mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 1/7/2023

Ngành BHXH Việt Nam- Kết quả nổi bật trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ

BHYT hộ gia đình- Những điều cần biết

Quyền lợi BHXH của người dân luôn được đảm bảo

Hướng dẫn thay thế thẻ BHYT giấy trong KCB

Chính sách BHYT phát huy giá trị thiết thực

Nỗ lực thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Đẩy mạnh cải cách TTHC, chuyển đổi số Ngành BHXH Việt Nam

Thi đua đăng ký, cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID năm 2023

Hướng dẫn đóng, nộp BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình

Vai trò quan trọng của quỹ BH TNLĐ-BNN

Giá trị của lương hưu BHXH với người cao tuổi

Vai trò quan trọng của CSDL quốc gia về bảo hiểm

Tăng các mức hưởng BHXH, BHYT từ ngày 1/7/2023

Lợi ích thiết thực khi tham gia BHXH tự nguyện

Thúc đẩy các DVC trực tuyến lĩnh vực BHXH, BHYT

Đồng hành cùng BHXH vì một cuộc sống chất lượng hơn

Chủ động kiểm soát chi phí KCB BHYT

Hiệu quả thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT

NLĐ thiệt thòi khi nhận BHXH một lần

Hướng dẫn cấp lại thẻ BHYT qua ứng dụng VssID-BHXH số

Nâng cao hiệu quả truyền thông BHXH, BHYT

Kết quả chủ yếu thực hiện BHXH, BHYT quý I/2023

BHXH Việt Nam: 28 năm xây dựng và phát triển

BH thất nghiệp: "Bệ đỡ" của người lao động

Dấu ấn công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT

Tết ấm an sinh

Ngành BHXH Việt Nam triển khai Đề án 06: Kết quả nổi bật

190 DN đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện BHXH, BHYT được tôn vinh

Tìm hiểu sơ đồ phát triển “hệ sinh thái số” ngành BHXH Việt Nam

PortalAdv
PortalCatRight
PortalTopRead

Đọc nhiều

Điều diệu kỳ từ tấm thẻ BHYT

BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn Ngành triển khai 2 nhóm TTHC liên thông

HĐQL BHXH giám sát việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại Đồng Nai

Nhiều người lao động đang có mức lương hưu trên 50 triệu đồng/tháng

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Bình Dương: Người tham gia BHXH đạt tỷ lệ cao trong lực lượng lao động

Mua bán GCN nghỉ việc hưởng BHXH- Cần xử lý triệt để

Đằng sau hành trình 30 năm của Tập đoàn Geleximco

BHXH TP.Hải Phòng ra quân hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam 1/7

Bản tin Podcast tổng hợp tuần 4 tháng 6/2023 (19/6/2023-3/6/2023)

Huyện Triệu Phong (Quảng Trị): Các Gian hàng an sinh xã hội thu hút nhiều người dân tham gia

Bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Cần sửa đổi toàn diện Luật BHYT để tháo gỡ vướng mắc

Ngành BHXH Việt Nam sẽ kiên định, quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra

Điều tra, khởi tố các hành vi trốn đóng BHXH, BH thất nghiệp

Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp đầu tư quỹ BHXH an toàn, bền vững và hiệu quả

Hơn 97% cơ sở KCB BHYT đã hỗ trợ người dân KCB BHYT bằng CCCD gắn chip

Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội): Chú trọng xây dựng các mô hình, giải pháp thực hiện chỉ tiêu BHXH, BHYT

Linh hoạt, sáng tạo tuyên truyền về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

PortalAdv
PortalAdv
PortalAdv
PortalFooter
Phần mềm CMS liên hệ 0903234444